Tâm bình đẳng tức là tâm chân thành.  Bình đẳng nghĩa là không có phân biệt, có phân biệt tức là không bình đẳng.  Có phân biệt tức là có cao thấp, thế thì đâu có bình đẳng.  Nhìn từ hình tướng bên ngoài thì Phật pháp nói có thập pháp giới: Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác, và lục đạo chúng sanh, chuyện này không bình đẳng.  Nhưng đức Phật dạy chúng ta ‘[Chúng] Sanh, Phật bình đẳng’, ý nghĩa này rất thâm sâu.  Từ trên Lý mà nói thì đương nhiên là bình đẳng, thập pháp giới đều từ tự tánh biến hiện ra, tánh tướng nhất như, tánh tướng không hai.  Từ trên Sự mà nói thì có bình đẳng hay không?  Trên Sự vẫn là bình đẳng.  Cái bình đẳng trên Sự chỉ có Phật, Bồ Tát nhìn thấy, phàm phu chúng ta không nhìn thấy.  Tại sao phàm phu không nhìn thấy?  Phàm phu chấp tướng, một khi chấp tướng thì bạn nhìn không thấy, phàm phu trên tướng phân biệt, hư vọng phân biệt!  Tại sao chư Phật, Bồ Tát nhìn thấy?  Vì chư Phật, Bồ Tát không chấp tướng.

Thí dụ người thế gian chúng ta quý trọng nhất là kim cương, hột xoàn, chỉ một viên nhỏ xíu đã rất đắt; thí dụ lấy một viên thủy tinh và một viên kim cương để chung một chỗ, có ai nhìn thấy hai viên này bình đẳng không?  Chỉ có đôi mắt của những đứa bé sơ sinh là bình đẳng.  Tại sao chúng nó bình đẳng?  Chúng nó không có tâm phân biệt, nó nhìn thấy hai viên đều giống nhau, đều đẹp hết!  Ðều là đồ chơi hết.  Tâm của người lớn thì có phân biệt: ‘Ôi chao đây là viên hột xoàn, kia là viên thủy tinh’.  Giá trị của nó sẽ không bình đẳng.  Từ đó có thể biết, không bình đẳng là do vọng tâm sanh ra.  Bạn quan sát kỹ càng những đứa trẻ sơ sinh, bạn cho chúng viên kẹo, chúng nó ăn liền.  Những ‘viên đại tiện’ của chúng nó, nó cũng ăn, mà còn ăn một cách ngon lành.  Tại sao chúng nó đều ăn hết vậy?  Chúng nó không có phân biệt.  [Thế mới biết] không có phân biệt, không có chấp trước là bình đẳng.

Trong nhà Phật, trong các hạnh Bồ Tát có một phương pháp gọi là Anh Nhi Hạnh (hạnh trẻ con [sơ sinh]), hạnh này dạy bạn học theo những đứa trẻ con!  Trẻ con không có phân biệt, không có chấp trước, ngây thơ hồn nhiên, bạn hãy quan sát từ những việc nhỏ nhặt này.  Chư Phật, Bồ Tát không có tâm phân biệt, tuy hiện tượng thập pháp giới có tồn tại nhưng đối với các ngài, thập pháp giới đều bình đẳng cả.  Ðây là như kinh Hoa Nghiêm nói: ‘trong sự sai biệt có bình đẳng quán, trong bình đẳng có sai biệt quán’;  sai biệt và bình đẳng là một, không phải là hai, đây là nhập vào pháp môn bất nhị (không hai).  Khi bạn có thể nhập vào pháp môn không hai thì bạn là Pháp Thân Ðại Sĩ, là Bồ Tát trong Nhất Chân pháp giới.  Tuy bạn hiểu được đạo lý này, nhưng bạn không vào cảnh giới này thì bạn vẫn là Bồ Tát trong thập pháp giới, bạn vẫn chưa vượt thoát khỏi thập pháp giới.  Nhập vào Nhất Chân pháp giới thì vượt khỏi thập pháp giới, công phu chân chánh là ở chỗ này, đây là công phu chân thật, tu hành chân thật! 

Khi quý bạn đọc kinh Hoa Nghiêm đến đoạn năm mươi ba tham vấn, bạn xem 53 vị thiện hữu này, từ hành tích của họ thì không nhìn ra, hình như không khác gì người trong thế gian, công phu [của họ hoàn] toàn dùng trong tâm, giống như trong kinh có nói: ‘Từ bên ngoài mà nhìn thì hình như không có gì, nhưng [họ] đều đang dụng công trong tâm!’  Trong tâm dụng công gì vậy?  Dụng công phu [tập luyện] thanh tịnh, công phu bình đẳng, đây mới gọi là thiệt tinh tấn!  Từ biểu hiện bên ngoài bạn nhìn không ra.  Người không có công phu thì đương nhiên nhìn không ra, nhưng người có công phu thì sẽ nhìn ra.  Người có công phu cao hơn họ nhìn thấy rất rõ ràng; người có công phu bằng họ cũng có thể thấy rõ ràng; những người không bằng họ thì nhìn không ra.  Trên tầng cao có thể nhìn thấy phía dưới, [ngược lại] phía dưới nhìn không thấy trên cao.
 
Phải biết tâm bình đẳng vô cùng quan trọng, nếu tâm bạn không thanh tịnh, bị ô nhiễm, thì nói một cách khác ba ác đạo nhất định bạn sẽ có phần; nếu tâm không bình đẳng thì rất khó thoát ly lục đạo luân hồi.  Trong đề kinh, tại sao đặt thanh tịnh ở hàng thứ nhất, bình đẳng thứ nhì, chánh giác thứ ba?  Vì ô nhiễm [không thanh tịnh] là nghiệp nhân của tam ác đạo, không bình đẳng là nghiệp nhân của tam thiện đạo; không bình đẳng vẫn có thể ở trong tam thiện đạo, nghiệp chướng của nó không nặng lắm.  Không giác thì sao?  Không thể ra khỏi thập pháp giới.  Cho nên chánh giác được đặt ở sau chót.  Chánh giác nói ở đây không phải chánh giác của A La Hán chứng đắc mà là Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác, là cảnh giới của Phật, trong kinh điển nói đến cảnh giới này rất nhiều, bạn phải xem kỹ ý nghĩa của nó.
 
Trích từ: Niệm Phật Tâm Ðịa Công Phu
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 48 Pháp Niệm Phật, Sa Môn Thích Tịnh Lạc Tải Về
2 Niệm Phật Thành Phật, Hòa Thượng Thích Phước Nhơn Tải Về
3 Niệm Phật Vô Tướng, Cư Sĩ Hạnh Cơ Tải Về
4 Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ Tải Về
5 Niệm Phật Tam Muội Bửu Vương Luận, Tịnh Sĩ Tải Về
6 Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương Luận, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về
7 Niệm Phật Cảnh, Hòa Thượng Thích Minh Thành Tải Về
8 Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật, Thích Nguyên Anh Tải Về
9 Niệm Phật Nhất Định Được Vãng Sanh, Hòa Thượng Thích Giác Qủa Tải Về
10 Niệm Phật Tứ Đại Yếu Quyết, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
11 Ý Nghĩa Chân Thật Của Bổn Nguyện Niệm Phật, Cư Sĩ Diệu Âm Tải Về

Niệm Phật Đối Trị Vọng Tưởng
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Phá Vọng Hiển Chơn
Đại Sư Linh Phong Ngẫu Ích Trí Húc

Niệm Phật Phá Vọng
Đại Sư Linh Phong Ngẫu Ích Trí Húc