Thập Thiện Là Cơ Bản Tu Hành
Hòa Thượng Thích Trí Thủ

Thập thiện là mười điều thiện, thuộc ba nghiệp thân, khẩu, ý.

Thuộc thân nghiệp có ba điều: không sát sanh, không trộm cắp, không dâm dục (nếu là tại gia thì không tà dâm).

Thuộc khẩu nghiệp có bốn điều: không nói láo, không nói lời thêu dệt, không nói hai lưỡi, không nói lời thô bạo.

Thuộc về ý nghiệp có ba đìều: không tham lam, không sân hận, không ngu si.

Mười điều nầy là căn bản phát sanh ra tất cả các điều thiện khác. Đó cũng là nền tảng xây dựng mọi cảnh giới an vui.

Người tu hành mà không tu mười điều thiện nầy thì không khác kẻ xây lâu đài cao ngàn thước trên vũng bùn xập xệ, quyết không hy vọng thành công.

Đức Phật trong lúc nói kinh Thập Thiện Nghiệp Ðạo đã dạy cho Long Vương rằng: "Mười thiện nghiệp nầy có công năng làm cho các pháp như Thập Lực, Tứ Vô Sở Úy, Thập Bát Bất Cộng, tất cả các pháp mà Phật đã chứng, thảy đều được viên mãn. Vì vậy các người cần phải tu học thập thiện. Này Long Vương! Ví như tất cả thành ấp xóm làng đều y vào đại địa mà an trú, tất cả cỏ cây rừng rú đều y vào đại địa mà sanh trưởng, thì mười điều thiện nầy cũng vậy. Tất cả thiên nhơn đều y vào "đại địa" thập thiện mà thành lập, tất cả Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát và tất cả Phật pháp cũng đều y vào "đại địa" thập thiện mà thành tựu được các hạnh Bồ-đề".

Trong kinh Quán Vô Lượng Thọ, Phật bảo bà Vi Đề Hy rằng: "Muốn sanh về nước Cực Lạc, phải tu ba phước. Trong ba phước ấy, phước thứ nhất là hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu mười nghiệp thiện".

Vì thế, người tu pháp môn Niệm Phật cần phải tu mười điều thiện để làm cơ bản cho tịnh nghiệp. Nếu đạo niệm không tha thiết, mười thiện nghiệp không tu, thời thiệt e khó vãng sanh cảnh giới chư Phật.

Tóm lại, muốn chắc chắn vãng sanh, một mặt cần phải luôn luôn gìn giữ ba nghiệp thân, khẩu, ý chớ để phạm các điều ác; mặt khác lại phải luôn luôn chuyên cần niệm Phật thì mới mong thành tựu viên mãn.
 



Trích từ: Pháp Môn Tịnh Độ


Kinh Sách Liên Quan

 
1.    Khuyên Người niệm Phật cầu sinh tịnh độ, Chu An Sĩ | Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến, Việt Dịch
2.    Lá Thư Tịnh Độ, Đại Lão Hòa Thượng Thích Ấn Quang | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch
3.    Long Thư Tịnh Độ, Vương Nhựt Hưu | Đại Lão Hòa Thượng Thích Hành Trụ, Việt Dịch
4.    Pháp Môn Hạnh Phúc, Đại Lão Hòa Thượng Thích Tinh Vân | Nguyên Phố, Việt Dịch
5.    Tịnh Độ Cảnh Ngữ, Bồ Tát Bật Sô Hành Sách Triệt Lưu | Cư Sĩ Như Hòa, Việt Dịch
6.    Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Như Hòa, Việt Dịch
7.    Tịnh Độ Hoặc Vấn, Đại Sư Duy Tắc Thiền sư Thiên Như Đời Dao Tần | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch
8.    Tịnh Độ Nhập Môn, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Diệu Âm, Việt Dịch
9.    Tịnh Độ Pháp Ngữ, Nhiều Dịch Giả, Việt Dịch
10.    Tịnh Độ Sanh Vô Sanh Luận, Sa Môn U Khê Truyền Đăng, ở núi Thiên Thai | Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, Việt Dịch
11.    Tịnh Độ Tập Yếu, Thích Nữ Minh Tâm
12.    Tịnh Độ Thập Nghi Luận, Đại Sư Đời Tùy, Thiên Thai Trí Giả | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch
13.    Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ
14.    Tịnh Độ Vấn Đáp, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Thích Nhuận Nghi, Việt Dịch
15.    Tịnh Độ Vựng Ngữ, Hòa Thượng Thích Minh Thành | Đại Sư Liên Trì, Việt Dịch
16.    Tịnh Độ Vựng Ngữ, Đại Sư Liên Trì | Đại Sư Liên Trì, Việt Dịch
17.    Tịnh Độ Vựng Ngữ, Hòa Thượng Thích Minh Thành | Hòa Thượng Thích Minh Thành, Việt Dịch
18.    Tịnh Độ Vựng Ngữ, Đại Sư Liên Trì | Hòa Thượng Thích Minh Thành, Việt Dịch
19.    Tuyển Tập Khuyến Tu Tịnh Độ, Nguyễn Long