Tiếp được thơ, không xiết vui mừng! Tôn phu nhân kiếp trước có nhiều căn lành, nên mới có cảm đến các hạ giúp cho được vãng sanh, và bảo con cháu trong nhà vì người niệm Phật lâu ngày để truy tiến. Như thế chẳng những người chết được lợi ích, mà bao nhiêu kẻ trợ duyên cũng trồng sâu căn lành. Ấy mới gọi là thật lòng thương xót, khác hơn tập quán mê lầm của người đời, khi thân nhân bất hạnh liền sát sanh để cúng tế, khiến cho vong linh kẻ chết bị câu trệ nơi u đồ. Việc của Tôn phu nhân như thế là vẹn toàn, nhưng còn Thái phu nhân tuổi đã tám mươi ba, các hạ nên khuyên người sanh lòng tín nguyện niệm Phật. Song với người tuổi đã cao, sự tu hành lại đang ở vào bước đầu, năng lực của thân và tâm đều kém yếu, sợ e không thể niệm được trọn ngày. Trước kia, tôi muốn đặt ra pháp thức để trợ niệm trong lúc hiện tiền cho những người như thế, nhưng nghĩ mãi chưa được. Một hôm, nhân thấy quan Trấn Thủ Vương Duyệt Sơn đem mẹ và quyến thuộc đông đảo lên núi để chiêm bái, tôi bỗng tìm được một cách trợ niệm rất hay. Phương pháp ấy tôi đã lược thuật cho Vương Trấn Thủ, nay cũng xin vì các hạ tỏ bày:

Quyến thuộc của các hạ, về phần nam đều có chức nghiệp riêng, về phần nữ như dâu, con gái cho đến kẻ nhũ mẫu thì không việc chi cần yếu lắm. Các hạ nên bảo mấy người ấy thay nhau ở bên Thái phu nhân, cao tiếng niệm Phật mỗi phiên độ nửa giờ. Mỗi ngày cứ luân phiên như thế đừng cho tiếng niệm hở dứt. Thái phu nhân có thể niệm theo vẫn tốt, bằng không chỉ khuyên người nhiếp tâm nghe kỹ, thì cũng được thường không rời Phật. Những người trợ niệm chẳng mấy gì phí sức, bởi mỗi ngày bất quá chỉ một đôi phiên là nhiều, lại gieo được nhân lành giải thoát nữa. Các hạ nên mượn phương pháp ấy để làm tròn hiếu đạo, dù Thái phu nhân thọ hơn trăm tuổi, cũng cứ giữ tiếp tục y như thế, thì lợi ích không thể nghĩ bàn. Và, khi gặp những người có tín tâm muốn thành tựu sự vãng sanh cho cha mẹ, đều nên đem cách thức này chỉ bảo. Các hạ mắc rộn ràng vì việc quốc chánh, không thể định thời niệm giúp, nhưng nếu có lúc nào rỗi rảnh, cũng nên niệm một phiên để nêu gương, khiến cho con cháu tinh tấn vui mừng.

Theo ý tôi, làm như thế có nhiều tiện lợi. Nên đem phương pháp này viết thành một bài phụ vào đoạn cuối của quyển Văn Sao, để cho những người có lòng báo hiếu không đến đỗi luống than câu: “Muốn trả ơn sâu, trời cao không cùng!”

Trích từ: Lá Thư Tịnh Độ
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, Cư Sĩ Như Hòa Tải Về
2 Khuyên Người niệm Phật cầu sinh tịnh độ, Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến Tải Về
3 Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ Tải Về
4 Lá Thư Tịnh Độ, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
5 Tịnh Độ Thập Nghi Luận, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
6 Tịnh Độ Sanh Vô Sanh Luận, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về
7 Tịnh Độ Vấn Đáp, Thích Nhuận Nghi Tải Về
8 Tịnh Độ Pháp Ngữ, Nhiều Dịch Giả Tải Về
9 Tịnh Độ Tập Yếu, Thích Nữ Minh Tâm Tải Về
10 Tịnh Độ Hoặc Vấn, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
11 Tịnh Độ Cảnh Ngữ, Cư Sĩ Như Hòa Tải Về
12 Tịnh Độ Nhập Môn, Cư Sĩ Diệu Âm Tải Về
13 Tịnh Độ Vựng Ngữ, Hòa Thượng Thích Minh Thành Tải Về
14 Long Thư Tịnh Độ, Đại Lão Hòa Thượng Thích Hành Trụ Tải Về
15 Tuyển Tập Khuyến Tu Tịnh Độ, Nguyễn Long Tải Về