Home > Khai Thị Phật Học
Chẳng Hiểu Giáo Tướng Thì Khó Thể Bàn Chuyện Có Không
Lão Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam | Cư Sĩ Như Hòa, Việt Dịch


Nhà Phật nói Không, nói Có, giống như bàn tay và nắm tay, vốn chỉ là một sự. Kinh dạy: “Sắc tức là Không, Không tức là Sắc”. Truy đến cội nguồn, giáo thuyết này phát xuất từ Bát Nhã. Pháp môn này từ lúc Phật đản sanh mãi cho đến thời thuyết giáo thứ tư, Phật mới phu diễn; bởi lẽ giáo thuyết này chẳng dành cho kẻ sơ cơ, phải hiểu rõ như thế. Người không khéo học cứ khăng khăng chấp chặt một bề đến nỗi đường rộng thênh thang, nhưng vẫn đi lạc. Rườm lời loạn xị, càng tăng tranh cãi, lợi sanh ở chỗ nào?

Hữu là Diệu Hữu, tức là luận về Tướng. Không là Chân Không, tức là bàn về Thể. Do Thể là Không nên Hữu bất biến. Do Tướng là Có nên Hữu tùy duyên; nhưng thực ra, Tướng lại nương vào Thể mà khởi, Thể cũng nhờ vào Tướng để hiển lộ. Chẳng phải Quyền, chẳng phải Thật, là hai, là một. Nếu hiểu trọn vẹn, lãnh hội được ý chỉ viên tu ấy thì chắc chắn sẽ chẳng tự mình mâu thuẫn, bảo là có hai con đường nữa!

Nay người tin vào Tịnh Ðộ là tin vào những thứ trang nghiêm được nói trong ba kinh Tịnh Ðộ. Ðấy là nói về Tướng, hoàn toàn chẳng phải là chuyện ngụ ngôn của Trang Tử. Kẻ ngờ Tịnh Ðộ, chỉ nói là “duy tâm tự tánh”, đấy là nói về Thể, há phải là xem thường tam thân của Như Lai. Nếu phỉ báng lẫn nhau thì khác gì gần lửa toan không chịu nóng, gần nước toan không chịu bị ướt, sao còn có nghĩa “Sắc tức Không”, sao còn có nghĩa Bất Biến Tùy Duyên được nữa?

Phàm những ai nghiên cứu Tịnh Ðộ đôi chút đều biết Tịnh Ðộ có bốn phần: Cõi Thật Báo là nói về Tướng, cõi Tịch Quang chẳng phải là luận về Thể hay sao? Lấy Thể bỏ Tướng thì cố nhiên Lý chẳng viên dung, mà Sự cũng chẳng chân thật vậy! Nếu như đối với Tây Phương đã chỉ chấp nhận duy tâm tự tánh làm Thể, chẳng chấp nhận các tướng Cực Lạc, Di Ðà, ba chỗ trang nghiêm thì lẽ ra đối với Ðông Ðộ cũng chỉ nên chấp nhận “duy tâm tự tánh” là Thể, chẳng chấp nhận có tướng Sa Bà, Thích Ca, tám khổ, tam đồ chứ!

Nếu như đã chấp nhận các tướng cõi Sa Bà là có thì cũng phải chấp nhận các tướng của cõi Cực Lạc chẳng phải là Không. Có như vậy thì Sự và Lý mới chẳng mâu thuẫn. Nếu không thì có khác gì nói tay người bên Tây Phương chỉ có nắm tay, tay người Ðông Ðộ chỉ có bàn tay cơ chứ? Hoặc cũng giống như nói: Tôi chỉ chấp nhận những gì trong tâm, chẳng chấp nhận những gì ở ngoài tâm. Thử nghĩ xem: Có pháp nào ở ngoài tâm, ngoài tâm là chỗ nào vậy?



Từ Ngữ Phật Học Trong: Chẳng Hiểu Giáo Tướng Thì Khó Thể Bàn Chuyện Có Không

Kinh Sách Liên Quan

 
1.    Khuyên Người niệm Phật cầu sinh tịnh độ, Chu An Sĩ | Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến, Việt Dịch
2.    Lá Thư Tịnh Độ, Đại Lão Hòa Thượng Thích Ấn Quang | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch
3.    Tịnh Độ Cảnh Ngữ, Bồ Tát Bật Sô Hành Sách Triệt Lưu | Cư Sĩ Như Hòa, Việt Dịch
4.    Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa 600 Tập Giảng Thứ 11, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Như Hòa, Việt Dịch
5.    Tịnh Độ Hoặc Vấn, Đại Sư Duy Tắc Thiền sư Thiên Như Đời Dao Tần | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch
6.    Tịnh Độ Nhập Môn, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Diệu Âm, Việt Dịch
7.    Tịnh Độ Pháp Ngữ, Nhiều Dịch Giả, Việt Dịch
8.    Tịnh Độ Sanh Vô Sanh Luận, Sa Môn U Khê Truyền Đăng, ở núi Thiên Thai | Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, Việt Dịch
9.    Tịnh Độ Tập Yếu, Thích Nữ Minh Tâm
10.    Tịnh Độ Thập Nghi Luận, Đại Sư Đời Tùy, Thiên Thai Trí Giả | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch
11.    Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ
12.    Tịnh Độ Vấn Đáp, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Thích Nhuận Nghi, Việt Dịch
13.    Tịnh Độ Vựng Ngữ, Đại Sư Liên Trì | Hòa Thượng Thích Minh Thành, Việt Dịch
14.    Tử Thư Tây Tạng, Cư Sĩ Nguyên Phong, Việt Dịch
15.    Tuyết Lư Lão Nhân Tịnh Độ Tuyển Tập, Lão Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam | Cư Sĩ Như Hòa, Việt Dịch