Ðại trượng phu là kẻ có tinh thần kiên nhẫn không thối lui, khắc phục hết mọi gian khổ.

Ở đời, xuất gia là chuyện hết sức hy hữu, cũng là chuyện con người khó thấu đáo. Vì sao xuất gia thì nhất định phải chịu khổ? Bởi vì xuất gia thì không còn làm chuyện nam nữ luyến ái, không được khiêu vũ, và cũng không được ăn uống chơi bời nhậu nhẹt. Phàm nếu muốn trở thành bậc xuất chúng anh tài thì phải nhẫn chịu những điều người khác không thể nhẫn chịu được, phải chấp nhận nổi khổ mà người khác không thể nhận nổi. Chỉ có tu luyện như vậy mới thành thân kim cang bất hoại. Cho nên nói:

Bất kinh nhất phiên hàn triệt cốt,

Chẩm đắc mai hoa phổ tỷ hương?

Nghĩa là:

Không qua một lần lạnh thấu xương,

Sao đặng hoa mai nở ngát hương?

Người xuất gia tâm cần chuẩn bị: Xuất gia là vì muốn liễu sinh thoát tử; muốn vĩnh viễn không còn thọ nổi khổ của sinh tử luân hồi. Dù đối diện với đủ thứ khổ ải vẫn không lo sợ, càng khổ càng tốt. Khi đụng đến đau khổ chớ đầu hàng, cải biến ý hướng ban đầu, tìm cách trở đầu thối chuyển. Mình cần phải có tinh thần kiên nhẫn, bất thối, phải khắc phục mọi khổ sở gian nan, đó mới là bậc đại trượng phu. Cho nên xuất gia không phải là chuyện mà mọi người ai cũng làm được, dù là tướng tá chưa chắc đã làm đặng. Do đó nói rằng: "Xuất gia là chuyện của thần thánh, " không phải là chuyện của những thứ ruồi muỗi tép riêu. Có câu rằng:

Thọ khổ tức liễu khổ, hưởng phước thị tiêu phước.

Nghĩa là:

Chịu khổ mới hết khổ, hưởng phước là tiêu phước.

Quý vị coi các vị cao tăng đại đức thời xưa đều do tu khổ hạnh mà giác ngộ. Không vị Tổ sư nào do sự hưởng thọ sung sướng mà khai ngộ cả. Quý vị lùng khắp bộ Ðại Tạng Kinh cũng không tìm được vị nào cả.

Chúng ta cần phải có tâm nhẫn nại thì mới được lợi ích nơi pháp hỷ sung mãn. Phải có tâm khắc khổ thì mới đắc trí huệ giác ngộ. Không thể đi ngược lại với Phật đạo. Mình phải luôn luôn nhiếp tâm chuyên ý dụng công, đem tâm niệm thu hồi trở lại, không có vọng tưởng vẫn vơ, đó chính là quản thúc "tâm như ngựa, ý như khỉ." Ðừng để tâm mình chạy theo ngoại cảnh.

Khi xuất gia tu Ðạo thì trước hết phải trừ khử lòng tham, phá bỏ sân hận, diệt đi si mê. Tận trừ sạch sẽ ba thứ độc đó thì trí huệ tự nhiên hiện tiền. Làm sao có thể quét sạch những thứ đó một cách triệt để? Tức là dùng Giới, Ðịnh, Huệ (tam vô lậu học) để làm công cụ. Giới thì trị được tham, Ðịnh thì trị sân, huệ thì trị si. Cho nên người xuất gia gọi là "Sa Môn." Sa Môn dịch ra nghĩa là "Cần Tức, " tức là "Cần tu Giới, Ðịnh, Huệ, tức diệt tham, sân, si." Tức là siêng năng giữ Giới, Ðịnh, Huệ, trừ diệt tham, sân, si. Nếu mọi người ai cũng hết tham sân si, thì thế giới sẽ hòa bình.

Giảng ngày 18 tháng 11 năm 1983

Trích từ: Khai Thị 1
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 48 Pháp Niệm Phật, Sa Môn Thích Tịnh Lạc Tải Về
2 Niệm Phật Thành Phật, Hòa Thượng Thích Phước Nhơn Đọc Tiếp Tải Về
3 Niệm Phật Vô Tướng, Cư Sĩ Hạnh Cơ Tải Về
4 Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ Tải Về
5 Niệm Phật Tam Muội Bửu Vương Luận, Tịnh Sĩ Tải Về
6 Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương Luận, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về
7 Niệm Phật Cảnh, Hòa Thượng Thích Minh Thành Tải Về
8 Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật, Thích Nguyên Anh Tải Về
9 Niệm Phật Nhất Định Được Vãng Sanh, Hòa Thượng Thích Giác Qủa Tải Về
10 Niệm Phật Tứ Đại Yếu Quyết, Cư Sĩ Như Hòa Tải Về
11 Ý Nghĩa Chân Thật Của Bổn Nguyện Niệm Phật, Cư Sĩ Diệu Âm Tải Về

Học Phật Cần Phải Tu Giới, Ðịnh, Huệ
Hòa Thượng Thích Tuyên Hóa

Làm Thế Nào An Tâm Đoạn Vọng
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Phá Vọng Hiển Chơn
Đại Sư Linh Phong Ngẫu Ích Trí Húc

Niệm Phật Phá Vọng
Đại Sư Linh Phong Ngẫu Ích Trí Húc

Niệm Phật Đối Trị Vọng Tưởng
Hòa Thượng Thích Tịnh Không