Skip Navigation LinksHome > Pháp Bảo > Khai Thị Phật Học > Niem-Phat-Chang-Tuong-Ung-Voi-That-Tuong-La-Do-Ba-Loai-Nguyen-Nhan

Niệm Phật Chẳng Tương Ứng Với Thật Tướng Là Do Ba Loại Nguyên Nhân
Đại Sư Đạo Nguyên | Dịch Giả :Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa

Hỏi: Pháp môn Niệm Phật nếu tu hành nơi Thật Tướng, do người tương ứng với Thật Tướng rất ít, [vậy thì] người trong tương lai có thể sanh về Tây Phương cũng rất ít?

Đáp: Niệm Phật chẳng tương ứng với Thật Tướng là do ba loại nguyên nhân:

1) Do tín tâm chẳng thuần, lúc còn, lúc mất: Tín tâm chẳng thuần tịnh, chẳng nhất tâm hướng về Tây Phương, có lúc tin tưởng, có lúc chẳng tin!

2) Do tín tâm bất nhất, chẳng quyết định: Tín tâm chẳng chuyên nhất, vừa niệm A Di Đà Phật cầu sanh Tây Phương, vừa xen tạp danh lợi, nhân ngã, thị phi. Đối với chuyện trong thế giới Sa Bà vẫn chẳng buông xuống được. Vì thế, cái tâm “chán lìa thế giới Sa Bà, ưa cầu thế giới Cực Lạc” nhất định phải trọn đủ thì mới có thể tương ứng với Thật Tướng.

3) Do tín tâm chẳng liên tục, xen lẫn những ý niệm khác: Tín tâm chẳng thể liên tục. Hôm nay quý vị tin tưởng, rất thuần tịnh, rất chuyên nhất, nói là đối với thế giới Sa Bà, quý vị đều buông xuống, nhưng ngày mai lại biến đổi, tín tâm chẳng thể kiên cố. Như vậy thì tới khi lâm chung, sẽ chẳng tương ứng với A Di Đà Phật.       

Do vậy, người niệm Phật rất nhiều, người sanh về Tây Phương rất ít, [nguyên nhân là vì] tín tâm chẳng chuyên nhất, chẳng thuần tịnh, chẳng thể liên tục.

Đệ tử Phật có hai hạng người:

1) Hạng thứ nhất, chẳng phát tâm tu hành. Dẫu đối với tu hành bèn tận lực tu, niệm Phật bèn tận lực niệm, nhưng hoàn toàn chẳng tin tưởng “niệm A Di Đà Phật có thể liễu sanh tử, sanh về Tây Phương”. Đấy là tuy phát đạo tâm tu hành, nhưng niệm Phật ơ hờ, qua quít, chẳng phát nguyện trong tương lai sẽ chứng đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn rồi quay lại độ chúng sanh. Vì thế, niệm Phật chẳng đắc lực, giống như chẳng tu hành.

2) Hạng thứ hai thì chân thật phát tâm tu hành, nghiêm túc niệm Phật mong sanh về Tây Phương. Lại còn muốn thừa nguyện tái lai, nhưng chẳng hiểu rõ đạo lý “không chấp tướng”, đối với những gì đã tu tập đều chẳng thể lìa tướng. Pháp môn tu hành rất nhiều, bất luận pháp môn nào cũng đều có thể dùng để phá chấp trước. Phân biệt đại lược, chúng ta có hai thứ chấp trước: Một thứ là Ngã Chấp, thứ kia là Pháp Chấp. Nếu quý vị là bậc thượng căn, tu tập chẳng chấp tướng, sẽ lập tức phá trừ Ngã Chấp và Pháp Chấp. Chẳng phải là căn cơ cao nhất, trước hết, hãy nên biết “tu hành đừng nên chấp tướng”, cứ thong thả mà hành thì cũng có thể phá trừ Ngã Chấp và Pháp Chấp. Quý vị chẳng thể đi theo con đường “chẳng chấp tướng” thì phiền não chấp trước vốn có đã chẳng bị phá trừ, do tu hành Phật pháp, lại tăng thêm những phiền não chấp trước mới, làm sao có thể đạt được lợi ích chân thật trong Phật pháp?

Ví như hàng xuất gia có giới xuất gia, kẻ tại gia có giới tại gia. Quý vị vừa mới thọ giới, tự cho là mình ghê gớm lắm, đấy là Ngã Chấp; ngỡ chính mình trì giới thanh tịnh, đấy là Pháp Chấp:

1) Một là xem thường kẻ khác. Kẻ khác chẳng thọ giới, chính mình thọ giới, ngỡ là mình cao hơn kẻ khác. Đấy là dấy lòng ngã mạn.

2) Hai là hủy báng người khác. Cho rằng kẻ khác không thọ giới, chẳng hiểu giới luật! Quý vị đã thọ giới, thấy các tật xấu của người ta, trước hết là phê bình vị cư sĩ này phạm giới, vị cư sĩ kia phạm giới. Sau đó, phê bình vị xuất gia này phạm giới, vị xuất gia kia phạm giới, chỉ có quý vị không phạm giới! Hằng ngày tạo khẩu nghiệp; đấy là trì giới chấp tướng. Tu Định thì vừa mới biết tĩnh tọa, đã ngỡ chính mình công phu cao lắm, kẻ khác đều chẳng biết tĩnh tọa, chỉ có quý vị biết tĩnh tọa! Phê bình người này chẳng dụng công tu hành, tạo khẩu nghiệp hủy báng người khác. Nghe kinh thì mới vừa nghe đôi câu danh tướng, bèn ngỡ chính mình hiểu biết rất nhiều Phật lý. Do vậy bèn phê bình kẻ khác đều chẳng hiểu Phật lý, ngỡ trí huệ của chính mình đặc biệt cao. Đấy là tu hành chấp tướng, chẳng phá phiền não vốn có, do chấp tướng tu hành, lại tăng thêm một số phiền não mới, tạo khẩu nghiệp mới! Niệm A Di Đà Phật, tu Giới, Định, Huệ, công khóa bình thường thì mỗi ngày quý vị phải niệm ba ngàn, năm ngàn, hoặc một vạn câu Phật hiệu, [do chấp vào số lượng câu niệm Phật, cảm thấy ta niệm Phật rất siêng năng], thấy người khác đều chẳng tu hành, thậm chí hủy báng người khác! Căn bệnh nẩy sanh do chấp tướng.

Niệm Phật thì phải tu hành nơi Thật Tướng, vì tương ứng với Thật Tướng thì sẽ tương ứng với quang minh trí tướng của A Di Đà Phật, nhất định có thể sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới.
 
Trích từ: Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Ba Đề Xá Nguyện Sanh Kệ Giảng Ký
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện, Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh Tải Về
2 Phật Thuyết A Di Đà Yếu Giải Giảng Ký, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
3 Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Bà Đề Xá Chú Giải Giảng Nghĩa, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
4 Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Giảng Ký, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
5 Vãng Sanh Tịnh Ðộ Luận Giảng Ký, Hòa Thượng Thích Nhất Chân Tải Về
6 A Di Đà Kinh Yếu Giải Giảng Ký, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
7 Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm Giảng Ký, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
8 Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Kinh, Cư Sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền Tải Về
9 Phật Thuyết A Di Đà Kinh Yếu Giải Giảng Ký, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
10 Kinh Bồ Tát Di Lặc Hỏi Đức Phật Về Bổn Nguyện, Thượng Tọa Thích Chánh Lạc Tải Về
11 Phật Giáo Và Cuộc Sống, Thượng Tọa Thích Hạnh Bình Tải Về

Phương Pháp Liễu Sanh Thoát Tử
Cư Sĩ Liêu Địch Liên

Mượn Cảnh Mộng Đạt Thật Tướng
Hòa Thượng Thích Phước Nhơn

Vô Tướng Là Chân Thật Tướng
Đại Sư Diệu Liên

Phương Pháp Niệm Phật
Lão Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam