Skip Navigation LinksHome > Pháp Bảo > Khai Thị Phật Học > Trich-Yeu-Sach-Tam-Thoi-He-Niem-Phat-Su-Cua-Dai-Su-Pho-Chieu-Trung-Phong-Minh-Bon-Doi-Tong

Trích Yếu Sách Tam Thời Hệ Niệm Phật Sự Của Đại Sư Phổ Chiếu Trung Phong Minh Bổn Đời Tống
Cư Sĩ Mao Lăng Vân cung kính kết tập | Dịch Giả :Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa

* Giáo nghĩa của Tịnh Ðộ là ngưỡng thừa bốn mươi tám nguyện lực đại từ đại bi sâu nặng của đức A Di Ðà Phật nhiếp thủ mười phương chúng sanh. Hễ ai có đủ tín tâm sẽ đều được vãng sanh.

a. Tín là tin có Tây Phương Tịnh Ðộ, tin  có đức A Di Ðà Phật nhiếp thủ chúng sanh, tin bọn chúng sanh chúng ta có phần vãng sanh. Tuy nói là A Di Ðà Phật nhiếp thủ chúng sanh, nhưng cần phải tin rằng đấy chỉ là tùy tâm tự hiện, cảm ứng đạo giao, xét đến rốt ráo chẳng phải là có từ bên ngoài. Tin được như thế thì gọi Chân Tín. Tín mà thiếu Hạnh thì chẳng thành Tín.

b. Hạnh là như kinh Lăng Nghiêm dạy: “Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối”. Kinh A Di Ðà dạy: “Nghe nói đức A Di Ðà Phật liền chấp trì danh hiệu trong một ngày, hoặc hai ngày cho đến bảy ngày, nhất tâm bất loạn”. Hành như thế gọi là Chánh Hạnh. Hạnh mà thiếu Nguyện thì Hạnh chẳng thành.

c. Nguyện phải tương ứng mỗi nguyện trong bốn mươi tám nguyện của đức A Di Ðà. Ðấy là Ðại Nguyện.

Ba thứ Tín, Hạnh, Nguyện như ba chân của cái đỉnh, thiếu một thứ chẳng được. Nên biết rằng: Một niệm hiện tiền vốn tự viên thường. Tín - Hạnh - Nguyện vốn là tánh đức tự sẵn có như thế, nay chỉ là bổn tánh hiển hiện quang minh mà thôi.
 
* Ngay trong lúc vọng tâm tạp loạn, nếu có thể khởi lên một niệm như đối trước đấng Từ Tôn, nắm vững sáu chữ hồng danh, mỗi câu niệm ra thấu vào tai thì sự tạp loạn ấy sẽ tự nhiên tịch tĩnh theo câu niệm.

Từ một niệm ấy cho đến mười niệm, thậm chí niệm niệm chẳng dời đổi; đấy chính là điều mà kinh gọi là “tịnh niệm tiếp nối”.

Người niệm Phật tín tâm cần phải khẩn thiết, chánh nhân lẫm lẫm, đặt nặng nỗi buồn sanh tử luân chuyển, nhàm chán sâu xa nỗi đau trần lao vấn vít để khởi lên một tiếng niệm Phật. Ngay khi đó không còn nghĩ gì khác, mãi đến khi nhất tâm bất loạn, Năng lẫn Sở cùng mất thì chẳng cần phải nhắc lại lời nói về “con đường về nhà” nữa, chẳng cần phải mất công nhai nhải chuyện “đi trên con đường tắt”.

Pháp môn này đáng gọi là cách thức tu hành thần diệu, là đường chánh siêu việt phương tiện vậy.
 
Nhận định:
Câu: “Ngay trong lúc vọng tâm tạp loạn nếu có thể khởi lên một niệm niệm Phật; mỗi câu niệm thốt ra thấu vào tai thì sự tạp loạn ấy sẽ tự nhiên tịch tĩnh theo câu niệm” chính là yếu quyết để trừ vọng niệm, nguyện các hành nhân hãy thiết thực hành trì. Dùng Tín để nhập đạo, lấy Nguyện để dẫn đường, chẳng thể khuyết một thứ nào.
 
Trích từ: Niệm Phật Pháp Yếu
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 48 Pháp Niệm Phật, Sa Môn Thích Tịnh Lạc Tải Về
2 Niệm Phật Thành Phật, Hòa Thượng Thích Phước Nhơn Tải Về
3 Niệm Phật Vô Tướng, Cư Sĩ Hạnh Cơ Tải Về
4 Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ Tải Về
5 Niệm Phật Tam Muội Bửu Vương Luận, Tịnh Sĩ Tải Về
6 Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương Luận, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về
7 Niệm Phật Cảnh, Hòa Thượng Thích Minh Thành Tải Về
8 Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật, Thích Nguyên Anh Tải Về
9 Niệm Phật Nhất Định Được Vãng Sanh, Hòa Thượng Thích Giác Qủa Tải Về
10 Niệm Phật Tứ Đại Yếu Quyết, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
11 Ý Nghĩa Chân Thật Của Bổn Nguyện Niệm Phật, Cư Sĩ Diệu Âm Tải Về

Tín Nguyện Hạnh
Đại Sư Linh Phong Ngẫu Ích Trí Húc