Skip Navigation LinksHome > Pháp Bảo > Khai Thị Phật Học > Chua-Chung-Chan-Nhu-Thi-Doi-Voi-Ly-Nhan-Duyen-Phai-Rat-Can-Trong

Chưa Chứng Chân Như Thì Đối Với Lý Nhân Duyên Phải Rất Cẩn Trọng
Lão Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam | Dịch Giả :Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa

Học Phật chú trọng “hạnh giải tương ứng”. Hiểu (giải) nhưng không hành giống như kể tên thức ăn, đếm của cải. Hành mà không hiểu dễ lạc ngõ rẽ. Cả hai đều mắc lỗi. Nay người tu Tịnh Ðộ chỉ nói là niệm Phật, cầu sanh Tây Phương, chỉ biết bám víu theo quả, đến nỗi chẳng biết những điều mình niệm đó là đúng pháp hay không, cứ coi nhẹ, chẳng gia công xem xét. Bởi vậy thành ra mất cả nhân lực lẫn duyên lực, há chẳng phải là chẳng biết chăm lo cái gốc đó ư? Kinh dạy: “Nhân địa chẳng chân sẽ cảm quả cong vạy”. Kinh còn dạy: “Duyên là hết thảy công đức thiện căn, hỗ trợ liễu nhân, khai phát chánh nhân”. Ôi! Há có nên chẳng suy nghĩ kỹ càng chăng?

Nói đến Tịnh Ðộ là nói đến quả thanh tịnh, không phiền não nghịch ác. Niệm Phật là lấy cái tâm không nghịch ác, phiền não, thanh tịnh làm nhân. Thêm nữa, hành các điều thiện, vạn đức chính là trợ duyên cho nhân ấy. Nhân và duyên ví như hai cánh chim; phải cùng nâng cả hai cánh mới có thể bay cao, bay xa, đạt tới chỗ mình hướng đến. Phải cùng tu cả nhân lẫn duyên thì mới thành tựu được quả.

Cổ đức biết rõ như thế nên khi dạy người không vị nào chẳng đề cao nhân, nào là “thanh tịnh ý mình”, nào là “tâm tịnh cõi nước tịnh” để hiển thị rằng: Muốn chứng tịnh quả, phải gieo tịnh nhân. Tuy bảo là “đới nghiệp vãng sanh”, nhưng nghiệp nói đó chỉ là nghiệp quá khứ vẫn còn ẩn tàng, chứ chẳng phải cứ tạo tội nghiệt mà vẫn được vãng sanh. Ðủ thấy, [chư cổ đức] chẳng chấp nhận [hành nhân gây tạo] lỗi mới. Hiểu rõ lẽ này thì vạn người tu, vạn người về. Hễ lầm lạc thì nhân lẫn lực chẳng đủ, mong chứng quả sao được?

Ba kinh Tịnh Ðộ đều trọng trợ duyên, cực lực khen ngợi phước đức. Kinh Tiểu Bổn (kinh A Di Ðà) dạy: “Chẳng thể dùng chút thiện căn, phước đức nhân duyên mà được sanh về cõi ấy”. Kinh Ðại Bổn (kinh Vô Lượng Thọ) dạy: “Khiến cho bỏ ngũ ác, trừ năm sự đau đớn, lìa khỏi năm sự thiêu đốt”. Quán Kinh dạy: “Muốn sanh về cõi ấy nên tu ba thứ phước”. Kinh dạy rành rành, dù có nhân nhưng thiếu duyên, dễ đâu thành tựu!

Có kẻ bảo: “Niệm Phật một câu có thể tiêu trừ trọng tội trong tám mươi ức kiếp sanh tử”. Nghiệp đã tiêu rồi thì cần gì phải nhọc công giảng giải, suy xét nhân duyên nữa cơ chứ?

Tôi bảo: “Một niệm sân tâm dấy, mở ra tám vạn chướng môn” (ý nói phiền não chướng). Chướng môn đã mở thì nghiệp lại chẳng sanh khởi hay sao? Phần lớn những học nhân hiện thời, một mặt niệm Phật, một mặt tạo nghiệt, khác nào tay phải quét dọn, tay trái vẩy bụi. Hãy thử tự vấn chính mình siêng năng, lười nhác thế nào; nếu chẳng tự dối mình thì ắt sẽ câm lặng, hết còn cười được nữa! Bởi thế, người thật thà niệm Phật thì không một ai là chẳng kinh sợ nhân duyên. Nhân duyên bất tịnh, lại chẳng thật thà thì đối với Hạnh và Giải, có được thứ gì hay không? Cầu được vãng sanh kiểu đó chỉ là chuyện mơ tưởng, cầu may mà thôi”.
 
Trích từ: Tuyết Lư Lão Nhân Tịnh Độ Tuyển Tập
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
2 An Sĩ Toàn Thư - Khuyên Người niệm Phật cầu sinh tịnh độ, Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến Tải Về
3 Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ Tải Về
4 Lá Thư Tịnh Độ, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
5 Tử Thư Tây Tạng, Cư Sĩ Nguyên Phong Tải Về
6 Tuyết Lư Lão Nhân Tịnh Độ Tuyển Tập, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
7 Tịnh Độ Thập Nghi Luận, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
8 Tịnh Độ Sanh Vô Sanh Luận, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về
9 Tịnh Độ Vấn Đáp, Thích Nhuận Nghi Tải Về
10 Tịnh Độ Pháp Ngữ, Nhiều Dịch Giả Tải Về
11 Tịnh Độ Tập Yếu, Thích Nữ Minh Tâm Tải Về
12 Tịnh Độ Hoặc Vấn, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
13 Tịnh Độ Cảnh Ngữ, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
14 Tịnh Độ Nhập Môn, Cư Sĩ Diệu Âm Tải Về
15 Tịnh Độ Vựng Ngữ, Hòa Thượng Thích Minh Thành Tải Về

Nhân Qủa
Cư Sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám

Lý Luận và Sự Thật Của Nhân Qủa
Hòa Thượng Thích Tịnh Không