Skip Navigation LinksHome > Pháp Bảo > Khai Thị Phật Học > Neu-Mong-Dut-Thi-Le-Nao-Khong-Phai-La-Do...?

Nếu Mộng Dứt Thì Lẽ Nào Không Phải Là Độ...?
Nguyên Ngụy Huyền Trung Tự sa-môn Đàm Loan | Dịch Giả :Sa Môn Thích Bửu Hà

Hỏi: Nếu mộng dứt thì lẽ nào không phải là độ? Nếu tất cả chúng sinh đều dứt mộng thì thế gian lẽ nào không tận?

Đáp: Nói mộng là thế gian, nếu mộng dứt thì không còn mộng, không còn mộng thì cũng không nói đến độ. Như thế nên biết, thế gian tức là xuất thế gian, tuy độ vô lượng chúng sinh nhưng không rơi vào điên đảo.

Bốn, nghi Phật không được Nhất thiết chủng trí. Vì sao? Vì nếu có thể biết hết thảy các pháp thì các pháp rơi vào hữu biên; nếu không biết hết thảy các pháp thì chẳng phải Nhất thiết chủng trí. Để đối trị nghi này nên Phật nói Vô đẳng vô luân tối thượng thắng trí.

Vô đẳng vô luân tối thượng thắng trí: Trí của phàm phu hư vọng, trí của Phật như thật, hư vọng và như thật khác nhau rất xa, theo lẽ không thể sánh ngang, cho nên nói là vô đẳng. Hàng thanh văn, bích-chi-phật muốn biết các pháp, phải vào định mới biết, rời khỏi định thì không biết, nhưng cũng chỉ biết giới hạn. Phật được tam-muội Như thật, thường ở trong thiền định sâu xa, nên biết rõ vạn pháp không hai, pháp ấy sâu xa vi diệu không gì sánh bằng, cho nên nói là vô luân. Bồ-tát Bát địa trở lên, tuy được dụng của tam-muội[12] Báo sinh, không còn ra vào, nhưng tập khí nhẹ huân vào tam-muội, nên không được hoàn toàn thanh tịnh sáng suốt, nếu so sánh thì trí Phật vẫn ở trên. Phật đầy đủ trí-đoạn[13], như pháp chiếu soi, pháp vô lượng nên chiếu cũng vô lượng. Giống như cái hộp lớn thì sức chứa cũng lớn, cho nên nói là tối thượng.

Ba câu này cũng có thể xoay vần bổ xung nhau, vì trí Phật không ai bằng cho nên vô luân, vì vô luân cho nên tối thượng thù thắng; cũng có thể nói vì trí Phật tối thượng thắng cho nên vô đẳng, vì vô đẳng cho nên vô luân. Vậy thì chỉ nói vô đẳng là đủ, đâu cần nói hai câu sau? Giống như trí của tu-đà-hoàn, tuy không bằng trí của a-la-hán, những cùng một trí. Bồ-tát Sơ địa đến Thập địa cũng như vậy, trí tuy không ngang nhau, nhưng cùng một trí. Vì sao? Vì chẳng tối thượng. Ông dùng hữu biên-vô biên để gạn hỏi, để nghi Phật chẳng phải bậc Nhất thiết trí, thật là điều không đúng.

_______________

[12] Báo sinh tam-muội 報生三昧: Tam-muội mà pháp thân Bồ tát từ địa thứ tám trở lên có được. Sau khi vào tam-muội này, tâm tự nhiên trở thành vô công dụng, có khả năng nhậm vận vô tác mà thị hiện các loại thân để tế độ chúng sinh hoặc cúng dường Phật.

[13] trí đoạn智、斷: Trí đức và đoạn đức làm sáng tỏ chân lý và đoạn diệt phiền não.
 
Trích từ: Lược Luận Về Nghĩa An Lạc Tịnh Độ
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
2 An Sĩ Toàn Thư - Khuyên Người niệm Phật cầu sinh tịnh độ, Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến Tải Về
3 Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ Tải Về
4 Lá Thư Tịnh Độ, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
5 Tịnh Độ Thập Nghi Luận, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
6 Tịnh Độ Sanh Vô Sanh Luận, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về
7 Tịnh Độ Vấn Đáp, Thích Nhuận Nghi Tải Về
8 Tịnh Độ Pháp Ngữ, Nhiều Dịch Giả Tải Về
9 Tịnh Độ Tập Yếu, Thích Nữ Minh Tâm Tải Về
10 Tịnh Độ Hoặc Vấn, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
11 Tịnh Độ Cảnh Ngữ, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
12 Tịnh Độ Nhập Môn, Cư Sĩ Diệu Âm Tải Về
13 Tịnh Độ Vựng Ngữ, Hòa Thượng Thích Minh Thành Tải Về

Mười pháp giới không lìa một tâm niệm
Hòa Thượng Thích Tuyên Hóa

Thế Giới Quan Của Đạo Phật
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm

Các Chủng Loại Thế Giới
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm

Biển Thế Giới Hoa Tạng
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm

Cực Lạc Thế Giới
Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh