Home > Khai Thị Phật Học > Ngoi-Thien-Thi-Ai-Danh-Ai-
Ngồi Thiền Thì Ai Đánh Ai ?
Hòa Thượng Thích Tuyên Hóa | Tỳ Kheo Thích Minh Định, Việt Dịch


"Ðả", nghĩa là đánh, "Tọa", nghĩa là ngồi. Vậy "đả tọa" nghĩa là ngồi đánh. Vậy thì ai đánh ai? Tức là mình đánh mình. Ðánh như thế nào? Chúng ta ngồi thiền không ngay thẳng, hoặc nghiêng bên đông, nghiêng bên tây, ưỡn về phía trước, ngã về phía sau, ngồi không vững. Nhưng lúc này phải cố gắng làm chủ được thân mình, nghĩa là phải kêu nó ngồi cho vững, nó không muốn ngồi vững, bạn cũng phải quản nó, cũng giống như đánh nó; tức là khiến cho tâm không chạy rong bên ngoài. Khi tâm chạy đi, bạn phải thu nói lại, đây cũng giống như bị người đánh, thật là khổ sở vô cùng. Do đó ngồi thiền trước tiên phải nếm cái khổ, khổ này không phải to tát gì mà chịu không được, thực ra thì lưng ê và chân đau. Do đó "Ðả tọa" căn cứ theo tên mà suy ra, nghĩa của nó chẳng tốt lành gì. Nhưng nếu bạn không ngồi thiền, thì vĩnh viễn không bao giờ khai ngộ.

Cho nên:

"Không chịu một phen lạnh thấu xương Sao đặng hoa mai thơm ngát mũi".

Trên đất Mỹ, ai ai cũng đều nói tự do, trẻ em mặc kệ, không có người quản lý. Nhưng đây là hiểu lầm chữ tự do. Nếu bạn không chăm sóc dạy dỗ trẻ em, thì chúng nó không giữ quy cụ. Nhưng trong đó có đứa phát triển tốt, nhưng cũng có lắm đứa không tốt. Cho đến hút sách, giết người, đốt nhà, không có chuyện gì mà chúng làm không được. Ðây đều do hiểu lầm hai chữ tự do. Cha mẹ sinh con mà không dạy, giống như cây con, nếu không chăm sóc, thì cây đó chỉ dùng làm củi đốt, không dùng được vào việc gì. Nếu như cắt tỉa cành lá, chăm sóc chu đáo, thì cây đó tương lai thành hữu dụng, có thể dùng làm lầu cao nhà lớn, cho nên việc trẻ em, phải chăm sóc dạy dỗ, phải hướng dẫn chúng đi trên con đường chánh, bằng không thì bậc cha mẹ, hoàn toàn chịu trách nhiệm. Quản lý trẻ con thì như thế. Thân chúng ta cũng có trẻ con, tức là "tâm", rất ấu trĩ như trẻ con, tâm này lúc thì trên trời, lúc dưới đất, lúc nghĩ tốt, lúc nghĩ xấu. Tham thiền thì phải từ chỗ này mà hạ thủ, không nghĩ thiện, không nghĩ ác thì tâm ngu si vọng tưởng, cuồng tâm dã tính thu hồi lại. Làm thế nào để thu hồi lại?

Không tranh: Tâm tranh tuy mỗi người đều có, không thể tránh khỏi, nhưng phải làm cho giảm bớt.

Không tham: Không nên tham tài, sắc, vì chúng làm mê mà không ngộ.

Không cầu: Ðừng hướng ngoại truy cầu.

Không ích kỷ: Ích kỷ là nguyên nhân của mọi phiền não. Nếu mọi người không ích kỷ, thì thiên hạ thái bình, tiêu trừ tai nạn, chiến tranh. Người tu đạo không nên tồn tại tâm ích kỷ, tuy nhiên không thể lập tức hoàn toàn không còn, nhưng cố gắng trừ khử.

Không tự lợi: Ngồi thiền không phải là tự lợi chăng? Có thể nói là tự lợi, nhưng cũng là lợi tha. Chúng ta làm tốt như vậy, thì sẽ ảnh hưởng người khác cũng làm theo. Vì sao thế giới không tốt? Vì tôi chưa tốt. Nếu tôi tốt, thì mọi người cũng tốt. Ðây là những điều kiện thiết yếu để ngồi thiền, trước phải nhận thức rõ ràng. Giả sử nói về sự diệu dụng của việc ngồi thiền, thì nói cũng không thể hết được. Giả sử muốn nói về sự tai hại của việc ngồi thiền, thì nói cũng không hết. Vì đây là pháp tương đối. Sao lại nói có tốt, có xấu? Giống như chúng ta ban ngày làm việc thiện, lợi mình, lợi người, đêm ngủ thì cái gì cũng không biết. Chỗ tốt của sự ngồi thiền, như người làm việc ban ngày, lợi mình, lợi người, nếu ngồi không tốt, thì giống như ngủ ban đêm, gì cũng không làm được.

Nếu như ngồi thiền đạt được chỗ diệu dụng, thì khiến thân tâm an lạc, mở đại trí huệ. Chỗ bất lợi như lưng thì ê, chân thì đau. Cho nên có câu:

"Nếu người tĩnh tọa trong khoảnh khắc Hơn tạo Hằng sa tháp bảy báu".

Nếu có thể ngồi thiền trong chốc lát, thời gian rất ngắn, thì công đức còn hơn bạn tạo tháp bảy báu nhiều như cát sông Hằng. Tại sao? Vì bạn ngồi thiền thì tạo ông Phật thiệt, không phải là vật có hình tướng bên ngoài. Phật thiệt thì không hình tướng, tức là pháp thân huệ mạng, có thể trở về cội nguồn, bỏ mê về với giác. Nhận thức rõ bộ mặt thật của chính mình. Nếu bạn hiểu thật, thì công đức so với tạo bảo tháp thù thắng hơn nhiều, nếu không hiểu thì có tạo bao nhiêu bảo tháp với tự tánh của bạn cũng chẳng quan hệ gì.

Kinh Sách Liên Quan

 
1.    Chú Giải Kinh Kim Cang và Kinh Chánh Pháp Chưa Từng Có, Hòa Thượng Thích Huyền Vi
2.    Gậy Kim Cang Hét, Hòa Thượng Thích Tuyên Hóa | Ban Phiên Dịch Vạn Phật Thánh Thành, Việt Dịch
3.    Kim Cang Bát Nhã Chú Giải, Hòa Thượng Thích Thái Hòa
4.    Kim Cang Tông Thông, Nam Nhạc Sơn Trương Kim Giản | Thượng Tọa Thích Nhuận Châu, Tịnh Thất Từ Nghiêm, Việt Dịch
5.    Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, Đời Dao Tần, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập | Hòa Thượng Thích Hồng Tại (Đoàn Trung Còn), Việt Dịch
6.    Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, Đời Dao Tần, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập | Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, Việt Dịch
7.    Kinh Kim Cang Bát Nhã Giảng Nghĩa, Lục Tổ Huệ Năng | Nguyên Hiển, Việt Dịch
8.    Kinh Kim Cang Bát Nhã Luận Giải Toát Yếu, Đời Đường Sa Môn Tông Mật | Hòa Thượng Thích Bảo Lạc, Việt Dịch
9.    Kinh Kim Cang Bát Nhã Tán Thuật, Đại Từ Ân tự Sa Môn Khuy Cơ | Hòa Thượng Thích Bảo Lạc, Việt Dịch
10.    Kinh Kim Cang Dịch nghĩa và lược giải, Hòa Thượng Thích Thiện Hoa
11.    Kinh Kim Cang Trong Dòng Lịch Sử, Hòa Thượng Thích Thái Hòa
12.    Tịnh Từ Yếu Nghĩa, Thiền Sư Thích Nguyên Hiền | Hòa Thượng Thích Minh Thành, Việt Dịch
13.    Vô Thường, Bác Sĩ Nguyễn Bảo Trung