Home > Khai Thị Niệm Phật
Sau Mỗi Thời Niệm Phật, Ngươi Nên Hồi Hướng Cầu Cho Tất Cả Oan Gia
Đại Lão Hòa Thượng Thích Ấn Quang | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch


Bệnh cùng ma đều do túc nghiệp gây ra. Ngươi chỉ tha thiết chí thành niệm Phật, tự nhiên bệnh sẽ lành, ma cũng xa lánh. Nếu ngươi niệm không chí thành, hoặc khởi những niệm tà dâm bất chánh, thì tâm trạng chìm trong cảnh tối tăm, tất khó khỏi bị ma quỉ khuấy nhiễu. Sau mỗi thời niệm Phật, ngươi nên hồi hướng cầu cho tất cả oan gia đời trước đều được nhờ công đức ấy sanh về cõi lành. Ngoài ra, không nên nghĩ tưởng gì khác. Ma có la lối khuấy nhiễu, chớ kinh sợ; không khuấy nhiễu cũng chẳng được sanh tâm vui mừng, chỉ nên chí thành khẩn thiết niệm Phật mà thôi. Như thế tự nhiên nghiệp chướng sẽ lần tiêu và phước huệ thêm lớn.

Đến như sự duyệt kinh, chớ nên bắt chước theo thói tệ cẩu thả không cung kính của người đời nay, mà phải xem như Phật, Tổ, Thánh hiền giáng lâm, mới có thật ích. Ngươi giữ được như thế, thì tấm lòng sẽ quang minh chánh đại, ma quỉ tà thần kia không còn chỗ dung thân. Nếu tâm ngươi trước đã tà vạy, tất chiêu cảm đến loài tà, đâu có thể khiến được ma quỉ lánh xa không khuấy nhiễu.

Về tha tâm thông, quỉ thần tuy có, song nhỏ hẹp và cạn gần. Nếu là bậc nghiệp hết tình không, thì cõi lòng như gương sáng trên đài, muôn hình đều hiện rõ. Ngươi không chí tâm niệm Phật mà muốn tìm hiểu chân tướng của việc ấy, đâu biết đó là gieo hột giống ma! Như gương báu sở dĩ có công năng chiếu suốt xa gần, là vì tự thể nó trong sáng không vướng một điểm bụi. Tấm lòng của ngươi bị nghiệp hoặc ngăn che, mà muốn được công dụng như thế, có khác nào như gương mờ lại bị bụi lấp, làm sao phát ánh sáng? Dù có, cũng là yêu quang, không phải ánh sáng chân thật.

Nhưng thôi, hãy gác việc ấy lại. Với hiện cảnh của ngươi, phải chí tâm niệm Phật như bị nạn nước lửa, như cứu cháy đầu, thì tất cả ma nghiệp đều tiêu.



Từ Ngữ Phật Học Trong: Sau Mỗi Thời Niệm Phật, Ngươi Nên Hồi Hướng Cầu Cho Tất Cả Oan Gia

Kinh Sách Liên Quan

 
1.    Khuyên Người niệm Phật cầu sinh tịnh độ, Chu An Sĩ | Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến, Việt Dịch
2.    Lá Thư Tịnh Độ, Đại Lão Hòa Thượng Thích Ấn Quang | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch
3.    Long Thư Tịnh Độ, Vương Nhựt Hưu | Đại Lão Hòa Thượng Thích Hành Trụ, Việt Dịch
4.    Luận Tịnh Độ, Đời Đường, Thích Ca Tài ở chùa Hoằng Pháp Kinh đô | Giới Niệm - Diệu Thảo - Chúc Đức, Việt Dịch
5.    Lược Luận Về Nghĩa An Lạc Tịnh Độ, Nguyên Ngụy Huyền Trung Tự sa-môn Đàm Loan | Sa Môn Thích Bửu Hà, Việt Dịch
6.    Nghi Thức Tịnh Độ, Khuyết Danh, Việt Dịch
7.    Ngũ Kinh Tịnh Độ, Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, Việt Dịch
8.    Niệm Phật Sinh Tịnh Độ, Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm | Thượng Tọa Thích Chân Tính, Việt Dịch
9.    Pháp Môn Tịnh Độ, Hòa Thượng Thích Trí Thủ
10.    Phật Giáo Nhân Gian Của Pháp Môn Tịnh Độ, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Minh Chánh, Việt Dịch
11.    Phật Thuyết Vô Lượng Thọ Phật Danh Hiệu Lợi Ích Đại Sự Nhân Duyên Kinh, Pháp Sư Khương Tăng Khải | Cư Sĩ Như Hòa, Việt Dịch
12.    Tam Kinh Tịnh Độ, Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh
13.    Tâm Thư Tịnh Độ, Diệu Âm Trí Thành
14.    Tịnh Độ Cảnh Ngữ, Bồ Tát Bật Sô Hành Sách Triệt Lưu | Cư Sĩ Như Hòa, Việt Dịch
15.    Tịnh Độ Cảnh Ngữ, Bồ Tát Bật Sô Hành Sách Triệt Lưu | Thích Nguyên Thành, Việt Dịch
16.    Tịnh Độ Cảnh Quan Yếu Môn, Sa Môn Hoài Tắc Ở Hổ Khê thuật | Thượng Tọa Thích Nguyên Chơn, Việt Dịch
17.    Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Như Hòa, Việt Dịch
18.    Tịnh Độ Giảng Lược, Hòa Thượng Thích Giác Quang
19.    Tịnh Độ Giáo Khái Luận, Pháp Sư Thích Ấn Hải | Ni Sư Thích Nữ Viên Thắng, Việt Dịch
20.    Tịnh Độ Hoặc Vấn, Đại Sư Duy Tắc Thiền sư Thiên Như Đời Dao Tần | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch