Phàm những kẻ tu Tịnh nghiệp phải dùng ‘quyết chí cầu sanh Tây Phương’ làm mục đích chính”. Niệm Phật duy chỉ cầu vãng sanh! Con đường này đi đúng rồi, các thứ khác đều không mong cầu. Không phải lão hòa thượng Hải Hiền đã nói rồi hay sao? “Những thứ cảm ứng, lạ kỳ đều chẳng mong cầu, những gì tự nhiên mới tốt”. Công phu thành phiến cũng chẳng mong cầu. Công phu thành phiến là tự nhiên thành tựu, chẳng phải do cầu mà đạt được. Lão nhân gia nói: “Niệm Phật niệm đến một lúc nhất định nào đó, bất kỳ lúc nào cũng đang niệm Phật”. Đó không phải là công phu thành phiến hay sao? Công phu thành phiến là tự nhiên thành tựu, chẳng do tạo tác làm ra.
Chư vị Tổ sư đều là những người tu hành từng trải, lời khai thị của các Ngài thấu tận tim gan, thổ lộ tâm huyết của mình, câu nào cũng xuyên giấy, chẳng có nửa chữ nào dư thừa. Ngàn lời vạn ngữ, chẳng có gì không củng cố tín nguyện cầu vãng sanh của chúng ta, không đến thế giới Cực Lạc sẽ không được! Tín nguyện của chúng ta phải vững chắc “đến mức gió thổi không lọt, mưa rơi không ướt, như tường đồng, vách sắt”thì vãng sanh mới có hy vọng.
Lão cư sĩ Hạ Liên Cư nói: “Muốn được tám gió thổi không lay động, cần phải khẳng định một câu cương tông”. Một câu”tức là một câu A Di Đà Phật”. Dùng một câu A Di Đà Phật, giống như dựa vào một tòa núi Tu Di. Bất luận gặp phải cảnh giới thuận hay nghịch, khổ hay vui cũng vậy, tuyệt chẳng bao giờ đánh mất câu Phật hiệu này. Đó mới là kiên trì chánh niệm”.
Lão hòa thượng Hải Hiền đã làm được! Tuy Ngài không biết chữ, chẳng có trình độ văn hóa, nhưng những lời khai thị của tổ sư đại đức nói trên, Ngài đã thực hiện được hết. Tín nguyện cầu vãng sanh của Ngài vô cùng kiên cố, trời có sập cũng chẳng thể lay động được. Nếu quý vị xin Ngài khai thị về niệm Phật, Ngài sẽ bảo quý vị: “Chẳng có gì để khai thị hết!”Ngài chẳng giống Ấn Quang Đại sư nói một tràng đại đạo lý, nhưng bản thân của Ngài chính là một bộ Ấn Quang Đại Sư Văn Sao sống động. Những đạo lý mà Ấn Quang Đại sư đã dạy, Ngài đều thực hiện viên mãn. Cho nên một câu Phật hiệu này, Ngài đã niệm thành công. Ấn Tổ khai thị chúng ta: “Chỉ cần niệm một câu A Di Đà Phật thuần thục, thành Phật còn có dư. Chẳng học các pháp khác, có gì hối tiếc?”Lão hòa thượng Hải Hiền dùng cả đời Ngài để biểu diễn câu ấy đến mức tột cùng.
Như có kẻ niệm Phật mấy mươi năm, nếu lúc tối hậu bỏ lửng, khinh thị trì danh, đổi qua tu pháp khác, vậy thì coi như xong rồi, hoàn toàn sai rồi. Có loại người như vậy không? Có. Từ xưa cho đến nay có rất nhiều, vậy là thế nào? Niệm cả một đời mà không gặp được Phật, thì họ liền nghi ngờ. Đại Thế Chí Bồ Tát, Trong Viên Thông Chương nói với chúng ta, Nhớ Phật niệm Phật hiện tiền tương lai nhất định thấy Phật. Chúng ta nhớ Phật niệm Phật hiện tiền, tương lai vì sao lại không gặp được Phật. Đại Thế Chí Bồ Tát dạy cho chúng ta phương pháp Niệm Phật, Chúng ta thử nghĩ xem chúng ta đã làm được chưa? Thâu nhiếp sáu căn tịnh niệm tương tục, hai câu này vẫn chưa làm được, thì niệm Phật sẽ không có cảm ứng. Nhớ Phật nghĩa là trong tâm nghĩ đến Phật, Niệm Phật nghĩa là miệng niệm Phật. Cần cái gì? Cần thâu nhiếp sáu căn, tịnh Niệm tương tục, Tịnh niệm, thì niệm Phật không được xen tạp.
Người bây giờ phiền phức, trên người có mang theo điện thoại. Niệm được mấy câu Phật hiệu thì điện thoại reo rồi, lập tức bị dừng lại, liền bị gián đoạn. Điện thoại chính là ma chướng lớn nhất, Có người tặng cho tôi, tôi cũng cám ơn họ. Họ tặng một cái điện thoại cho tôi. Nhưng mà làm sao? Tôi đem nó bỏ đi. Tôi không có bị lừa, Không có điện thoại thanh tịnh biết bao nhiêu!
Không có điện thoại, Tôi không quấy nhiễu ai, Người khác cũng đừng quấy nhiễu tôi. Thâu nhiếp sáu căn đó là công phu thật sự.
Cái pháp thâu nhiếp này phải làm như thế nào? Mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, Lục căn tiếp súc với lục trần thì cần tu tập điều gì? Không phân biệt, không chấp trước, Đây là thâu nhiếp sáu căn của tiểu thừa, Thấy được rõ ràng, nghe được rõ ràng, nhưng không có ý niệm chấp trước, không có ý niệm phân biệt. Giống như mặt gương soi thấy hình tướng bên ngoài. Soi thấy được rõ rang, nhưng mặt gương không có phân biệt, không có chấp trước. Đây gọi là thâu nhiếp lục căn.
Ngài Hải Hiền niệm Phật 92 năm, thời gian dài đến như vậy, Tôi nghĩ rằng Ngài chắc chắn không chỉ có 4 lần. Ngài Tâm địa thanh tịnh, không nhiễm bụi trần, thường hay lui tới với A Di Đà Phật. Ngài cũng giống như Viễn Công vậy, Ngài không nói, một thời gian dài như vậy, Ở vào cái thời đại khó khăn khổ nạn đến như vậy, Ngài phải nhẫn chịu. Chẳng có ai lại bằng lòng chịu cái khổ này, Đều hy vọng sớm một ngày được vãng sanh, đây chính là nguyện vọng của Ngài. Ngài có cầu xin với A Di Đà Phật, nhưng A Di Đà Phật thì bảo cứ từ từ, bây giờ cơ duyên vẫn chưa chín mùi, kêu Ngài biểu pháp. Ý nghĩa của biểu pháp là gì? Đem giáo hóa của Phật Đà làm ra cho người ta xem. Không cần dùng lời nói, Là kinh gì? Tôi xin nói với các vị, đó là Đại Thừa Vô Lượng Thọ kinh. Bạn mang bộ kinh này giở ra xem thử, đem nó đối chiếu với Ngài. Không có điều nào mà Ngài không làm được, tất cả đều làm được.
Ở phẩm thứ 8, Phật có đề ra một cương lĩnh, Thiện hộ tam nghiệp.
Thiện hộ khẩu nghiệp, bất cơ tha quá, Ngài làm được rồi. Cả một đời không nói lỗi người khác, không phê bình người. Thiện hộ thân nghiệp, bất phạm luật nghi, Ngài làm được rồi. Thiện hộ ý nghiệp, thanh tịnh vô nhiễm. Chín mươi hai năm không có tâm tham, không có sân hận, không có hoài nghi. Không có tham, sân, si, mạn, nghi. Bạn hỏi Ngài. Ngài nói "Tôi cái gì cũng biết"Cái gì cũng nhịn được
Lão cư sĩ Hạ Liên Cư có làm một đôi liễn để kính điếu vị tổ thứ mười ba của Tịnh độ Tông là Ấn Quang Đại sư. Ngài hội tập kinh văn dịch đời Tần và đời Đường của kinh A Di Đà. Đệ tử nghĩ: Nếu dùng đôi liễn này để kính viếng tổ thứ mười bốn của Tịnh độ Tông là Hải Hiền Đại sư cũng rất thích hợp. Hai câu liễn như sau:
“Pháp âm tuyên lưu linh đắc thù thắng lợi ích an lạc
Từ bi gia hựu, thành tựu như thị công đức trang nghiêm”.
Là một vị xuất gia, tôi có nghĩa vụ và có trách nhiệm. Trước khi kết thúc, tôi dùng nhiều phương thức để lập lại nhiều lần một câu nói trong Ấn Quang Văn Sao rồi nhấn mạnh thêm, hòng nhắc nhở mọi người. Đương nhiên lời của Ấn Tổ là văn Văn Ngôn, đệ tử trực tiếp quy nạp, phiên dịch thành: “Thời kỳ Mạt Pháp, muốn liễu sanh thoát tử ngay trong một đời này, duy nhất chỉ có một pháp môn là Tịnh độ”. Nhiệm vụ cấp bách của chúng ta hiện nay là niệm Phật cầu vãng sanh, hạ công phu trên câu Phật hiệu này.
Sau cùng, tôi cúng dường mọi người thêm hai câu thơ. Hai câu thơ này của Tỉnh Am Đại sư nhằm biểu đạt tâm nguyện và sự hành trì của chính mình, mà cũng mô tả một cách chân thật lão hòa thượng Hải Hiền:
“Bình sanh chỉ hữu Tây quy nguyện,
Khẳng vị tha duyên phụ thử tâm?
Bình sanh chỉ nguyện về Tây,
Chẳng vì duyên khác đổi thay tâm này”.
Hôm nay báo cáo tới đây. Nếu trong quá trình báo cáo có sai sót, kính xin sư phụ thượng nhân và các vị đồng tu phê bình, sửa đổi, chẳng tiếc ban cho lời dạy, mong đại chúng từ bi bố thí hoan hỷ.
Bất tiếu đệ tử Thích Tự Liễu khấu trình.
LÃO HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG NHẬN XÉT
“Chúng ta còn ba mươi lăm phút, còn mấy bài nữa? Còn hai bài. Tôi nghĩ, chúng ta nghe xong, ai nấy đều được lợi ích, thọ dụng. Pháp sư Tự Liễu chẳng phải là tự liễu! Pháp sư giúp mỗi người, mỗi cá nhân chúng ta tự liễu. Hai chữ “Tự Liễu”này chẳng phải là của pháp sư chuyên dùng, mỗi người chúng ta ai nấy cũng nên tự liễu. Những chuyện khác tôi sẽ không nói dài dòng nữa, hãy nghe bài kế tiếp. Báo cáo của mỗi người đều hay, đều khiến cho tôi sanh tâm hoan hỷ”.