Skip Navigation LinksHome > Pháp Bảo > Khai Thị Phật Học > Con-Khi-Sap-Bi-Giet-Duoc-Chuoc-Mang-Biet-Lay-Phat

Con Khỉ Sắp Bị Giết Được Chuộc Mạng Biết Lạy Phật
Cư Sĩ Lâm Khán Trị | Dịch Giả :Sa Môn Thich Hoằng Chí

Trên đây đã nói kỳ tích của cư sĩ A Minh, lúc lâm chung nhờ Phật phóng quang tiếp dẫn vãng sanh, có thể chứng minh tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, chúng sanh nếu chịu vâng làm theo lời dạy, tinh tấn không có giải đãi, thì có thể thành tựu được đạo nghiệp, nhưng cái điều quan trọng nhất còn cần phải có sự trợ duyên của thiện tri thức. Huynh A Minh nếu chẳng có sự dẫn dắt của cô Chơn và cô Phụng, khiến không mất chánh niệm, chưa chắc có thể vãng sanh. Do đây có thể thấy thiện tri thức là điều quan trọng vô cùng.

Nói đến hai chị em cô Chơn và cô Phụng, chẳng những từ bi thân thiết đối với loài người, ngay đối với loài động vật không chân, bốn chân… cho đến các loại quỷ, cô hồn, đều có thể phương tiện khéo léo giúp cho, tế độ. Dưới đây sẽ cử ra vài chuyện để làm chứng minh.

Vào một ngày hôm trước tiết Đông chí sáu năm trước, cô Chơn đang ở bên chợ, nhìn thấy một đám người đông vây quanh, trong đó có người lớn tiếng rao: “Thịt khỉ là món ăn bổ nhất cho tối nay, mời tất cả nhanh chóng đến mua, thịt mới làm, rất tươi ngon đây!”, những người bên ngoài nhìn xem nhiều người nói “tội nghiệp”. Lòng từ bi của cô Chơn tự nhiên phát khởi, nhìn vào chỉ thấy ở trong lồng dây kẽm có bốn con khỉ, ba con đã bị chế nước sôi lên trên mình, tự nó vừa vuột lông vừa kêu khóc, kêu khóc đến rất là thê thảm! Lông nó bị tự nó vuột ra hết rồi vẫn còn chưa chết, người bán thịt khỉ kia bèn dùng con dao nhọn bén đâm vào cổ con khỉ, máu tươi phún ra, trong chớp mắt anh ta chặt ra từng miếng, từng miếng, mọi người tranh nhau mua.

Nhìn lại lần nữa con khỉ chưa chịu tội kia, chính mắt nhìn thấy đồng bọn chết thê thảm như thế, nó hãi sợ đến nỗi hai tay ôm đầu, “chít chít” kêu thảm, bộ dạng như đang cầu người giải cứu. Cô Chơn mắt nhìn thấy cảnh này, cảm thấy tàn nhẫn thái quá, liền hỏi người chủ con khỉ: “Cái con còn sống kia cần bán bao nhiêu tiền? Tôi muốn mua để phóng sinh”, người kia nói: “Một trăm đồng, do vì cô muốn mua để phóng sinh, tính rẻ một chút, nửa giá tiền, 50 đồng bán cho cô được rồi”. Cô Chơn liền móc ra 50 đồng đưa cho anh ta, dùng một sợi dây bện bằng cỏ cột nó lại, bỏ lên phía sau xe đạp của mình để chở nó về nhà. Người bán khỉ kia liền nói “Con khỉ này hung dữ lắm, vừa mạnh vừa dữ, cô phải dùng một sợi dây xích, chớ dùng dây cỏ bện này nó sẽ chạy mất”. Không ngờ con khỉ này không còn sợ hãi gì hết, nó ngồi trên baga phía sau xe rất là ngoan. Cô Chơn nói với khỉ rằng: “Khỉ à, mày kiếp trước không có tu, mới đọa lạc vào loài súc sanh, súc sanh thì khó tránh khỏi cái chết thảm máu rơi thịt nát! Mục đích tao cứu mày là muốn mày lìa khổ được vui, mày phải ngoan ngoãn theo tao lên núi, để quy y Tam Bảo”.

Cô Phụng là một sư phụ xuất gia giới hạnh trang nghiêm, nghe nói chị giải cứu một con khỉ, rất là hoan hỉ. Lập tức đốt đèn thắp hương lên, quy y Tam Bảo cho nó, đặt tên là Ngộ Không, mở dây ra cho nó và dạy nó cách lạy năm vóc sát đất, để cho nó được tự do tự tại, chạy đi cũng được, không chạy thì nuôi cũng được. Ai ngờ khỉ dầu súc sanh, lại biết ân báo ân, không có chạy vào rừng sâu sống nữa, mỗi ngày lúc thời khóa sớm tối đều đi theo chủ nhân, lạy Phật năm vóc sát đất, khi người ta niệm Phật trong miệng nó cũng lẩm bẩm như có nói và niệm theo “Phật, Phật, Phật…” không ngừng. Khóa tụng xong, nó đều nhất định đến vườn trái cây, leo lên một cây cao nhất, nhìn khắp bốn phía coi có ai đến trộm trái cây không? Nếu như bị nó nhìn thấy, nó liền chạy đến nắm chặt, làm dữ không có buông, mãi đến khi ăn trộm bỏ trái cây xuống nó mới buông ra. Ngộ Không hằng ngày đều đi canh gác như vậy mấy lần.

Có một hôm ba mẹ con (cô Chơn, mẹ và em gái) đi làm cỏ trong vườn, bỗng nhiên nghe tiếng khánh tiếng mõ vang lên không ngớt, ba người cảm thấy rất kỳ lạ, cho là có khách từ xa lại, cho nên đánh mõ đánh khánh lên để gọi người về nhà, ba người liền nhanh chóng về nhà để xem, không ngờ là Ngộ Không đang ngồi ngay ngắn trên bàn Phật, một tay cầm dùi khánh, một tay cầm dùi mỏ, đánh qua đánh lại, đang đánh rất hăng, chủ nhân vừa giận vừa mắc cười kêu lên một tiếng “Ngộ Không xuống đây quỳ hương”. Ngộ Không lập tức nhảy xuống quỳ trên đất. Cô Chơn đốt một cây nhang, bảo Ngộ Không cầm lấy nói với nó: “Ngộâ Không, bây giờ phạt mày quỳ hương, do vì mày ngồi trên bàn Phật, vậy là vô lễ với Phật, nhất định phải sám hối với Phật, từ đây về sau không được ngồi trên bàn Phật, đánh những pháp khí lung tung. Chờ cây nhang này cháy hết mới được đứng dậy”. Ngộ Không nghe lời, quỳ mãi đến cây nhang cháy hết mới đứng dậy. Nhưng chưa được mấy ngày, lúc các chủ nhơn đến làm cỏ trong vườn lại nghe tiếng đánh chuông, mọi người vừa nghe liền biết là Ngộ Không lại nghịch phá, về nhà xem thì thấy Ngộ Không đứng trên ghế, một tay đánh chuông, một tay đánh trống. Lần này chủ nhơn kêu cũng không xuống, trong miệng của Ngộ Không kêu khẹt khẹt bày tỏ cái dáng bộ rất bất mãn, ý muốn nói: tôi lần trước ngồi trên bàn Phật đánh mõ đánh khánh, mấy người nói là không được, không có cung kính đối với Phật, bây giờ tôi ngồi trên ghế đánh chuông trống, lẽ nào cũng không được? Cô Chơn hiểu tâm lý của nó, liền lại nói với nó rằng: “Ngộ Không, mày hôm nay vẫn là phạm tội bất kính, đây là những pháp khí ở trước Phật là những thứ không thể đánh lung tung bậy bạ được, về sau không cho mày đánh một thứ pháp khí nào nữa. Lại đây! Lại đây quỳ hương tiếp!”. Nhưng lần này quỳ không bao lâu, nó liền bẻ gãy cây nhang rồi đứng dậy bỏ đi.

Chúng sanh từ vô lượng kiếp lại đây, điều khó tiêu trừ nhất là tập khí tham muốn, Ngộ Không cũng thế, mắt nhìn thấy những trái bắp trên ruộng của nhà hàng xóm (tục gọi là lúa nước phiên), từng cây từng cây lúc chín quằn xuống ba thước (thước Tàu), đợi buổi trưa lúc người ta nghỉ, qua hái bắp của người ta lặt ra từng hột từng hột, có trái chín rồi, có trái chưa chín, rải đầy đất khiến cho người ta cười dở khóc dở, nhưng mà bắp Ngộ Không hái đi cũng chỉ có hai trái. Cô Chơn vì việc này phải xin lỗi nhà hàng xóm và bồi thường tổn thất cho người ta. Cô Chơn rất là thông cảm cho Ngộ Không, nhưng cũng phải lên lớp dạy bảo cho nó một trận đàng hoàng.

Lại có một lần Ngộ Không nghịch phá đến mức quá lớn làm cho người ta ai nấy thấp thỏm không yên, sợ đến mức toát mồ hôi lạnh cả người! Nguyên là nhà của cô Chơn và của hàng xóm đều là nhà tranh, có một hôm Ngộ Không lấy được một cái hộp quẹt cây, nó phóc lên trên giữa nóc nhà, mở hộp quẹt ra, quẹt lên một cây, nhìn thấy ngọn lửa, dùng miệng thổi lửa nó rất là khoái, quẹt từng cây, từng cây như thế rồi dùng miệng thổi, nó chơi rất là thích thú, nhưng lại khiến cho người ta nhìn thấy ai nấy đều thót tim hết, cô Chơn và cô Phụng kêu thế nào nó cũng không xuống, mãi đến khi nó quẹt hết hộp quẹt mới thôi. Nhưng hành vi nghịch lửa lần này của Ngộ Không do vì cái tính nguy hiểm quá lớn, khiến cho bà con hàng xóm rất là bất mãn, không trừ nó đi không được, việc này khiến cho chủ nhơn rất là mệt óc, không biết như thế nào mới tốt (?)

Chị em cô Chơn nghĩ tới nghĩ lui: muốn thả nó vào rừng sâu, nhưng mà nghĩ nhớ nó đã trồng sâu căn lành, biết lạy Phật với năm vóc sát đất, còn biết kêu sư phụ, lại ăn chay, có một lần người ta cầm đồ ăn mặn đưa cho nó ăn, nó cầm lấy dùng mũi ngửi ngửi, liền quăng đi không ăn. Do những việc này nên không nỡ đuổi nó vào rừng sâu, bèn nhớ đến sư phụ ở Vụ Phong, chi bằng dẫn nó đi gởi cho sư phụ, hay là tặng cho sư phụ luôn cũng được. Thế là liền mua một sợi dây xích dài, đưa Ngộ Không đi đến đó, cột nó dưới cây trước cửa. Nào ngờ Ngộ Không không chịu như thế, trọn dùng tuyệt thực để bày tỏ phản kháng, ngày ba bữa không ăn bất cứ thứ gì, suốt ngày chỉ kêu khóc không nghỉ. Cô Chơn đã rời Ngộ Không bảy, tám ngày, cho là Ngô Không đã thay đổi được hoàn cảnh mới, chắc đã quen rồi, liền nhín chút thời gian rảnh đi thăm nó, Ngộ Không vừa nhìn thấy chủ nhơn, liền nắm chặt không buông, chết cũng không chịu rời, cô Chơn mắt nhìn thấy Ngộ Không ốm đói quá như thế, cuối cùng không nỡ lòng để Ngộ Không tiếp tục ở lại đó, lúc sắp dắt nó về núi, cô Chơn bèn nói với nó rằng: “Mày ở đây làm huyên náo các thầy, bây giờ sắp về nhà, mày phải đến đảnh lễ các thầy cám ơn”. Nói cũng kỳ lạ! Ngộ Không thật là có linh tánh, và biết phân biệt ai là trụ trì, ai là đương gia, nó tự chạy đến trước thầy trụ trì, trước hành lễ năm vóc sát đất, đảnh lễ ba lạy, rồi chạy đến trước thầy đương gia cũng hành lễ năm vóc sát đất, đảnh lễ một lạy, còn các thầy khác thì nó chỉ bắt tay, không có lạy năm vóc sát đất nữa. Ngộ Không rốt cuộc lại do cô Chơn dùng xe đạp chở về nhà, đi được nửa đường, tự nó nhảy phóc xuống, chạy về nhà. Cô Chơn về đến nhà thì thấy Ngộ Không đã bưng nồi cơm đặt xuống đất rồi, và nó đang ngồi đó bốc cơm dư trong nồi của buổi trưa ăn sắp hết rồi. Ngộ Không trải qua bài học lần này, dù cho lúc chủ nhơn đi ra ngoài không có ở nhà, cũng không còn nghịch phá tổn hại đến người khác, càng không dám nghịch lửa nữa!…

Trích từ: Những Truyện Niệm Phật Cảm Ứng Mắt Thấy Tai Nghe
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 48 Pháp Niệm Phật, Sa Môn Thích Tịnh Lạc Tải Về
2 Niệm Phật Thành Phật, Hòa Thượng Thích Phước Nhơn Tải Về
3 Niệm Phật Vô Tướng, Cư Sĩ Hạnh Cơ Tải Về
4 Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ Tải Về
5 Niệm Phật Luận, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
6 Cảm Ứng Thiên Vựng Biên, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
7 Niệm Phật Tam Muội Bửu Vương Luận, Tịnh Sĩ Tải Về
8 Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương Luận, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về
9 Niệm Phật Cảnh, Hòa Thượng Thích Minh Thành Tải Về
10 Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật, Thích Nguyên Anh Tải Về
11 Niệm Phật Nhất Định Được Vãng Sanh, Hòa Thượng Thích Giác Qủa Tải Về
12 Niệm Phật Tứ Đại Yếu Quyết, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
13 Ý Nghĩa Chân Thật Của Bổn Nguyện Niệm Phật, Cư Sĩ Diệu Âm Tải Về
14 Những Truyện Tích Triết Lý, Cư Sĩ Đoàn Trung Còn Tải Về
15 Niệm Phật Thành Phật, Cư Sĩ Diệu Âm Tải Về

Chim Cù Cáp
Cư Sĩ Bành Tế Thanh

Chim Anh Võ
Cư Sĩ Bành Tế Thanh

Con Gà Biết Niệm Phật
Đại Lão Hòa Thượng Hư Vân