Home > Khai Thị Niệm Phật > Chuong-4-Nhan-Dinh-Ve-Nghi-Van-Co-Hay-Khong-Co-Duc-Phat-A-Di-Da-Va-Coi-Tay-Phuong-Cuc-Lac-
Chương 4: Nhận Định Về Nghi Vấn: Có Hay Không Có Đức Phật A Di Đà Và Cõi Tây Phương Cực Lạc ?
Minh Đức Thanh Lương


Bởi căn cơ của chúng sinh cao thấp không đều, tính tình uỷ mị cứng rắn khác nhau, nên Phật mới phải dùng đủ mọi phương tiện, mượn cái hữu hình để chỉ cái vô hình, mở quyền chỉ thực, vị thực thi quyền, lập ra 48. pháp môn, xây dựng vô số thành trì giả để đưa tới một thành trì cho đó là thực, rốt cuộc thành trì mà mọi người tưởng là thực này, lại bị phá huỷ nốt vì đó vẫn chỉ là ảo ảnh phù du. Đại thừa Phật giáo trong Bát Nhã Tâm Kih đã dạy cách phá vỡ các ảo ảnh về chủ thể (ngã) và phá luôn cả cái ảo ảnh về đối tượng (pháp), để từ đó con người nhận định về Thức tại một cách trung thực hơn. Cái ảo ảnh to lớn nhất và khó phá nhất là ảo ảnh về chân lý tuyệt đối, về một đấng thiêng liêng và về một cõi Niết bàn hay Thiên đường vì đó là khát vọng ngàn đời và khắp nơi, cũng là chỗ tựa nương cuối cùng của con người đau khổ vốn ít tin tưởng vào tài sức của mình trước sự huyền vi và sức cuồng bạo của thiên nhiên.

Trong suốt quá trình lịch sử của nhân loại, con người lúc nào cũng cố gắng nối liền cái hữu hạn của đời người với cái vô cùng bất tận của không gian và thời gian. Cũng vì thế mà Phật hay Chúa đã ngự trị trên cuộc đời cơ cực, và Niết bàn, Tịnh độ Thiên đường đã dựng lên trên cõi sình lầy, gai góc, đầy bất hạnh này. Có bờ bên này đối diện với bờ bên kia. Cực lạc với Ta bà, giải thoát và trói buộc, buồn thương và hạnh phúc, hữu và vô… Đức Thích Ca Mâu Ni, Tổ Huệ Năng… và Khrisnamurti là những vị đã thoát ly khỏi cái ảo ảnh và khát vọng đó, đã siêu lên trên mọi trói buộc, để chẳng còn gì phải khát vọng nữa. Bờ bên này sở dĩ có, vì có cái ảo tưởng về sự hiện hữu của bờ bên kia. Sự thật thì giải thoát và trói buộc, Tịnh độ và Ta bà, nhân quả và phi nhân quả, tất cả những cặp mâu thuẫn trong thế giới tương đối, nhị nguyên, đều chỉ là những danh từ để chỉ những sự vật giả có, giả không, những khái niệm của ý thức so đó mà tôi. Trên đường siêu thoát, người tu phải từ bỏ dần dần cho đến thực hết những gì mình có ở đời, tương tự như người lữ hành đi trên con đường thiên lý phải vứt bỏ ở dọc đường những gì mang theo để đỡ cồng kềnh, nặng nhọc, vinh hoa, phú quý, từ bỏ hình hài của mình, cho đến cả những cảm xúc, tư tưởng của mình nữa. Và ngay cả những gì mình đã lượm được ở dọc đường tu giải thoát của nền giáo lý Phật dạy mà ta nâng niu, gìn giữ như hạt kim cương vô giá, cũng phải coi như những phương tiện chỉ cần thiết cho từng giai đoạn tu hành, như những nhịp cầu hoặc chiếc bè để qua sông, khi đã tới bờ bên kia rồi thì nhịp cầu hay chiếc bè phải để lại. Ngay cả ông lái đò đã chở mình qua sông (là Đức Phật) cũng phải từ giã nốt, để còn phải cất bước liên tục lên đường thiên lý làm nhiệm vụ hành đạo, có như thế mới là chân giác ngộ. Vì Thể của Tâm vốn “không tịch” nên không thể trụ vào tướng mê ngộ được. Cái “Hữu” bị cái “Không” vô hiệu hoá, đến lượt cái “Không” lại bị cái “Bất không” phá huỷ để cho lý trung đạo hay “Chân không diệu hữu” tỏ bày. Người quen nếp sống suy luận, nhị nguyên nặng đầu óc phân biệt cho rằng các cõi Tịnh độ, Niết bàn, là nơi hư ảo, không thật có, nhưng người có tâm vô phân biệt, quen nếp sống trực giác, tâm linh, hiểu rõ năng lực của đức Tin và Tâm thành, lại cho là các cõi Tịnh độ và Ta bà đều thực có, và chỉ là một, không hai.

Là một Đạo Sư dày kinh nghiệm, Đức Phật Thích Ca đã dẫn chúng sinh đi từ thế giới khách thể hữu hình đến thế giới bản thể vô hình, rồi lại phủ nhận cả hai thế giới hữu hình lẫn vô hình, phá cả hai bên đối đãi để hiển lộ cái lẽ phi hữu phi vô, diệc hữu diệc vô, hay cái lý Bất nhị trong thế gian, nhất nguyên vô phân biệt. Mục đích của Phật là cứu vớt chúng sinh thoát khỏi khổ đau trong tam giới, đưa tới một nơi lý tưởng Cực lạc, Niết bàn, nhưng cảnh giới cực kỳ sung sướng là Tịnh độ, Niết bàn kia chẳng phải là đâu xa lạ, mà chính lại vẫn là cảnh giới của tâm, ai ai cũng có, vốn vô sở đắc. Thế mới hay mất công bôn ba tìm kiếm khó nhọc khắp nơi, nhưng lại thấy ở nơi thật gần, ngay ở thân mình và rốt cuộc chỗ đến của lối tu tiệm ngộ theo Sự cũng là chỗ đến của lối tu đốn ngộ theo Lý. Sự chẳng khác Lý, chỉ không giống nhau ở căn cơ và hành trì siêng năng hay giải đãi mà thôi. Còn chấp Có, chấp Không, chấp Sự chấp Lý là còn mê muội và mang tâm phân biệt, chia rẽ, do đó còn bị trói buộc, khổ đau. Cũng như chứng bệnh của loài người có nhiều, lại phải có đủ mọi thứ thuốc để điều trị. 84. pháp môn Phật dạy, pháp môn nào cũng tuyệt diệu cả, vì có công năng trị bệnh cho loài người đến tận gốc, nhưng xét ra chỉ có hai loại là Pháp tướng và Pháp tính hay Hữu môn và Không môn đưa người tu đến toà nhà Như Lai. Khi đã tới nơi rồi thì Tướng cũng như Tính, Sự cũng như Lý, Sắc tức là Không, Tương đối tức Tuyệt đối, Hữu vi cũng như Vô vi, đường lối tuy khác nhau, nhưng cũng tụ tại một điểm là Chân Không, Chân Như, Chân Tâm, Phật tính. Pháp Tướng và Pháp Tính thoạt tưởng là độc lập khác nhau, nhưng thật ra lại bất dị, tương thành. Chúng nương lẫn nhau, tương tức tương nhập, cũng như điện âm và điện dương tưởng là tương khắc, huỷ diệt nhau, nào ngờ chúng lại kết thành một dòng điện âm dương đun đẩy tiếp nối nhau để tạo thành một dòng điện âm dương đơn thuần. Pháp tướng nhờ vào hình tướng giả bề ngoài và cái Dụng để phô bày cái Thực tướng bên trong, hay cái Thể Chân Không của các pháp.

Người học đạo bước đầu còn dựa vào sắc tướng âm thanh, cậy vào Tha lực nhờ đó mới cởi bỏ được phiền não, nhiễm ô ở trong lòng. Pháp Tính nương vào tự lực của người tu nhiều hơn. Hành giả thu thúc lục căn, quán sát tâm mình, không lưu ý tới ngoại cảnh, cố gắng dứt bỏ chúng sinh tính, diệt trừ tận gốc tham, sân, si để tâm trở nên thanh tịnh.

Cái đích của cửa Không cũng là cái đích của cửa Hữu, giống nhau ở điểm phải thanh lọc những ác tưởng để tâm trở nên hanh khiết, pháp môn Tịnh độ là một pháp môn thần diệu vì nó có sức thu hút mọi giai tầng tín đồ Phật gioá, từ bậc thượng lưu trí thức đến hàng thất học hạ căn, từ người nhàn rỗi đến kẻ bận việc, bất cứ đi, đứng, nằm, ngồi, đang làm công việc gì cũng có thể niệm Phật được cả. Pháp môn đó thoả mãn được mọi Phật tử, người nặng tình cảm và tín ngưỡng, nương vào Tha lực thì tu theo Sự tướng, lối tiệm tu, người có ý chí tự cường, tin ở tài sức của mình thì tu theo Lý tính, lối đốn ngộ. Nhưng dù theo Sự hay Lý, tin hay không tin có Phật A Di Đà và cõi Tây phương Cực lạc, cũng có thể đạt được kết quả như nhau là diệt trừ phiền não và tâm được an vui, nếu cùng siêng năng hành trì theo con đường tu của mình đã chọn.

Điểm đặc sắc của pháp môn Tịnh độ là người tu theo Sự tướng, không hiểu về Lý, chỉ chuyên cần niệm Phật A Di Đà với Nhất Tâm bất loạn, cũng đạt được mục tiêu là trở về với Chân Tâm thanh tịnh của mình, y như người rành về Lý. Vì khả năng thu hút của pháp môn Tịnh độ và để thoả mãn cung nhằm vào mục tiêu có lợi cho đủ mọi hạng người không thể trả lời dứt khoát là Có hay Không có Đức Phật A Di Đà, và Có hay Không có cõi Tây phương Cực lạc, bởi lẽ nếu nghiêng hẳn về một bên, vừa không hài lòng bên kia, lại mắc vào lỗi Biên kiến, ngả và Có thì chấp Tướng, nghiêng về Không thì chấp Tính, bị lạc vào ngoan không. Bởi lẽ mọi pháp trên thế gian này đều chẳng thật có, chẳng thật không, chẳng phải hư, chẳng phải thực, nên đối với câu hỏi Có hay Không có Phật A Di Đà và cõi Tây phương Cực lạc, không thể đứng trên lập trường trí thức thuần tuý, nghiêng về Lý, đóng khuôn trong hình thức nhị nguyên mà trả lời Có hoặc Không dứt khoát, mà chỉ có thể đứng trên lập trường tâm linh, trong khuôn khổ nhất nguyên mà trả lời: Có và Không, – Cũng Có và cũng Không, hoặc chẳng phải Có và chẳng phải Không. Bởi lẽ Có chẳng khác gì Không, Không chẳng khác gì Có, Có tức là Không, Không tức là Có theo Bát Nhã trí.

Đối với người theo Sự, không hiểu về Lý, còn phải dựa vào Tha lực mà nuôi dưỡng tinh thần họ. Nhưng đối với ai tu đã lâu năm mà quen thói ỷ lại, cứ bám vào hình tướng, không chịu dưỡng tính tu tâm mà không chịu tin ở tự lực của mình thì cần phải trả lời là Không có.

Ở đây chúng ta nên nhớ tới lời Tổ Huệ Năng khuyên các đệ tử cách trả lời mỗi khi có người hỏi về những sự việc có tính cách đối nghịch. Tổ nói: “Hễ ai nghiêng về Có, phải lấy Không để đáp lại. Hỏi Thánh thì lấy phàm, hỏi phàm thì lấy Thánh để đối đáp, như vậy giữa hai thái cực Có, Không, Thiện, Ác… nảy sinh lý Trung Đạo hay Bất Nhị bao trùm cả hai bên, có như thế mới khỏi mắc vào lỗi thiên kiến cực đoan.

Kinh Sách Liên Quan

 
1.    Khuyên Người niệm Phật cầu sinh tịnh độ, Chu An Sĩ | Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến, Việt Dịch
2.    Lá Thư Tịnh Độ, Đại Lão Hòa Thượng Thích Ấn Quang | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch
3.    Tịnh Độ Cảnh Ngữ, Bồ Tát Bật Sô Hành Sách Triệt Lưu | Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa, Việt Dịch
4.    Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa 600 Tập Giảng Thứ 11, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa, Việt Dịch
5.    Tịnh Độ Hoặc Vấn, Đại Sư Duy Tắc Thiền sư Thiên Như Đời Dao Tần | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch
6.    Tịnh Độ Nhập Môn, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Diệu Âm, Việt Dịch
7.    Tịnh Độ Pháp Ngữ, Nhiều Dịch Giả, Việt Dịch
8.    Tịnh Độ Sanh Vô Sanh Luận, Sa Môn U Khê Truyền Đăng, ở núi Thiên Thai | Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, Việt Dịch
9.    Tịnh Độ Tập Yếu, Thích Nữ Minh Tâm
10.    Tịnh Độ Thập Nghi Luận, Đại Sư Đời Tùy, Thiên Thai Trí Giả | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch
11.    Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ
12.    Tịnh Độ Vấn Đáp, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Thích Nhuận Nghi, Việt Dịch
13.    Tịnh Độ Vựng Ngữ, Đại Sư Liên Trì | Hòa Thượng Thích Minh Thành, Việt Dịch