Home > Khai Thị Niệm Phật > Tam-Phap-An
Tam Pháp Ấn
Cư Sĩ Huỳnh Lão | Sa Môn Thích Viên Giáo, Việt Dịch


Tam pháp ấn, là Đức Phật từ vấn đề: sanh, lão, bệnh, tử, hiện thực đời người, nghiên cứu ra kết quả, xét nét ra chân lý, chân lý hiện thực từ quan sát mà có; chân lý này tức là: chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, Niết bàn tịch tịnh. Đây là nhân “tất cả hành khổ” có thể được bao quát ở trong “chư hành vô thường”; nhưng vì chư hành vô thường rốt cuộc sẽ phát sinh lý do đau khổ.

Pháp ấn tức là: “ấn chứng chân lý” cũng tức là “tiêu chí của Phật pháp”

CHƯ HÀNH VÔ THƯỜNG; “Hành” của chư hành là ý chỉ “hiện tượng” sanh diệt biến hóa. Chư hành vô thường là nói tất cả pháp thế gian sanh, trụ, dị, diệt, sát na không trụ. Việc mà quá khứ có, hiện tại khởi lên rồi biến khác; hiện tại có thì tương lai chung quy huyễn diệt. Tất cả việc này đều thuộc vô thường. Chỗ có tất cả hiện tượng đều là đổi dời không dứt, không có hằng hữu bất biến, xét cho cùng phải sinh diệt, hưng suy thôi! Việc này ở trong sinh hoạt thường ngày, chư vị đều có thể kinh nghiệm được, cho nên bất tất phải chứng minh mà tự rõ, Phật pháp tức là từ sự thật “tự rõ” này mà xuất phát ra.

Do nơi vô thường, con người sẽ sanh, lão, bệnh, tử hoặc dẫn đến sự biến động sự vật mà hóa xấu; nhưng cũng nhân nơi vô thường, sự vật cũng có hiện tượng chuyển tốt, ví dụ như người nghèo biến thành kẻ giàu, người yếu biến thành kẻ mạnh mẽ, người ngu biến thành người hiền, người mê khổ đạt được niềm vui tịnh ngộ, đây đều là vô thường của thế gian. Nhưng vô thường trong Phật pháp chỉ là biến diệt, mà không phải là đoạn diệt. Món biến diệt này là trước diệt sau sinh, nối nhau không dứt. Mà tình huống sinh diệt thay thế, tương tục không dừng, tức là chân lý trong nhân sinh và trong vũ trụ, tất cả hiện tượng.

CHƯ PHÁP VÔ NGÃ, chữ “pháp” ở trong chư pháp là ý chỉ sự vật tồn tại. Mà “ngã” của vô ngã là ý “thật thể vĩnh viễn bất biến”. Chư pháp vô ngã là nói tất cả sự vật tồn tại đều không có thật thể vĩnh cửu bất biến, sự vật thế gian có hiện tượng tồn tại, đều là nhân duyên hòa hợp mà có, rồi đến lúc nhân duyên ly tán, thì lại tiêu mất không sót lại, cũng không có thật thể thường trụ bất hoại.

Muôn pháp thế gian, trên thời gian mà xét, thì sanh, trụ, dị, diệt, sát na chẳng thấy được, tìm không ra vĩnh hằng và thường trụ; nơi không gian mà nhìn, pháp nhân duyên được sinh, nhờ các duyên hòa hợp mà thành, muôn vật không chân thật, cũng không có “ngã” chân thật.

Đứng trên Phật pháp mà nói, chỗ gọi là NGÃ, chỉ là cái thể hòa hợp của: địa, thủy, hỏa, phong – Năm uẩn là: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Đại thể mà nói, chỗ gọi là Ngã, chẳng ra ngoài hai phần là tinh thần và nhục thể. Mà ngã con người chấp trước đó, cũng tức là lấy cái giả tướng tinh thần và nhục thể này làm Ngã. Nhưng chín chắn mà phân tích, ở trong giả tướng này, rốt cuộc thì tinh thần là Ngã ư, hay nhục thể là Ngã?

Ngã chơn chánh, chỉ là chơn như Phật tánh của chúng ta, nhưng chơn như Phật tánh này bị vọng tưởng chấp trước ngăn che, rồi chấp trước cái tướng giả hợp của năm uẩn này làm Ngã. Mà tướng giả hợp của năm uẩn này, không thể thường trụ, không có tự thể, cho nên đối với bốn đại, năm uẩn mà cầu Ngã ở trong đó, rốt cuộc chẳng thể có được.

Vô ngã cùng với không, không tánh, vô, là đồng nghĩa ngữ, chư vị lúc đọc tụng kinh điển Phật giáo, nghìn vạn chẳng nên đem “không” cùng với “vô” mà giải thích là hư vô, mà nên lấy quan niệm của “vô ngã” để mà tư duy về nó.

Chư hành vô thường, mọi người đều rất dễ tiếp thọ; nhưng chư pháp vô ngã thì là mọi người không thừa nhận, mà là học thuyết riêng có của Phật pháp. Mọi người cho là tất cả sự vật, đều có bản thể vĩnh cửu tồn tại, đây tức là “bản thể luận”; Phật pháp không bàn về bản thể luận, nhân vì vô ích đối với tu hành giải thoát, cho nên đối với loại vấn đề này nói là “vô ký” (không nhân duyên có thể nói).

NIẾT BÀN TỊCH TỊNH, Niết bàn ý chỉ “sự suy diệt” hoặc là “trạng thái suy diệt” tức là thổi tan diệt đi lửa phiền não. Chỗ gọi là Niết bàn tịch tịnh, tức là đạt đến cảnh địa lý tưởng không khổ, an ổn và tự tại.

Chúng sanh vì lý do ngã chấp, khởi hoặc tạo nghiệp, nhân nơi nghiệp mà thọ báo, cho nên ngã chấp là cái gốc của sinh tử lưu chuyển. Nếu không có ngã chấp thì hoặc nghiệp không khởi, ngay sau đó có thể hiểu chân chánh thật tướng các pháp, tất cả tức là Niết bàn tịch tịnh.

“Chư hành vô thường”, “chư pháp vô ngã”, hai pháp ấn đó là ấn chứng tất cả pháp hữu vi của thế gian đều là pháp sinh diệt. Pháp ấn “Niết bàn tịch tịnh” là ấn chứng pháp vô vi của xuất thế gian, đó là pháp bất sinh bất diệt.

Kinh Sách Liên Quan

 
1.    48 Pháp Niệm Phật, Cư Sĩ Giang Đô Trịnh Vĩ Am | Sa Môn Thích Tịnh Lạc, Việt Dịch
2.    Bốn Chúng Vãng Sanh, Chúc Đức, Việt Dịch
3.    Cảm Ứng Thiên Vựng Biên, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa, Việt Dịch
4.    Chánh Hạnh Niệm Phật Vãng Sanh, Pháp Nhiên Thượng Nhân | Thượng Tọa Thích Nguyên Chơn, Việt Dịch
5.    Đường Về Cực Lạc, Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh
6.    Hương Quê Cực Lạc, Thích Như Sầm | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch
7.    Hương Thơm Niệm Phật, Thượng Tọa Thích Phổ Huân
8.    Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật, Pháp Sư Viên Anh | Thích Nguyên Anh, Việt Dịch
9.    Những Truyện Cảm Ửng Về Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm, Lão Cư Sĩ Định Huệ | Diệu Tuyền, Việt Dịch
10.    Những Truyện Tích Triết Lý, Hòa Thượng Thích Hồng Tại (Đoàn Trung Còn), Việt Dịch
11.    Niệm Phật Căn Bản Cho Người Tại Gia, Thiện Phúc
12.    Niệm Phật Cảnh, Sa Môn Đạo Cảnh và Thiện Đạo Đại Sư | Hòa Thượng Thích Minh Thành, Việt Dịch
13.    Niệm Phật Chỉ Nam, Mao Dịch Viên | Hòa Thượng Thích Minh Thành, Việt Dịch
14.    Niệm Phật Chuyển Hóa Tế Bào Ung Thư, Pháp Sư Đạo Chứng | Thích Minh Quang, Việt Dịch
15.    Niệm Phật Dẫn Đi Khỏi Luân Hồi, Lý Lâm Qúy | Mạt Nhân Đạo Quang, Việt Dịch
16.    Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ
17.    Niệm Phật Kiếm, Đời Dao Tần, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập | Cư Sĩ Nguyễn Xuân Chiến, Việt Dịch
18.    Niệm Phật Kính, Đại Sư Thiện Đạo Đời Đường | Hòa Thượng Thích Hồng Nhơn, Việt Dịch
19.    Niệm Phật Luận, Pháp Sư Đàm Hư | Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa, Việt Dịch
20.    Niệm Phật Nhất Định Được Vãng Sanh, Pháp Sư Huệ Tịnh | Hòa Thượng Thích Giác Qủa, Việt Dịch