Vì sao Chú Lăng Nghiêm có nhiều điều tốt đẹp như vậy? Bởi vì niệm Chú Lăng Nghiêm thì có thể nhập Lăng Nghiêm Ðại Ðịnh. Lăng Nghiêm Ðại Ðịnh này không phải là định mà cũng chẳng phải là không định, song không lúc nào là chẳng định (vô định, vô bất định, vô hữu bất định thời). Cho nên nói rằng: "Na già thường tại Ðịnh, Vô hữu bất định thời." (Na già, tức là rồng, lúc nào cũng ở trong Ðịnh, không bao giờ chẳng định.)

Lăng Nghiêm Ðịnh là định hết sức kiên cố, phát sinh ra vô lượng trí huệ, các thứ thiên ma, ngoại đạo không thể nào phá hoại nổi.

Nhưng nhập Ðịnh để làm gì? Ví như tới Disneyland vậy, nơi đó có đủ trò vui, đồng thời cũng có đủ trò kinh dị, mình sẽ thấy những điều chưa từng thấy, nghe những điều chưa từng nghe. Cũng vậy, khi nhập Ðịnh, mình sẽ trải qua những cảnh giới chưa từng thấy hay nghe qua. Nếu như trong Ðịnh mà "như như bất động, liễu liễu thường minh, " không bị cảnh giới làm cho dao động, thì mình có thể xoay chuyển tất cả cảnh giới. Ðó chính là sự kỳ diệu khi nhập Lăng Nghiêm Ðịnh.

Không có Lăng Nghiêm Ðịnh thì mình sẽ tùy theo cảnh giới mà xoay chuyển, cái gì lại thì mình chạy theo cái đó, luôn luôn bị cảnh giới dắt dẫn. Khi mình có Lăng Nghiêm Ðịnh này thì mình không còn bị cảnh giới xoay chuyển nữa. Mắt mình nhìn hình sắc mà bên trong tâm không có rung động; tai mình nghe tiếng nhưng lòng không bị lôi cuốn theo. Khi thấy việc gì xảy ra mà mình tỉnh giác thì sẽ ra khỏi vòng phiền trược; nhưng nếu gặp việc mà mê muội, không tỉnh giác, thì mình sẽ rớt vào vòng luân hồi.

Ở trong Ðịnh mình có thể phát sinh vô lượng trí huệ, cho nên nói rằng Ðịnh sinh Huệ. Nếu không nhập Ðịnh thì không thể khai được trí huệ, cũng giống như chưa tới Disneyland thì không biết trong đó có gì. Cho nên có một vị cư sĩ mời tôi đi Disneyland chơi, muốn tôi coi đây coi đó; họ cho rằng tôi chưa từng thấy qua những chuyện đó bao giờ. Thật ra những hình sắc hay tất cả những đồ vật đều không có gì đặc biệt cả. Chúng ta từ vô lượng kiếp đến nay đã thấy qua không biết bao nhiêu thứ, không biết bao nhiêu chuyện nữa, bất quá mình đã nhìn qua rồi quên mất đi. Nếu như mình nhớ được một cách rõ ràng thì không cần phải coi lại làm gì nữa.

Trích từ: Khai Thị 2
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, Cư Sĩ Như Hòa Tải Về
2 Khuyên Người niệm Phật cầu sinh tịnh độ, Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến Tải Về
3 Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ Tải Về
4 Lá Thư Tịnh Độ, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
5 Tịnh Độ Thập Nghi Luận, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
6 Tịnh Độ Sanh Vô Sanh Luận, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về
7 Tịnh Độ Vấn Đáp, Thích Nhuận Nghi Tải Về
8 Tịnh Độ Pháp Ngữ, Nhiều Dịch Giả Tải Về
9 Tịnh Độ Tập Yếu, Thích Nữ Minh Tâm Tải Về
10 Tịnh Độ Hoặc Vấn, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
11 Tịnh Độ Cảnh Ngữ, Cư Sĩ Như Hòa Tải Về
12 Tịnh Độ Nhập Môn, Cư Sĩ Diệu Âm Tải Về
13 Tịnh Độ Vựng Ngữ, Hòa Thượng Thích Minh Thành Tải Về

Ðạo Tràng Mới Lập
Hòa Thượng Thích Tuyên Hóa

Thiền Tịnh Quyết Nghi
Đại Lão Hòa Thượng Thích Ấn Quang

Tịnh Độ Nghi Biện
Đại Sư Liên Trì

Giải Thích Các Điều Nghi Hoặc
Đại Sư Thiện Đạo Đời Đường

Niệm Phật Phải Dứt Trừ Lòng Nghi
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm

Niệm Phật Phải Khắc Kỳ Cầu Chứng Nghiệm
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm

Bồ Tát Di Lặc
Cư Sĩ Phương Luân

Tịnh Độ Quyết Nghi Luận
Đại Lão Hòa Thượng Thích Ấn Quang

Không tu Tịnh nghiệp tất khó vãng sinh đó là điều chắc chắn
Đại Sư Duy Tắc Thiền sư Thiên Như Đời Dao Tần