Hỏi: Kinh A Di Đà nói: "Hoặc đã sanh, hoặc hiện sanh, hoặc sẽ sanh, ở trước khuyên niệm Phật vãng sanh, không biết hiện nay đã vãng sanh nhiều ít?

Đáp: Căn cứ vào kinh Tịnh Độ nói: "Ở thế giới Ta Bà đã có 67 ức Bồ Tát Bất Thối, niệm Phật A Di Đà, vãng sanh các quốc độ khác lại cũng như thế. Những người vãng sanh này nhiều vô lượng vô biên”. Kinh Hoa Nghiêm nói: "Tỳ kheo Đức Vân niệm Phật A Di Đà vãng sanh Tịnh Độ." Kinh A Di Đà nói: "A Nan và Xá Lợi Phật, các Tỳ kheo trong hội, nghe Phật nói hoan hỉ tin nhận vâng làm liền được vãng sanh." Kinh Quán Vô Lượng Thọ nói: "Bà Vi Đề Hy cùng 500 thị nữ niệm Phật A Di Đà được vãng sanh về Tịnh Độ." Chẳng phải chỉ có Bồ tát, Thanh văn vãng sanh, mà gần đây ở Bắc đô và Tây đô (Trung Quốc) có Thiền Sư Đạo Xước, Luật sư Thiện Đạo, Pháp sư Hoài Cảnh, Hòa Thượng Đại Hạnh và có hơn một trăm vị Tăng ở Pháp hội, niệm Phật A Di Đà nguyện vãng sanh Tịnh Độ. Chẳng phải chỉ có Tăng vãng sanh, mà Ni sư, bạch y nam nữ niệm Phật A Di Đà, khi lâm chung được thoại ứng vãng sanh Tịnh độ nhiều không thể kể xiết, ở Thánh Hiền Lục và Vãng Sanh Truyện có ghi rõ. Như thế, pháp môn Niệm Phật là pháp môn Chư Bồ Tát, Nhị thừa, phàm phu Tăng Tục nam nữ cùng nhau thực hành vãng sanh Cực Lạc.

So sánh việc Trì Trai và làm Phước

Hỏi: Người niệm Phật phải trì trai không?

Đáp: Phải. Niệm Phật cũng cần phải trì trai. Hòa Thượng Đại Hạnh từ nhỏ đến già trì trai không khuyết.

Hỏi: Trì trai được bao nhiêu công đức?

Đáp: Kinh Đại Vân Mật Tạng nói: "Trì trai có năm thời: giờ dần trì trai được 8 muôn 4 ngàn ức năm lương thực, giờ mẹo trì trai được 8 muôn ức năm lương thực, giờ thìn trì trai được 6 muôn ức năm lương thực, giờ tỵ trì trai được 4 muôn ức năm lương thực, giờ ngọ trì trai được năm trăm ngày lương thực. Sau giờ ngọ không thành trai, mắc tội không được 1 phần công đức. Nói lương thực dư là nói dùng không cùng tận. Đời này có đủ y áo vật thực đều do đời quá khứ trì trai mà được. Hòa Thượng Đại Hạnh nói: "Người niệm Phật cần phải trì trai. Như 1 ngày được dư lương thực còn không thể nghĩ bàn huống là 10 năm, trăm năm thì phước đức không thể nghĩ bàn. Vì vậy, người niệm Phật cần phải trì trai.
 

Nghi và bài báng niệm Phật mắc tội nặng

Hỏi: Khen ngợi niệm Phật có bao nhiêu công đức, bài báng niệm Phật có bao nhiêu tội?

Đáp: Kinh Tạp Tập nói: "Một lần chê bai, bài báng người niệm Phật bị muôn kiếp đọa vào địa ngục Nê Lê. Một lần khen ngợi người niệm Phật diệt được trăm kiếp tội cực trọng". Hòa Thượng Đại Hạnh nói: "Người không chí tâm niệm Phật lại chê báng Phật Pháp, bị đọa vào Địa Ngục A Tỳ, nhận các điều khổ, không có ngày ra."

Hỏi: Trong A Tỳ Địa Ngục có những hình cụ gì?

Đáp: Kinh Quán Phật Tam Muội nói: “Địa Ngục A Tỳ ngang dọc rộng đến 8 muôn bốn ngàn do tuần, bảy lớp thành sắt, 7 lớp lưới sắt, 7 lớp tràng sắt, 8 muôn bốn ngàn rừng gươm, 8 muôn bốn ngàn chảo dầu sôi, chó đồng, rắn sắt, chim sắt đầy khắp trong ngục. Một người vào ngục đều thấy mình đầy ngục, nhiều người vào trong cũng không thấy có kẻ hở. Ngục này chịu khổ rất dài, không có ngày ra, không có kẻ hở trong lúc hành hình suốt 8 muôn Đại kiếp. Sau đó mới ra khỏi lại bị đọa vào súc sanh do bài báng pháp Niệm Phật nên đọa vào trong địa ngục chịu khổ không có xen hở. Nếu không hồi tâm niệm Phật không nhờ đâu mà ra khỏi. Nếu người chí tâm niệm Phật thì các tội vô gián liền bị tiêu diệt.

Kinh Pháp Hoa nói: "Thấy có người đọc tụng kinh này, khinh chê ghen ghét sân hận trong lòng liền bị đọa vào địa ngục vô gián". Huống chi chê pháp Niệm Phật, người ấy còn nặng hơn người khinh chê người chép đọc tụng kinh kia hơn muôn vạn bội phần. Vì vậy, Hòa Thượng Đại Hạnh dạy: Khi niệm Phật phải luôn luôn nhẫn nhục, dù có bị đánh mắng cũng không oán hờn vì sợ chi ác thêm tội báo cho người kia. Kinh Di Giáo nói: "Giặc cướp công sức không gì hơn lòng sân nhuế, nó là lửa dữ, cần phải phòng bị, không cho nó xâm nhập vào. Lửa dữ có thể đốt cháy hết vật quý báu ở thế gian, còn lửa sân thiêu hết thất thánh tài, cho nên người niệm Phật cần phải nhẫn nhục."

Kinh Hoa Nghiêm nói: "Lòng sân khởi một niệm trăm vạn cửa chướng mở ra." Quán kinh cũng nói: "Khen ngợi tốt của người khác tự mình được công đức, dùng lời nói hung ác mắng người xấu, tự mình chịu tội báo." Vì sao biết được? Trong Báo Ân Kinh nói: "Sa Di Huân Đề vì mắng một vị Thượng Tọa tiếng nói như chó sủa. Sa Di Huân Đề do một lời nói ác đó, trong 500 đời thường làm thân chó." Nên biết mắng người, mình tự bị tội. Kinh A Hàm nói: "Có một người khen ngợi sự thắng diệu thiện sự của người tu đạo, trong 500 đời thường được tướng mạo tốt đẹp đoan chính, hơi miệng thường có mùi thơm trong sạch như Ưu Bát La hoa, dù nghịch gió đến 40 dặm vẫn còn nghe hương." Nên biết, khen ngợi người khác đều được quả báo tốt, người niệm Phật cần nên khen ngợi việc tốt của người. Kinh Pháp Hoa nói: "Không nên nói tốt xấu, ngắn dài của người khác, chỉ chuyên niệm Phật mau sanh tịnh độ, thoát khỏi trầm luân."

Trích từ: Niệm Phật Kính Tuyển tập: Đại Sư Đạo Cảnh và Đại Sư Thiện Đạo
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 48 Pháp Niệm Phật, Sa Môn Thích Tịnh Lạc Tải Về
2 Niệm Phật Thành Phật, Hòa Thượng Thích Phước Nhơn Tải Về
3 Niệm Phật Vô Tướng, Cư Sĩ Hạnh Cơ Tải Về
4 Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ Tải Về
5 Niệm Phật Tam Muội Bửu Vương Luận, Tịnh Sĩ Tải Về
6 Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương Luận, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về
7 Niệm Phật Cảnh, Hòa Thượng Thích Minh Thành Tải Về
8 Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật, Thích Nguyên Anh Tải Về
9 Niệm Phật Nhất Định Được Vãng Sanh, Hòa Thượng Thích Giác Qủa Tải Về
10 Niệm Phật Tứ Đại Yếu Quyết, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
11 Ý Nghĩa Chân Thật Của Bổn Nguyện Niệm Phật, Cư Sĩ Diệu Âm Tải Về

Đới Ngiệp Vãng Sanh
Lão Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam

Vãng Sanh
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Vãng Sanh Tây Phương
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Lược Thuật Chư Tổ Vãng Sanh
Đại Sư Linh Phong Ngẫu Ích Trí Húc

Hồi Hướng Khuyên Cầu Vãng Sanh
Đại Sư Linh Phong Ngẫu Ích Trí Húc