* Vừa muốn hiểu thấu đáo Ðạo thì ma cảnh đã hiện trước, tâm thiếu cẩn trọng đối với một chuyện thì vạn thiện đều mất. Vì thế, căn cứ vào kinh, lập ra mười hạnh gây trở ngại lớn, đặt tên là Thập Bất Cầu Hạnh:

1. Một là nghĩ đến thân, chẳng cầu không bệnh. Không bệnh thì tham dục sanh, ắt phá giới, thoái đạo. Biết tánh của bệnh là Không, bệnh chẳng não hại được. Vì thế, lấy bệnh làm thuốc hay.

2. Hai là ở đời chẳng cầu không nạn. Ðời không nạn thì kiêu ngạo, xa xỉ nổi dậy, ắt muốn chèn ép hết thảy. Hiểu nạn vốn là vọng thì nạn cũng chẳng làm gì được. Vì thế, hoạn nạn là giải thoát.

3. Ba là cứu xét tâm, đừng cầu không chướng. Tâm không chướng thì học qua loa, chưa đắc mà nói đã đắc. Hiểu chướng chẳng có cội rễ thì chướng tự lặng. Vì thế, dùng chướng ngại để tiêu dao.

4. Bốn là lập hạnh chẳng cầu không có ma sự. Hạnh không có ma sự thì nguyện chẳng kiên cố, ắt sẽ chưa chứng mà nói là đã chứng. Thấu hiểu ma là giả có, ma nhiễu sao nổi! Vì thế, lấy quần ma làm pháp lữ.

5. Năm là mưu sự chẳng cầu dễ thành. Sự dễ thành thì chí khinh mạn, ắt sẽ xưng ta có tài. Hiểu rõ việc được thành tựu vốn tùy thuộc nghiệp, chứ chẳng phải do tài năng. Vì thế, lấy sự khó làm điều an vui.

6. Sáu là giao tình chẳng cầu ta được lợi. Mong lợi mình sẽ thiếu đạo nghĩa, ắt sẽ thấy người khác sai trái. Xét rõ tình vốn có nhân thì tình sẽ nương theo duyên. Vì thế, lấy mối giao tình tệ bạc làm tư lương.

7. Bảy là chẳng cầu người khác thuận thảo với mình. Người ta thuận thảo thì trong lòng ta sẽ kiêu căng, ắt chấp mình là phải. Chúng ta sống trong đời, người khác chỉ đáp trả mình. Vì thế, lấy kẻ nghịch làm vườn rừng.

8. Tám là thí đức, chẳng cầu báo đáp. Làm điều công đức mà mong được báo đáp chính là có ý đồ, ắt muốn phô trương tiếng tốt. Hiểu rõ đức vô tánh, mà cũng chẳng thật. Vì thế, coi việc thí đức như bỏ đôi dép rách.

9. Chín là thấy lợi chẳng cầu được hưởng phần. Ðược hưởng phần lợi thì tâm si phát động, ắt bị tham lợi hủy hoại mình. Thấu hiểu lợi vốn là không, chẳng mong cầu lợi. Vì thế, coi lợi sơ bạc là phú quý.

10. Mười là bị chèn ép chẳng cầu kêu oan. Bị chèn ép mà kêu oan thì còn giữ lòng nhân ngã, ắt oán hận sẽ nẩy nở. Chịu đựng chèn ép, khiêm tốn, thì sự chèn ép tổn thương gì được mình? Vì thế, lấy việc bị chèn ép làm hạnh môn.

Như thế thì chịu đựng chướng ngại mà lại trở thành thông suốt, cầu thông suốt mà lại bị chướng ngại. Những chướng ngại ấy đều trở thành diệu cảnh. Bởi lẽ đó, đức Như Lai đắc Bồ Ðề đạo ngay trong chướng ngại. Dù là lũ La Sát, Ca Lợi, hay bọn Ương Quật, Ðề Bà[5] đến tạo nghịch, đức Phật đều thọ ký, giáo hóa họ trở thành Phật, há chẳng phải là lấy cái nghịch kia làm cái thuận cho mình, lấy cái hủy báng của họ làm điều thành tựu cho chính mình ư?

Huống hồ, lúc thời bạc, thế ác, nhân sự dị thường, lẽ nào người học đạo không có chướng ngại? Nếu chẳng đã ở trước trong chướng ngại thì làm sao bài trừ nó cho được, khiến cho đại bảo của Pháp Vương vì đó bị mất đi, chẳng tiếc lắm ư!

Nhận định:

Bộ luận này bị thất truyền đã lâu, Tổ Vân Thê Liên Trì mong được đọc nhưng không được đọc. May nhờ ngài Linh Phong ghép nó vào tác phẩm Niệm Phật Thập Yếu, nó mới được lưu truyền rộng rãi. Xin hãy thọ trì hai hạnh Chánh và Trợ trên đây, chớ coi thường. Lại nên dùng mười Ðại Ngại Hạnh (Bất Cầu Hạnh) trên đây để nhất nhất tự nghiệm thì quả thật, ngay trong lúc bệnh hoạn, gặp nạn, cho đến lúc bị ép uổng thì tâm niệm Phật chỉ càng tăng thêm, hiểu khổ, quán Không, chẳng oán, chẳng hiềm, không vướng mắc, không ngăn ngại, giống như đắc tam-muội, ắt được sanh về Tây.

___________________
Trích Dẫn Bảo Vương Tam Muội Niệm Phật Trực Chỉ Của Tứ Minh Diệu Hiệp Đại Sư Thời Minh
Trích từ: Niệm Phật Pháp Yếu
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 48 Pháp Niệm Phật, Sa Môn Thích Tịnh Lạc Tải Về
2 Niệm Phật Thành Phật, Hòa Thượng Thích Phước Nhơn Tải Về
3 Niệm Phật Vô Tướng, Cư Sĩ Hạnh Cơ Tải Về
4 Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ Tải Về
5 Niệm Phật Tam Muội Bửu Vương Luận, Tịnh Sĩ Tải Về
6 Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương Luận, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về
7 Niệm Phật Cảnh, Hòa Thượng Thích Minh Thành Tải Về
8 Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật, Thích Nguyên Anh Tải Về
9 Niệm Phật Nhất Định Được Vãng Sanh, Hòa Thượng Thích Giác Qủa Tải Về
10 Niệm Phật Tứ Đại Yếu Quyết, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
11 Ý Nghĩa Chân Thật Của Bổn Nguyện Niệm Phật, Cư Sĩ Diệu Âm Tải Về

Mười Thứ Tín Tâm
Pháp Sư Dật Nhân Biên

Mười Tâm Trong Kinh Bảo Tích
Pháp Sư Dật Nhân Biên

Mười Điều Lợi Thù Thắng
Pháp Sư Dật Nhân Biên

Mười Điều Tâm Niệm
Đại Sư Diệu Hiệp

Mười Nghiệp Lành
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm

Nguyện Thứ Mười Phổ Giai Hồi Hướng
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Mười Điều Trọng Yếu Của Sự Tu Hành
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Mười Điều Chướng Ngại
Đại Sư Linh Phong Ngẫu Ích Trí Húc