Home > Khai Thị Niệm Phật > Than-Nguoi-Kho-Duoc
Thân Người Khó Được
Hòa Thượng Thích Thiện Phụng


Đây là tập sách vì hàng Phật tử sơ cơ khuyến tu niệm Phật, tuy nhiên chúng tôi nghĩ rằng, dù là Phật tử sơ cơ hay chư vị hành giả đã thâm niên niệm Phật, dù tu theo pháp môn niệm Phật hay bất cứ pháp môn nào đi chăng nữa, thì tinh thần cảnh sách lúc nào cũng quan trọng, bởi đối với người tu học, nếu không thường xuyên cảnh sách nhắc nhở bản thân, e rằng sẽ khó mà thúc liễm thân tâm, chớ nói gì đến việc trì danh niệm Phật để được nhất tâm bất loạn. Do vậy, trong tập sách nhỏ này, nội dung cảnh tĩnh đời sống vô thường được chúng tôi chú trọng đưa vào phần đầu sách.

Nhân đây chúng tôi xin thưa cùng quý Phật tử, trước đây khoảng hai năm, chúng tôi đã biên soạn và ấn tống tập sách “Nhất tâm niệm Phật – Quyết định vãng sanh”, nhiều Phật tử sau khi xem rất phấn khích, càng thêm tin tưởng vào pháp môn niệm Phật. Nhiều vị ở xa, đã gởi thơ, gọi điện về chùa thỉnh cầu chúng tôi biên soạn thêm phần cảnh sách để sách tấn động viên người tu học. Thật ra, ý kiến của quý Phật tử yêu cầu chúng tôi thực hiện việc này cũng rất phù hợp với tâm nguyện của chúng tôi, ngặt rằng khả năng của chúng tôi lại giới hạn, văn chương chữ nghĩa càng không phải sở trường, thêm vào đó là tuổi già sức yếu thường xuyên đau bệnh, nên tự xét, khó có thể đáp ứng trọn vẹn niềm tin và sự quan tâm của quý Phật tử.

Cũng cần nói thêm, trong cuốn sách “Nhất tâm niệm Phật Quyết định vãng sanh” trước đây, chúng tôi đã biên soạn rất nhiều về nội dung cảnh sách, nào là “Sanh tử là việc lớn của đời người’, “Ngày giờ qua mau, mạng sống giảm dần”, nào là “Cảnh tĩnh vô thường”, “Lập chí tu hành”… Nhắc lại điều này, ý chúng tôi muốn nói, những điều gì cần chia sẻ với quý Phật tử, chúng tôi đã dốc lòng trang trải. Do vậy, nay có trình bày thêm điều gì cũng không ra ngồi những điều mà chúng tôi đã cởi mở. Thiết nghĩ, tinh thần cảnh sách là để nhắc người tu phải biết quý trọng thời giờ, phải nỗ lực tích tạo thiện nghiệp, tinh tấn nhiếp tâm niệm Phật, nội dung trọng tâm của việc cảnh sách chỉ là như vậy. Trên tinh thần khuyến tu, hàng ngàn cuốn sách đã được xuất bản, hàng trăm bài pháp ngữ của chư vị Tổ sư đã khai thị, thì cũng xoay quanh trọng tâm này. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là trong tâm tư sâu kín của chúng ta đã cảm nhận được gì ở đó? Qua những lời văn thống thiết, tràn đầy bi tâm lân mẫn như vậy, chúng ta tiếp nhận nó tới đâu? Đời sống tu hành của chúng ta có chuyển biến tích cực hơn không? Đây là ý nghĩa và mục đích thiêng liêng của văn cảnh sách. Do vậy, nếu quý Phật tử khi có duyên được nghe, được đọc những dòng cảnh sách của chư Phật, chư Tổ, của chư vị Tôn đức, chúng tôi rất mong quý Phật tử hãy để tâm lưu ý đến, hãy dọn lòng lắng nghe mà suy nghiệm, mà sửa đổi, để sự tiến hóa tâm linh của quý Phật tử, thật sự hòa hợp với tinh thần thiêng liêng của văn cảnh sách.

Chúng ta ai cũng biết, trong đời sống thế gian, để làm một người có vị trí xã hội, có tiền của tài sản, có sức khỏe tướng hảo, có nhân cách và uy tín… thì không phải dễ, không phải ai cũng làm được, căn cứ theo luật nhân quả thì họ cũng phải tu nhân tích đức nhiều đời nhiều kiếp mới có được kết quả như vậy. Đó là nói về người đời, còn đối với người tu hành giải thốt khỏi sự bức ngặt của khổ đau luân hồi sanh tử, thì sự tu hành không thể đơn giản, không thể qua loa đại khái mà mong kết quả được.

Chư Phật dạy rằng, sanh tử là vấn đề trọng đại nhất của đời người, nếu không tha thiết với việc tu hành giải thốt ra khỏi luân hồi sanh tử, thì không thể nào gieo được chánh nhân trên bước đường học Phật. Hầu hết quí Phật tử đều tin lời Phật dạy “sanh tử” là “việc lớn”, thế nhưng không hiểu vì sao đa phần vẫn chưa thật sự tha thiết với việc tu hành, qua tiếp xúc nhiều Phật tử, chúng tôi hiểu ra rằng, đó là do chúng ta thường ỷ lại. Nhiều người cho rằng, lời Phật dạy là chân thật bất hư, nay mình đã tin rồi, mai mốt từ từ tu cũng đâu có muộn. Trong giới Phật tử tại gia họ thường suy nghĩ rằng, bây giờ còn sớm, phải lo củng cố kinh tế cái đã, phải lo dạy dỗ con cái thành tài cái đã, mai mốt đời sống sung túc, con cái nên người, ổn định mọi việc xong xuôi, khi đó chỉ lo chuyên tu thôi thì cũng đâu có gì là muộn. Còn đối với giới xuất gia, thì suy nghĩ của họ có vẻ thuyết phục hơn, bây giờ tập trung học hành cái đã, không học biết gì mà tu; có vị cho rằng, bây giờ tuổi mình còn trẻ, phải tham gia công tác Phật sự cho nhiều, đến khi lớn tuổi, về già thập thất chuyên tu cũng chẳng muộn màng gì…

Những suy nghĩ trên đây, có thể nói rằng, đó là những suy nghĩ tích cực, nhưng chúng tôi mạo muội cho rằng, đó chỉ là hướng tích cực trong đời sống thế gian… Bởi họ đâu có thật sự cảm nhận mạng sống con người nó mong manh như giọt sương buổi sớm, nó hắt hiu như ánh nắng chiều tàn, nó leo lắt như ngọn đèn dầu trước gió, nó vô thường trong chớp mắt, nó tự hoại từng phút từng giây và tất cả chúng ta vẫn đang lặn hụp chơi vơi giữa dòng sanh tử. Nếu không cảm nhận điều này sâu sắc, chắc chắn chúng ta sẽ để luống qua một đời, chắc chắn chúng ta sẽ không thể nào tự cứu nổi lấy mình. Và như vậy, thời gian cứ lặng lẽ trôi, dòng đời cứ âm thầm chảy, còn chúng ta, buông xuôi theo dòng thế sự, thả nổi mình trôi lềnh bềnh trên đó, ôm theo những ý tưởng hạ liệt, phục vụ cho nhu cầu ngũ dục của riêng mình, trong khi đó, cái đại nhân duyên với Phật pháp ngày nào, nay chỉ còn là hình thức, còn nội dung cốt lõi là bồ đề tâm thì ngày càng mờ nhạt. Vì trung thành với vô minh, thiết tha với ngũ dục, thỏa hiệp với ma vương, nên tự mình khóa trái cửa giải thốt của chính mình. Đến nước này, hậu quả tất nhiên là chẳng sáng sủa gì. Bây giờ, tự ngẫm lại những gì mình đã kinh qua, là người chân thật hướng về ngôi nhà giác ngộ, nếu còn chút đạo tâm và còn một chút tinh thần vượt thốt, lẽ nào chúng ta không cảm thấy xót xa đau đớn.

Đối với những người tu theo pháp môn niệm Phật, dù niệm Phật ít hay niệm Phật nhiều, dù chuyên nhất hay chưa chuyên nhất, thì mỗi ngày chúng ta đều có niệm Phật, nhân đó mà phiền não từ từ cũng bớt dần, nghiệp chứng từ từ cũng tiêu dần, nếu chúng ta nhận thức đời sống vô thường, tha thiết với việc giải thốt sanh tử thì công phu niệm Phật sẽ tiến triển hơn, tam nghiệp sẽ thuần thục hơn. Nếu được như vậy cũng quý hóa lắm rồi. Chúng ta cũng nên lưu ý, trong quá trình niệm Phật hay tu tập bất cứ pháp môn nào, chúng ta cũng không nên sanh tâm nôn nóng vì những tồn đọng hạn chế của bản thân, cũng không nên gấp gáp đòi hỏi sự hỷ lạc thanh tịnh trong khi núi nghiệp của chúng ta nhất thời chẳng thể nào gội sạch… Ông bà ta thường nói “cháo nóng húp quanh, nợ trả dần” là nhằm chỉ cho chúng ta cách trả những món nợ khổng lồ mà trong một sớm một chiều chúng ta không có khả năng trả nổi. Nghiệp chướng, vô minh, phiền não của chúng ta được ví như bát cháo nóng, đã là bát cháo nóng thì chúng ta không thể nào ăn nhanh cho hết trong một lúc được, mà chúng ta phải ăn từ từ bằng cách húp quanh miệng bát, ăn theo cách như vậy thì bát cháo dù nhiều thế nào, dù nóng đến đâu, thì bát cháo nóng đó dần dần cũng sẽ hết. Điều quan trọng là chúng ta có kiên nhẫn, có chịu làm theo như cách ông bà ta đã chỉ dạy hay không? Thật tình, chúng ta không thể nào biết được vô minh, phiền não, nghiệp chướng của chúng ta sâu dày cỡ nào, cũng không thể nào biết niệm Phật đến chừng nào thì mới hết tham sân si phiền não, mới được vãng sanh Cực Lạc, duy có một điều chúng ta biết chắc là đời sống rất vô thường, mạng sống chúng ta thì rất ngắn ngủi, nay sống mai chết, nay khỏe mai yếu, tai nạn bất thường họa vô đơn chí thình lình ập đến không thể thốt được. Do vậy cách tốt nhất là chúng ta hãy cố tranh thủ thời gian lúc ta còn minh mẫn, còn khỏe mạnh để gia tâm tinh tấn niệm Phật. Có như vậy thì chúng ta mới có chút ít vốn liếng làm tư lương hậu thuẫn cho lúc về già, bởi khi về già tinh thần chúng ta sẽ trở nên bạc nhược, mệt mỏi, không còn nhuệ khí như khi còn trai trẻ, đã vậy thì làm sao gượng dậy dụng công tu tập. Lúc trẻ không tu, về già mờ mịt, suốt một đời tạo tác trả vay, vay trở, đến cuối đời thì đành chịu xuôi tay, khi đó mắt mờ, tai điếc, đi đứng khó khăn, ý chí không còn, chỉ còn cách buông xuôi phó thác cho nghiệp lực dẫn dắt đi vào tứ sanh lục đạo. Như vậy chẳng phải luống qua một đời uổng phí lắm sao?

Ở đời người ta hay nói “Việc hôm nay chớ để ngày mai”. Đây là một câu nói trong đời sống thế gian, mới nghe tưởng như tầm thường, nhưng không phải vậy, nhất là đối với người chân thật tu hành, đã nhận thức sâu sắc về lý vô thường thì đây quả là một kinh nghiệm vô cùng quý giá. Quả thật như vậy, trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường hay dễ duôi qua ngày tháng, hưỡn đãi trong công việc điều này tưởng là bình thường nhưng rất sai lầm; nghĩ mình còn trẻ, thân thể còn tráng kiện, đầu óc còn sáng suốt, đời sống còn lâu dài, việc tu hành có gì đâu mà vội, khi nào việc đời xong thì đến việc đạo, có gì đâu phải gấp, về già tập trung niệm Phật rồi cũng về Tây phương Cực Lạc có gì đâu mà phải lo. Và những suy nghĩ sai lầm lệch lạc này chỉ chựng lại khi nào chúng ta thật sự trải nghiệm đời sống vô thường trong biến cố cuộc đời của chính chúng ta.

Khi đề cập đến vấn đề này, chúng tôi chợt nhớ lại, cách đây hơn một năm, dù tuổi đã cao nhưng tôi cảm thấy sức khỏe vẫn còn có thể phụng sự việc công ích cho xã hội và đóng góp Phật sự cho giáo hội, trong quãng thời gian này, chúng tôi có ý định sẽ tăng thời gian tĩnh tọa và chuyên nhất niệm Phật hơn nữa, ý định là như vậy, nhưng rồi Phật sự đa đoan, việc chùa, việc giáo hội, việc tham gia từ thiện khắp nơi chiếm hết thời gian, cho đến khi bất ngờ ngã bệnh đột biến, được mọi người đưa đi bệnh viện cấp cứu… tôi mới giật mình tỉnh ngộ… thiết nghĩ, được ở chùa từ lúc mới lọt lòng như tôi, biết tụng kinh niệm Phật từ lúc tóc xanh còn để chỏm, dù tu hành không nhiều, nhưng ít ra cũng được trên vài chục năm niệm Phật, thế phát xuất gia cho trên 200 vị, dẫu rơi rớt gì cũng còn lại 100 vị, đóng góp cho xã hội, phụng sự cho giáo hội cũng được mấy chục năm, công phu công quả ngần ấy tưởng chừng tạm đủ tư lương, nào ngờ đến khi được đưa vào bệnh viện cấp cứu… mới cảm thấy nuối tiếc cho những khoảng thời gian mà bản thân chưa thể dành trọn vẹn cho công phu trì danh niệm Phật. Đây là bài học kinh nghiệm xương máu cho bản thân tôi, cũng là bài học quý giá cho môn đồ pháp quyến trong tông môn chúng tôi, hy vọng rằng, bài học “Việc hôm nay chớ để ngày mai” cũng là bài học ý nghĩa cho quý Phật tử xa gần đang hướng về ngôi nhà Tịnh Độ.

Qua mẩu chuyển ngắn mà chính bản thân tôi đã trải nghiệm vừa kể trên đây, chắc có lẽ cũng sẽ đọng lại trong lòng quý Phật tử ít nhiều về sự chần chừ hứa hẹn với những công việc cấp bách trong đời sống, nhất là trong việc tu hành niệm Phật. Chúng tôi nghĩ rằng, ai đã từng ở cảnh ngộ này, chắc sẽ không khỏi chạnh lòng khi đã để thời gian vùn vụt trôi qua mà bản thân mình thì hầu như chưa làm được điều gì thật sự hữu ích cho bản thân, ngồi việc phung phí quỹ thời gian vô cùng quý báu và tạo tác thêm vô vàn nghiệp chướng. Thiết nghĩ, ở đời dù chúng ta có giàu có, mạnh khỏe đến đâu, vị thế quyền lực cỡ nào, thì cũng chẳng tài nào có thể đảm bảo mạng sống của mình trước đời sống vô thường. Do vậy khi đã nhận thức sâu sắc về lý vô thường, chúng tôi mong rằng quý Phật tử cần biết tận dụng thời gian trong đời sống ngắn ngủi này để khỏi ân hận lúc về già và hoảng loạn khi phải giáp mặt với những phút giây bứt ngặt luân hồi sanh tử. Nhìn vào đời sống thế gian mịt mờ chạy theo vọng duyên điên đảo, đối với người con Phật đã tin sâu Phật pháp, đã thông hiểu phương pháp tu hành thốt ly sanh tử, thì đây là một diễm phúc tuyệt vời nhất trong đời sống con người. Dù là người Phật tử sơ cơ tu theo pháp môn niệm Phật thì chúng ta vẫn có quyền vui sướng tự hào rằng chúng ta đang sở hữu một kho báu vô giá bất hoại giữa thế giới vô thường và dòng đời vạn biến; khi chúng ta phát tâm bồ đề, khởi ý niệm Phật, tức là chúng ta đã làm nên một cuộc cách mạng vĩ đại nhất cho bản thân mình rồi, chúng ta niệm Phật tức là chúng ta đã lập nên một kỳ tích ngay trong đời sống của chúng ta, thật sự là như vậy, vì xuôi theo dòng chảy thời gian bất tận, đa số người đời đều dành trọn quãng đời ngắn ngủi của mình để lao vào tạo tác trả vay vay trả, nhịp sống cứ xoay vần như thế hết tháng này qua năm khác, ngồi khoảng thời gian đầu tắt mặt tối với đa đoan công việc, thì khoảng thời gian còn lại dành cho ăn uống ngủ nghỉ vui chơi giải trí, nói chung là con người đã dành hết thời gian một đời người để đi tìm đầu vào và đầu ra cho nhu cầu ngũ dục, thật hiếm mấy ai nghĩ đến tọa thiền niệm Phật.

Nếu không có đại sự nhân duyên với Phật pháp, quả thật luống qua một đời vô ích. Đối với những người có công ăn việc làm, vui hưởng quả phước ở kiếp người như đã trình bày cũng gặp không ít nhọc nhằn, huống là đối với người kém may mắn hơn. Khi không có việc làm, đa số người đời rơi vào hồn cảnh này đều phải cam chịu cuộc sống ăn bám gia đình và xã hội, thậm chí có người còn lao vào những chuyện phi pháp để thỏa mãn nhu cầu ngũ dục của bản thân. Ông bà ta thường nói: “Nhàn cư vi bất thiện” là nhằm ám chỉ những người nhàn rỗi thường tìm đến các thú vui vô bổ và không lành mạnh như rượu chè, cờ bạc, ngồi lê đôi mách, tạp thoại thị phi. Sự thật là như vậy, khi cuộc sống không có định hướng, lại sống trong nhàn rỗi, con người thường hay mắc phạm sai lầm, từ đó dễ tạo nghiệp bất thiện để rồi chuốc lấy quả báo đau khổ về sau. Chúng ta thử hỏi, tại sao chúng ta không tranh thủ cơ hội này mà niệm Phật để làm tư lương cho ngày mai trong khi đời sống của chúng ta vô cùng ngắn ngủi, mạng sống của chúng ta đang ngày một giảm dần.

Đức Phật dạy, người niệm Phật được vô lượng vô biên phước đức. Khi niệm Phật, quý Phật tử sẽ trừ được phiền não, trừ được các nghiệp bất thiện của thân khẩu ý, niệm Phật sẽ giúp cho thân tâm quý Phật tử được an lạc, tăng trưởng thiện căn, phát huy trí tuệ, nhờ đó nghiệp chướng được tiêu trừ, đồng thời tinh thần sẽ trở nên minh mẫn, thể chất dồi dào… Lợi ích của việc niệm Phật là vô vàn không thể nào kể hết, trước mắt, khi chúng ta niệm Phật, dù chưa hết vọng tưởng, nhưng ít ra chúng ta có được ngay cái lợi ích hiện tiền là chúng ta sẽ không nói ra những lời thị phi sai quấy như khi chúng ta ngồi lê đôi mách; khi chúng ta niệm Phật, dù chưa được nhất tâm, nhưng ít ra chúng ta sẽ không hoang tưởng chuyện viển vông và không khởi lên những vọng tâm hướng về ngũ dục như khi chúng ta để tâm thức lang thang vật vờ vô định…. Chỉ đơn cử như vậy thôi chúng ta cũng đã vượt lên trên cái tâm niệm phàm phu tục tử thường tình vốn là sở trường của con người rồi đó. Còn khi chúng ta tinh tấn nỗ lực tập trung vào việc trì danh niệm Phật, tức là chúng ta đã đặt một gót chân của mình vào ngôi nhà giải thốt giác ngộ siêu phàm vượt Thánh rồi. Dù chúng ta có còn phiền não, nghiệp chướng nhiều hay ít, dù mạng sống của chúng ta chỉ còn có vài năm hay nhiều hơn năm ba mươi năm nữa, thì ít ra chúng ta cũng đã làm được một việc làm thật sự có ích cho bản thân mình, cho cha mẹ ông bà, cửu huyền thất tổ của mình, nhất là chúng ta đã không phí phạm thời gian và chúng ta có quyền hãnh diện vì chúng ta đã có được những tháng ngày đáng sống.

Trong cuộc sống, chúng ta luôn tất bật công việc, từ việc gia đình cho đến việc cơ quan, xã hội, trong nhịp sống thời đại, ít khi chúng ta dành thời gian cho riêng mình để vui chơi thư giãn, chứ nói gì đến tọa thiền niệm Phật. Chính nhịp sống thời đại đã cuốn hút con người vào vòng xốy của nó, biến con người trở thành cỗ máy tạo tác vô cùng khốc liệt, cũng từ đó, nên hư thành bại, đúng sai phải quấy, thiện ác đẹp xấu cứ lớn dần lên ngập cả hư không pháp giới và con người thì nhỏ bé lại, ngày càng chìm nghỉm dưới cái hố sâu mà tự mình đã đào sẵn, dưới cái hố sâu này, con người rướn mắt nhìn lên thì chỉ thấy tồn thiện ác đúng sai thị phi nhân ngã chống hết cả bầu trời. Sở dĩ xảy ra như vậy là do con người không biết Phật pháp, không tin nhân quả, không biết đời sống là vô thường, không biết trân quý sự sống chân thực của chính mình.

Đối với người học Phật, thời gian luôn là vấn đề quan trọng, biết tranh thủ thời gian, biết nỗ lực niệm Phật, sẽ giúp cho người tu hành bước những bước chân an nhiên tự tại trở về ngôi nhà giải thốt. Nhưng một khi người tu hành giải thốt đánh mất căn bản của mình, thả mình trôi theo dòng chảy thế gian, thì chúng ta thử hỏi lại mình, chúng ta đã tự quy y Phật Pháp Tăng chưa? Chúng ta đã có quãng thời gian tinh tấn trì danh niệm Phật chưa? Sự thật thì chúng ta đã từng quy y, từng tinh tấn niệm Phật, nhưng vì sao hôm nay chúng ta lui sụt? Vì Phật pháp không linh nghiệm hay vì nghiệp chướng của chúng ta? Nếu vì Phật pháp, thì tại sao xung quanh ta mọi người đều chuyên cần tha thiết trì danh niệm Phật, trong số đó đã có không ít người an nhiên tự tại vãng sanh? Nếu chúng ta cật vấn lương tâm, chúng ta mới thấy rằng, nghiệp chướng chúng sanh thời mạt pháp quả là sâu nặng, mà nơi mỗi bản thân chúng ta là một minh chứng xác thực nhất. Nếu chúng ta quá dễ dàng chạy theo vọng duyên trần cảnh, quá dễ dàng buông xuôi theo ngũ dục, thì cần thiết nhất là chúng ta hãy mau mau thức tỉnh, dụng tâm tha thiết ân cần sám hối, để rồi sau đó, tự hỏi lại mình, chúng ta đã làm được gì cho bản thân chúng ta khi đang sống quãng đời ngắn ngủi trong cái thế giới không chắc thật này, hay chúng ta cứ mãi mê tạo tác, cần cù đi tìm đầu vào và đầu ra cho nhu cầu ngũ dục? Thế giới văn minh ngày nay đã sản xuất ra không biết cơ man nào là sản phẩm tiện ích phục vụ nhu cầu hưởng thụ của con người và để có được hàng trăm ngàn chủng loại sản phẩm phục vụ nhu cầu ngũ dục đó, chắc chắn là nó đã ngốn hết của chúng ta hơn phân nửa thời gian tồn tại của con người và gần như nó chiếm trọn quãng thời gian sung sức nhất của một đời người. Chúng ta đã dành trọn phần nhuệ khí tinh anh, phần minh mẫn tráng kiện nhất trong đời người ngắn ngủi của mình chỉ để làm ra nó với mục đích duy nhất là hưởng thụ nó. Chúng ta vẫn biết rằng, quy luật tuần hồn trong một đời người là sanh già bệnh tử, chúng ta sinh ra trong đời sống và làm việc chỉ để giải quyết giai đoạn từ sanh đến giai đoạn cận kề cái tuổi già của chúng ta mà thôi, còn khi chúng ta thật sự già cỗi, thật sự đau bệnh và trong giây phút lâm chung cận kề cái chết, thì hầu như chúng ta đành xuôi tay bất lực. Vậy mà khi đề cập đến vấn đề tu hành, hay được ai đó nhắc nhở rằng hãy dành một ít thời gian để sống đích thực cho bản thân mình đi, tức thì chúng ta vờ đi ngay, nếu không tránh né được chúng ta cũng than thở ngay là bận việc quá, thời gian đâu mà niệm Phật.

Như chúng ta đã biết, đã sinh ra trong thời đại, tất nhiên phải chịu chung cộng nghiệp với nhân sinh thời đại. Trong nhịp sống thời đại, ai mà không bận, trên thực tế cuộc sống ngày nay, một phụ nữ vừa tan ca ở xưởng ra là phải vào chợ ngay, sau đó về nhà lo cơm nước, người đàn ông thì phải tranh thủ mọi thời gian ở xí nghiệp để về sớm đón con cái đi học, thậm chí một em bé đi học vừa về là phải ôm xấp vé số đi bán ngay mới có đủ tiền phụ mẹ cha trang trải nhu cầu sống của gia đình, người nghèo khó có cái bận rộn của người nghèo khó, người giàu sang cũng có cái bận rộn của người giàu sang, người vị trí cao cho đến người bần cùng trong xã hội hết thảy đều bận rộn. Tuy nhiên thật tình mà nói, chẳng qua chúng ta chỉ bận rộn trong thời gian ở cơ quan công xưởng mà thôi, chớ chẳng ai làm việc 24/24 như chiếc kim giây của cái đồng hồ mà tồn tại bao giờ. Ngồi thời gian làm việc, chắc chắn ai cũng được rảnh rang cả, điều đáng tiếc là chúng ta không biết sắp xếp thời gian chứ không phải chúng ta không có thời gian, hơn nữa chúng ta vẫn chưa thật sự nhận thức sâu sắc về cái “ngày mai” điêu linh bứt ngặt nhất mà chúng ta phải giáp mặt, chúng ta vẫn chưa lường hết những điều bất ngờ sẽ đến với mỗi chúng ta trong đời sống vô thường này…

Chúng tôi cho rằng, cái giá trị đích thực của nhịp sống thời đại là sự an bình trong tâm hồn nơi mỗi con người thời đại. Và giá trị đích thực của con người thời đại là làm cho thời đại mà mình đang sống trở nên hòa bình an lạc.

Muốn đạt được những giá trị cao quý này, trước hết con người phải biết quý trọng mạng sống của mình, phải biết quý trọng thời gian, quý trọng từng bước đi an lạc của mình. Chỉ khi nào con người nhận ra chân giá trị của con người là sự giác ngộ và chân giá trị của cuộc sống là bầu trời giải thốt hòa bình an lạc, chúng tôi nghĩ rằng, khi đó chúng ta sẽ không còn tránh né hay than thờ “thời gian đâu mà niệm Phật”.

Trong đời sống thế gian hình như người ta thường hay có bệnh tự quan trọng hóa mình với biểu hiện tất bật trong công việc. Trong giờ làm việc, chúng ta có bận bịu thật, nhưng ngồi giờ làm việc, chúng ta vẫn còn nhiều thời gian để ăn uống, tắm giặt, ngủ nghỉ, vui chơi, lái xe đi dạo… Thiết nghĩ, trong khoảng thời gian này và thậm chí ngay trong lúc chúng ta làm việc thì chúng ta vẫn có thể niệm Phật, vẫn có thể suy tư để tìm ra giải pháp hợp lý phục vụ cho tiến trình tu tập của mình. Chúng tôi thiết nghĩ, sở dĩ chúng ta hoang phí quá nhiều thời gian là do chúng ta chưa nhận thức sâu sắc về đời sống vô thường, dù rằng đôi khi chúng ta cũng buột miệng thốt lên “vô thường quá” khi có một người bạn trong cơ quan vừa đụng xe tử nạn, hay một chị hàng xóm vừa lăn đùng ra chết vì trúng gió… Chúng tôi cho rằng, chỉ khi nào chúng ta nhận thức sâu sắc về lý vô thường thì khi đó chúng ta mới có thể chắt chiu thời gian, mới có thể khởi lên cái tâm từ bi để xót thương cho chính bản thân mình và khi đó chúng ta sẽ biết mình phải làm gì trong đời sống ngắn ngủi này, chứ không phải đợi người khác khuyên lơn hay nhắc nhở.

Nói đến giáo lý nhà Phật, tất cả đều cho là thiết thực, là vô cùng lợi ích, điều này ai cũng tin nhận, ai cũng tán thán, kể cả người Phật tử cũng như người theo đạo ông bà, nhưng để mọi người cùng nhau thực hiện thì quả là điều không dễ. Trong cuộc sống chúng ta thường cho rằng, làm việc gì cũng phải tập trung vào công việc, nên tâm trí đâu mà niệm Phật, điều này mới nghe qua tưởng chừng có lý, nhưng thực tế thì lại khác, bởi có người trong khi nấu ăn, tắm giặt, thậm chí đang làm những công việc có yêu cầu tập trung tinh thần cao hơn thì đầu óc họ vẫn vọng tưởng nghĩ ngợi trăm ngàn thứ chuyện trên trời dưới đất không đâu vào đâu cả, vậy mà công việc vẫn trôi chảy, công việc vẫn tốt đẹp không hề hấn gì cả. Như vậy cái thói quen vọng tưởng xem ra chúng ta dễ dàng chạy theo nó hơn là tập làm quen với câu niệm Phật và việc chúng ta khước từ niệm Phật là do nghiệp chướng nặng nề của chúng ta chứ không phải vì chúng ta bận rộn hay muôn vàn cách tránh né khác…

Như vậy, do nghiệp lực nặng nề đã khiến chúng ta mau chóng lười mỏi trong công phu trì danh niệm Phật, ngược lại chúng ta thoải mái nghĩ tưởng viễn vông, sa đà với những thú vui vô bổ tầm thường của thế gian, mặn mà đắm đuối trong ngũ dục. Một thực tế thật đáng tiếc nữa, khi niệm Phật thì chúng ta cho rằng vọng tưởng trong tâm chúng ta quá nhiều, không thể nào tập trung vào danh hiệu Phật được, thế nhưng khi vui chơi giải trí thì chúng ta tỉnh táo hẳn ra và cứ để mặc tình cho ngũ dục cuốn trôi. Điều này đồng với nghĩa là chúng ta luôn dành mọi ưu tiên cho vô minh phiền não và nâng nó lên một vị trí đặc biệt trong tâm hồn chúng ta. Thất tình lục dục, vô minh phiền não, từng giờ từng phút che lấp bản tâm thanh tịnh của chúng ta thì chúng ta lại ưu ái cưng chiều nuôi dưỡng nó, trong khi công phu tu hành trì danh niệm Phật là phương tiện thù thắng để giải thốt khổ đau luân hồi sanh tử thì chúng ta luôn có cảm giác mỏi mệt hững hờ, thậm chí tìm cách quay lưng lại với một câu né tránh khá quen thuộc lúc này chưa có thời gian niệm Phật. Đây quả là một nghịch lý khó chấp nhận, nhưng đa số Phật tử chúng ta lại bằng lòng trường hợp này, chúng tôi mạo muội cho rằng, chúng ta rất nặng nề và rất dè xẻn thời gian để hướng về ngôi nhà giải thốt giác ngộ, nhưng chúng ta đã rất hào phóng, dành rất nhiều thời gian để xây dựng địa ngục ngạ quỷ súc sanh trong kiếp vị lai của chúng ta.

Chúng tôi nói như vậy cũng không ngoa lắm, bởi đức Phật đã dạy, đời sống vô thường, thân người khó được, Phật pháp khó gặp, việc tu hành cầu mong thốt khỏi luân hồi sanh tử là việc trọng đại cấp bách của đời người. Chư vị Tổ sư cũng đã dạy: “Ngày giờ trôi mau, mạng sống con người giảm dần như con cá ở trong bể nước đang rò rỉ thì có gì mà vui. Mọi người hãy nỗ lực tinh tấn như cứu lửa cháy đầu. Đời sống vô thường chớ buông lung phóng dật”. Trước những lời khuyên chân thật thống thiết tràn đầy bi tâm lân mẫn thương xót chúng sanh như con đẻ của quý ngài, là người học Phật chân chính, chúng ta cần phải kịp thời thức tỉnh và hãy tranh thủ tối đa khoảng thời gian còn lại của đời mình mà nỗ lực tinh tấn chuyên cần niệm Phật.

Thiết nghĩ, thăng hoa đời sống tâm linh, tha thiết cầu mong giải thốt sanh tử là một việc cấp bách trọng đại chúng ta không nên do dự, chần chờ hay hứa hẹn. Đối với hàng Phật tử sơ cơ, nhiều người cho rằng, tụng kinh niệm Phật chiếm hết thời gian không ít, ảnh hưởng đến công việc, thậm chí gây xáo trộn đời sống gia đình. Theo chúng tôi, sự thật thì không phải vậy, bởi nếu chúng ta biết sắp xếp thời gian hợp lý và thông hiểu căn bản pháp môn trì danh niệm Phật, thì quá trình tu học của chúng ta sẽ vô cùng lợi lạc mà không hề ảnh hưởng gì đến công việc hay đời sống gia đình, ngược lại việc tu hành trì danh niệm Phật còn hỗ trợ rất nhiều cho công việc và đời sống chúng ta, bởi quả báo thù thắng của công phu niệm Phật rất vi diệu, chúng ta không thể nào dùng tư duy ý thức nghĩ bàn đến được. Dòng thời gian cứ vùn vụt trôi qua, nếu nhìn một cách tồn diện, chúng ta sẽ thấy lồi người vẫn mãi loay hoay trong bế tắc và triền miên tạo nghiệp. Nếu không tin Tam Bảo, không hiểu Phật pháp, không lập chí dụng công tu hành, thì ngồi việc tạo tác và hưởng cái quả phước mong manh kém cỏi của kiếp làm người, con người gần như không còn khả năng tự quyết định việc sống còn cho đời sống bản thân mình và phần đông chấp nhận con đường đi ngược lại với cội nguồn bản thể của mình. Nhịp sống thời đại ngày nay đã khiến con người trở nên hối hả, gấp gáp như những cỗ máy đang hối hả vận hành trên các công trường xí nghiệp, họ không biết rằng, chính con người mới là tác nhân đã biến nhịp sống trở nên nặng nề bất ổn.

Thực ra, nhịp sống xung quanh chúng ta có vọng động bất an hay yên bình hạnh phúc, có tăm tối nặng nề hay trong sáng thanh thản thì cũng đều tùy thuộc vào khả năng nhận thức và hành động của con người. Thế giới này còn chiến tranh hay vĩnh viễn hòa bình, đạt được hạnh phúc hay triền miên đau khổ cũng do chính con người quyết định. Do vậy, tất cả những người con Phật chúng ta phải cố gắng dành ra một khoảng thời gian nhất định trong ngày để chiêm nghiệm đời sống vô thường, soi rọi lại bản thân, quay về thế giới tâm linh và hơn bao giờ hết, lúc này là lúc chúng ta hãy cùng nhau vận tâm tha thiết cần cầu sám hối, tinh tấn trì danh niệm Phật để tự cứu lấy mình và cứu cả cái thế giới mong manh đầy bất an đau khổ đang hoại diệt trong từng phút từng giây này, vì trong tất cả chúng ta, không ai có thể biết trước được mình sẽ sống được bao lâu nữa… Ông bà ta thường nói: “Đời người như bóng câu qua song cửa”, nếu thấu hiểu vòng xoay của bánh xe luân hồi sanh tử và nhận ra cái giới hạn mong manh ngắn ngủi của kiếp người, thì đây quả là lời khuyên chuẩn xác, do vậy, là người học Phật chân chính, chúng ta không nên phí phạm thời gian.

Bước sang thế kỷ 21 này, với lớp người như lứa tuổi chúng tôi, thì gần nửa đời được sống, được nhìn thấy cái thế giới văn minh vật chất thật là năng động và sáng tạo. Sự thông minh tháo vát của con người thời đại đã phát kiến ra bao điều kỳ thú trong cuộc sống, nhưng thật đáng tiếc thay, sự cần mẫn năng động linh hoạt đó chỉ giúp cho con người miệt mài tạo tác để thỏa mãn bản năng dục vọng của chính con người. Chúng ta thử đơn cử xem lồi người đã tạo ra những gì, để qua đó chúng ta có thể rút ra một vài nhận xét.

Trong khi tìm tư liệu để minh họa về sự tạo tác của con người trong thế giới ngày nay, chúng tôi tình cờ có được một vài thông tin rất thú vị đã được đăng tải trên một tờ báo cũ. Theo bài báo này, đây là kết quả nghiên cứu của một nhà khoa học người Đức tên là Jurgen Gansere, được công bố trên tạp chí SZ Magazin với các thống kê tương đối chuẩn xác của những cơ quan trực thuộc Liên Hiệp Quốc vào năm 2001. Dựa theo kết quả nghiên cứu này thì chỉ trong một phút, con người đã sản xuất ra 61. lít rượu vang, 220. lít bia, 4 tấn ca cao, 11 tấn cà phê bột. Trong một phút người ta đã đánh bắt được 117 tấn cá chưa kể các loại hải sản khác, chế biến được 314 tấn thịt các loại ra thực phẩm, sản xuất được 14 tấn xúc xích thịt heo, 7 triệu quả trứng gia cầm, 680 ngàn ổ bánh mì ăn sáng. Trong một phút con người sản xuất ra 165 chiếc xe đạp, 62 chiếc ô tô, 178 cái ti vi, 181 cái radio, 7.935 đôi giày, 126 máy điện thoại, 15 tấn thuốc lá. Trong một phút trên thế giới có 272 em bé chào đời và 100 người bước sang bên kia thế giới. Trong một phút con người uống hết 3, 5 triệu lít bia các loại và thải ra 4 triệu lít nước tiểu. Đây là đơn cử sự tạo tác và diễn biến sinh tử của con người chỉ xảy ra trong một phút. Nếu trong một giờ thì chúng ta nhân lên 60 lần, nếu xảy ra trong một ngày, thì chúng ta cứ việc tiếp tục nhân nó lên 24 lần thì chúng ta sẽ có được những con số khổng lồ và chúng ta sẽ không thể nào hình dung ra nổi. Đọc qua những con số này, có lẽ chúng ta sẽ cảm thấy bàng hồng trước sự tạo tác khủng khiếp của con người. Tuy nhiên theo chúng tôi, những con số đã được các nhà khoa học thống kê trên đây cũng chỉ là con số tượng trưng dựa theo những cơ sở có thể thống kê được, so với con số thực thì nó vẫn chưa phải là đầy đủ. Bởi vì trên thực tế, có đến 2/3 dân số trên thế giới hiện nay thuộc về các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển, ở các quốc gia này, việc sản xuất không quy mô và việc trao đổi hàng hóa mang tính nhỏ lẻ nên khó có thể thống kê được, chẳng hạn như ở Việt Nam chúng ta, người uống rượu có đến 80% là dùng rượu đế, mà rượu đế là loại rượu được nấu đại trà tràn lan trong nhân dân thì làm sao có thể kiểm sốt thống kê được. Nói đến bia cũng vậy, với những loại bia tươi, bia hơi được sản xuất tràn lan khắp nơi và có khoảng trên 60% giới bình dân sử dụng. Việc đánh bắt hải sản, chăn nuôi gia súc cũng tương tự… Từ đó suy ra, chúng ta cũng khó có thể thống kê chính xác con người đã tạo tác những gì trong một phút.

Thật vậy, những số liệu mà người ta đưa ra vẫn chẳng thấm tháp gì so với con số chuẩn mà con người đã tạo tác trong từng giờ từng phút, bởi tài liệu trên đã được công bố từ năm 2001, tức cách nay đã 8 năm rồi, mà chúng ta đều biết, sau mỗi phút mỗi giờ, mỗi tháng mỗi năm. Tốc độ tăng trưởng luôn được con người đẩy cao hơn trước. Với tốc độ tăng trưởng tồn cầu, thì theo sau mỗi phần trăm tăng trưởng đó, mức sản xuất và tiêu thụ của con người cũng được nhân lên gấp bội, tất nhiên mức tăng trưởng về sanh và tử cũng nằm trong quỹ đạo này. Do vậy, nếu tính đến năm 2009 này thì những con số tượng trưng cho sự sanh và tử cũng như khả năng tạo tác của con người phải nói là không thể nghĩ bàn… Chúng ta cũng nên biết, trong bối cảnh suy thối kinh tế tồn cầu hiện nay, dù nền kinh tế có bị chựng lại, thì nạn thất nghiệp, đói kém, thiên tai, dịch bệnh trên thế giới này vẫn không ngừng tăng trưởng, thậm chí tăng trưởng cao hơn thời kinh tế thịnh vượng. Theo đó, vấn đề này ảnh hưởng không ít đến sự sanh và tử trong đời sống con người.

Là người xuất gia học Phật, từ lâu chúng tôi đã ít quan tâm đến thế sự và diễn biến xung quanh, thế nhưng khi đọc qua những con số đang nhảy múa reo vui trước sự tạo tác của con người, chúng tôi bỗng rùng mình thảng thốt cho nghiệp chướng nhân sinh thời mạt pháp và chợt nhận ra những con số nóng bỏng, khủng khiếp đó cũng nhằm khuyến cáo cho chúng ta rằng, những thành tựu mà thế giới văn minh vật chất mang đến khiến cho con người luôn tự hào về nó, thật ra đó cũng chỉ là kết quả của sự tạo tác không ngừng nghỉ, không ngồi mục đích phục vụ cho đời sống ngũ dục của con người trong kiếp sống ngắn ngủi này thôi!

Thật ra cái thân xác hư huyễn của chúng ta mỗi ngày lại vay mượn biết bao nhiêu là vật chất của thế giới xung quanh để tồn tại, để điểm tô vun bồi nó. Ngoại trừ người xuất gia và cư sĩ trường trai giữ giới, thì hầu hết con người trên thế giới này đều xâm phạm đến không biết bao nhiêu là sinh mạng các lồi cầm thú để nuôi dưỡng xác thân và thỏa mãn dục vọng của mình. Với những con số mà chúng ta được biết đã nêu, nhiều người cho rằng, chừng đó thôi cũng đủ để minh họa cho bức tranh tạo tác của con người, tuy nhiên, theo chúng tôi thì nó vẫn chưa đầy đủ lắm, nếu như chúng ta chưa nhận ra những con số khổng lồ khác đang ẩn tàng trong cuộc sống, đó là con người đã đốt cháy biết bao nhiêu thời gian để tạo dựng nên cái hình sắc thế giới văn minh vật chất ngày nay? Con người đã đổ ra biết bao nhiêu mồ hôi và nước mắt để tạo nên cái thế giới vật chất nhằm phục vụ cho đời sống ngũ dục của con người? Trên thế giới ngày nay, mỗi ngày trôi qua đã có bao nhiêu người chết đói? Bao nhiêu người mắc bệnh nan y đang nằm liệt giường chờ chết? Bao nhiêu người tàn tật, đui mù câm điếc? Bao nhiêu người không nhà cửa, bao nhiêu cô gái bán thân? Bao nhiêu kẻ nghiện ngập ngày càng lún sâu vào con đường hoại diệt và tội lỗi?... Nếu tự vấn điều này, chúng ta sẽ nhận ra rằng, những con số dù đã được thống kê hay những điều không thể thống kê được, cũng đều là những con số có hồn và sống động, nó là minh chứng xác thực nhất cho sự tạo tác triền miên của thế giới lồi người, đồng thời đó cũng là bài thuyết pháp sinh động nhất chỉ về sự xa rời bổn tâm thanh tịnh của con người đã đến hồi báo động. Theo chúng tôi, đó là nghiệp lực sâu dày của chúng sanh thời mạt pháp và là chướng nạn trong cõi Ta bà. Nghiệp chướng chúng sanh thì sâu dày như vậy, còn con người thì mãi mê tạo tác chưa từng có phút giây ngừng nghỉ để quay đầu lại với chính mình, trong khi đó thời gian thì cứ vùn vụt trôi qua, sức khỏe con người thì rất giới hạn, quãng đời ngắn ngủi còn lại của con người thì chẳng được là bao… Nhận ra điều này, có lẽ chúng ta chỉ còn biết nhiếp tâm mà niệm Phật để tự cứu lấy mình và hồi hướng về pháp giới, cầu cho chúng sanh thức tỉnh quay về nẻo giác để giảm bớt phần nào điêu linh khổ ải.

Trên nhịp sống thời đại ngày nay, một thực tế khiến chúng ta phải giật mình thảng thốt nữa, đó là mỗi ngày lồi người trên thế giới này phải tiễn biệt khoảng 150 ngàn đồng loại bước sang bên kia thế giới. Cái thế giới mà 150 ngàn con người ở cõi Ta bà này sẽ chuyển khẩu đến thì có bao nhiêu người tiến thẳng vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh? Điều này chúng ta không thể biết rõ được, nhưng có một điều chúng ta biết chắc rằng, trong chuỗi ngày ngắn ngủi còn lại từ nay đến cuối đời sẽ có một ngày không xa lắm, chúng ta sẽ từ giã cuộc đời này. Chắc chắn điều đó sẽ đến với mỗi người trong tất cả chúng ta đây, có thể là sang năm, sang năm nữa; có thể là năm mười năm hay vài chục năm nữa; nhưng cũng có thể là ngày mai, ngày mốt; cũng có thể là dăm ba phút nữa thôi… bởi trên dòng chảy vô thường, vạn sự vô thường, mạng sống cũng vô thường, mọi việc đều có thể xảy ra chúng ta không thể nào lường trước được.

Mỗi ngày có đến 150 ngàn người vĩnh biệt cuộc sống ra đi không trở lại, ngày nào cũng vậy, diễn biến tử sanh sanh tử đáng sợ này cứ tuần tự trôi qua và may mắn thay cho chúng ta là chúng ta vẫn còn sống sót, có lẽ đây là do nhân lành mà chúng ta đã gieo từ nhiều kiếp sâu dày hơn những đồng loại vắn số kia. Chúng ta nên ghi nhớ rằng, chúng ta tạm thời tồn tại không phải để tiếp tục lao vào con đường đam mê ngũ dục mà là để tỉnh thức kịp thời quay đầu hướng về con đường giải thốt.

Ai cũng biết có sanh ắt có tử, nhưng ở đời khi nói đến sanh thì mọi người đều hớn hở vui mừng, còn nhắc đến tử thì ai ai cũng ái ngại, dầu con người không dám nghĩ đến hay né tránh, thì vấn đề sanh già bệnh chết, sanh ly tử biệt vẫn là một thực tế phũ phàng mà con người phải luôn đối mặt. Nói đến vấn đề sanh tử, nhiều người cho rằng, đã sanh ra trên đời này thì phải sống, đã sống thì phải làm, làm thì phải ăn và cũng phải hưởng thụ nữa chứ, sanh lão bệnh tử là quy luật tự nhiên trong đời sống con người, có nghĩ tới nó cũng đến mà không nghĩ tới thì nó cũng đến, biết vậy rồi suy nghĩ làm gì cho mệt tâm mệt trí, sanh lão bệnh tử mà! Đa phần người sống trên thế gian này đều suy nghĩ như vậy, vì trước mắt họ, trên đôi vai của họ còn có biết bao nhiêu là gồng gánh phải mang. Trong tâm thức họ còn bao nhiêu cõi phiêu bồng để rong chơi cho thỏa chí… Thế nhưng đối với hàng Phật tử như chúng ta, khi đã nhận thức đời sống vô thường, Phật pháp khó gặp, thân người khó được, một lần mất đi khó trở lại làm người, nếu tu hành không khéo, e khó thốt khỏi luân hồi trong tứ sanh lục đạo. Nếu chúng ta luôn tâm niệm điều này thì chúng ta không thể nào thờ ơ buông lung qua ngày tháng mà không để tâm đến công phu tu niệm.

Chúng ta đang sống trên thế giới với dãy đầy chướng nạn và nguy cơ rình rập. Một trong những bất hạnh lớn nhất của đời người là chúng ta không gặp được Phật pháp để rồi nhắm mắt xuôi tay an phận sống trong vô minh, nghiệp chướng phiền não, nay chúng ta may mắn sanh được làm người, được gặp Phật pháp, lại tin sâu vào pháp môn trì danh niệm Phật, thì chúng ta quyết tâm không bỏ qua cơ hội ngàn năm chỉ đến một lần này mà hạ thủ công phu tu tập. Nếu chúng ta chưa chứng được Thánh quả, nếu chúng ta chưa bước ra khỏi vòng lẩn quẩn khổ đau luân hồi sanh tử thì nhất thiết chúng ta hãy mau mau tìm cách tự cứu lấy mình.

Sanh từ đâu đến? Chết đi về đâu? Thế nào là tự tánh Di Đà vô biệt niệm? Đại loại những điều cốt tủy của Phật pháp như thế này chúng ta vẫn còn mù mịt, trong khi đó, tâm thức chúng ta vọng khởi đảo điên trùng trùng điệp điệp, nghiệp chướng sâu dày ngày một dày thêm, phiền não mênh mông chất chồng thêm phiền não, con đường phía trước thì tối mù như đêm 30, trước sự thật bi đát và quá phũ phàng này, Phật tử chúng ta phải sống như thế nào để tự cứu lấy mình?

Trao đổi đến đây, chúng tôi mong rằng quý Phật tử không nên do dự, chần chờ, hay hứa mai hẹn mốt nữa, mà hãy bắt đầu từ ngay bây giờ, phát khởi ý chí dũng mãnh của mình hướng về ngôi nhà Tịnh Độ mà cất bước. Quý Phật tử thử nhìn lại ngay chính đời sống của mình, sẽ thấy quỹ thời gian còn lại của chúng ta thật là ít ỏi, do vậy chúng ta không nên phí phạm thời gian nữa, mà hãy gấp rút vì sự nghiệp giải thốt của chính bản thân mình bằng câu “Nam mô A Di Đà Phật”.

Để bù đắp lại những tháng ngày buông lung hoang phí, chúng ta cần phải tranh thủ thời gian mọi múc mọi nơi, bất cứ ở đâu có thể niệm Phật được là chúng ta niệm Phật, bất cứ hồn cảnh nào, tình huống nào xảy ra, chúng ta cũng nhất quyết không xa rời câu niệm Phật, chúng ta cũng đừng ngại khi vào nhà vệ sinh hay những nơi ô uế mà quên mất việc niệm Phật. Chúng ta cần phải niệm Phật mọi nơi, mọi lúc, trong mọi hồn cảnh, bằng nỗ lực cao nhất, nếu quý Phật tử chân thật niệm Phật như vậy, chúng tôi tin chắc rằng, chúng ta đang xây dựng trong tâm hồn chúng ta, xây dựng trong đời sống thế gian này một cõi Cực Lạc hiện tiền.

Cuốn sách nhỏ này có tựa đề là “Chân Thật Niệm Phật – Cực Lạc Hiện Tiền”. Nội dung mà chúng tôi mong muốn chia sẻ cùng quý Phật tử là nêu bật lên tính chân thật trong quá trình học Phật. Tự nghĩ, trong đời sống hằng ngày, nếu chúng ta không trung thực với chính mình và chân thật với mọi người, thì sẽ chẳng đem lại kết quả tốt đẹp cho bản thân và xã hội, huống gì nói đến việc tu học theo Phật pháp.

Trong quá trình tu học, có một vài Phật tử đã cho chúng tôi biết, họ đã dụng công tu tập qua nhiều năm tháng, song vẫn trì trệ, gặp trắc trở này đến chướng ngại khác, khiến cho công phu không thông suốt dẫn đến tình trạng chây lười mỏi mệt… Theo thiển ý chúng tôi, sở dĩ bế tắc như vậy, đó là do họ chưa phát huy được tính chân thật trong đời sống tu niệm hằng ngày. Tập sách nhỏ này vì hàng sơ cơ có duyên với pháp môn Tịnh Độ mà khuyến tu niệm Phật. Với lòng nhiệt thành và trong khả năng giới hạn của chúng tôi, qua những trang sách này, tự xét vẫn còn nhiều trùng lặp và luộm thuộm, chúng tôi mong muốn được chia sẻ với quý Phật tử những gì mà chúng tôi đã học được ở Thầy Tổ, cũng như một vài kinh nghiệm nhỏ trong quá trình tu học của bản thân, chỉ cốt mong sao khơi dậy tính chân thật trong tất cả chúng ta để cùng nhau thức tĩnh trước đời sống vô thường, cùng nhau xa rời ngũ dục, cùng nhau buông xả vọng tưởng tạp duyên, để mãi mãi tinh tấn không thối chuyển trong công phu trì danh niệm Phật.

Như chúng ta đã biết, nói đến pháp môn trì danh niệm Phật là nói đến lối tu thẳng tắt từ địa vị phàm phu thẳng tiến đến quả vị Thánh hiền. Theo như kinh A Di Đà, nếu chúng ta niệm Phật được nhất tâm bất loạn, dù cho bản thân mỗi chúng ta còn tích nghiệp trong quá khứ, thì chúng ta vẫn có thể đới nghiệp vãng sanh. Tuy nhiên chúng tôi mạo muội cho rằng, dù niệm Phật được xem là pháp tu thẳng tắt đơn giản dễ thực hành, dù 48 đại bi nguyện của đức Phật A Di Đà là chân thật bất hư, luôn hằng vì chúng sanh cõi Ta bà, lúc nào cũng dang tay mở lòng, phóng quang tiếp dẫn. Song nó còn đòi hỏi ở chúng ta có tha thiết tu niệm hay không? Có trung thực nhìn nhận những yếu kém của bản thân hay không? Có thật sự buông xả lăng xăng vọng tưởng, xa rời ngũ dục hay không? Nếu như chúng ta không đáp ứng được những yêu cầu quan trọng này, thì chắc chắn công phu của chúng ta sẽ khó mà đạt đến nhất tâm bất loạn, sự tu hành không chuyên nhất và thiết tha thì làm sao chúng ta có thể vãng sanh về Tây phương Cực Lạc. Thiết nghĩ, đây là những dấu hỏi lớn trong đời mỗi người học Phật, nhất là đối với những người đang tu theo pháp môn trì danh niệm Phật.

Như đã nói, niệm Phật là lối tu thẳng tắt, đưa chúng ta từ địa vị phàm phu thẳng tiến đến quả vị Thánh hiền, nhưng chúng ta cần phải hiểu rằng, để được tiến thẳng đến quả vị Thánh hiền, đòi hỏi chúng ta phải liên tục giữ gìn chánh nhân tu tập, chúng ta không để cho gián đoạn cái nhân Thánh hiền (biểu hiện qua thân khẩu ý) ngay trong đời sống thường nhật của mỗi chúng ta, nói một cách khác, tôn chỉ Tịnh Độ bắt buộc chúng ta phải nhất tâm bất loạn, nếu niệm Phật không được nhất tâm thì thế giới Tây Phương Cực Lạc của đức Phật A Di Đà có hiển hiện ra ngay trước mắt, thì chúng ta cũng không thể nào thọ dụng được, chúng ta vẫn mãi là kẻ mù quờ quạng trong đêm tối mà thôi.

Đối với người học Phật đã tin sâu lý nhân quả, chúng ta cũng cần lưu ý một điều hết sức quan trọng nữa, đó là thân người khó được, một khi mất đi rất khó trở lại làm người, do vậy, nếu chúng ta lơ là việc tu tập, buông lung qua ngày tháng, khi chết đi chúng ta cũng khó bảo đảm kiếp sau được trở lại làm người. Còn nếu như chúng ta đắm chìm trong thú vui ngũ dục, hoang phí tuổi xuân của mình vào những chuyện chẳng lành… thì quả báo trong kiếp vị lai, chắc chắn chúng ta sẽ khó thốt ra khỏi ba đường dữ: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh… Chính vì vậy mà trong tập sách nhỏ này, chúng tôi đặc biệt chú trọng đến tính chân thật trong tu học của người Phật tử. Theo thiển ý chúng tôi, để khơi dậy tính chân thật nơi mỗi con người, không gì hiệu quả hơn việc đánh thức cái chân giá trị vô cùng lớn lao của tất cả chúng ta khi đang được làm người. Để được làm người khó hay dễ? Đức Phật đã dạy “Nhân thân nan đắc”, nghĩa là thân người khó được. Đây là lời khẳng định của bậc Đại Giác, là lời chân thật bất hư nhằm khuyến cáo con người không nên bỏ qua cơ hội làm người (vạn nghìn năm mới có một lần) để tích tạo điều lành, điều thiện; đối với người có duyên với Phật pháp, thì tranh thủ thời giờ, nhiếp tâm tu niệm, cần cầu đạo thốt ly luân hồi sanh tử.

Đức Phật dạy rằng: thân người khó được, đối với hàng Phật tử tại gia thì câu này quá quen thuộc, ngoại trừ một số ít tha thiết với tu tập khi nghe nói thân người khó được, Phật pháp khó gặp thì họ càng phát tâm tinh tấn dũng mãnh, chạy đua với thời gian để mong sớm có ngày vãng sanh Cực Lạc, còn đại bộ phận Phật tử chúng ta gần như chẳng có ấn tượng gì cho lắm khi nghe quý thầy cô nhắc nhở Thân người khó được – Phật pháp khó gặp, thậm chí có không ít người còn vô cảm với lời nhắc nhở thật sự ý nghĩa này.

Trong quá trình học Phật, với người có tâm đạo, khi được nghe ai đó khuyên lơn nhắc nhở chúng ta rằng Thân người khó được – Phật pháp khó gặp, tức thì tâm hồn chúng ta bỗng nôn nao bồi hồi trộn lẫn nhiều cảm xúc, mà cảm xúc cô đọng sâu sắc nhất vẫn là nỗi thức thao trăn trở cho kiếp sống ngắn ngủi của nhân sinh, mà đường về cố quận thì mù khơi xa lắc, những cảm xúc chân thật từ đáy sâu tâm hồn này đã phát khởi tinh thần tu tập, giúp chúng ta có thêm quyết tâm để vượt qua những cám dỗ và những thú vui thường tình trong đời sống thế gian… Tuy nhiên đối với người chưa thông hiểu Phật pháp mà nghe nói thân người khó được, thì họ cho rằng, trong thời đại ngày nay mà nói như vậy chẳng thực tế chút nào, theo họ, con người xuất hiện trên hành tinh ngày càng nhiều, mỗi ngày tại các bệnh viện trên khắp thế giới có đến không biết bao nhiêu em bé chào đời, chỉ như ở Việt Nam chúng ta, chừng mười năm trở lại đây, dân số đã tăng vọt lên tám, chín chục triệu người, như vậy thì đâu thể cho rằng thân người khó được. Thoạt nghe qua lý lẽ này, nhiều người trở nên hoang mang, không biết là có nên tin họ không. Điều đáng nói là, khi hỏi ngược lại người đưa ra lập luận này: “Khi anh chị gieo lúa, kết quả sẽ được gì” . Đáp: “lúa”. “Khi anh chị trồng khoai kết quả sẽ được gì?”. Đáp: “Khoai”. Thế anh chị có biết đời trước anh chị gieo trồng cái nhân gì mới được cái thân người như bây giờ? Thì người này trở nên lúng túng không thể nào hiểu được…

Người đời thế gian là như vậy đó. Khi đề cập đến chuyện hệ trọng nhất đối với bản thân, thì con người trở nên mù mịt. Thật ra khi đã có mặt trên cuộc đời rồi thì hầu hết đều cho rằng được thân người là không khó. Đây là cái nhìn thiển cận xuất phát từ gốc rễ vô minh của chúng sanh chưa có duyên với Phật pháp. Nếu là Phật tử đã tin sâu nhân quả, nương theo cái thấy giác ngộ của đức Phật chúng ta sẽ nhận ra sự việc khác hơn nhiều.

Chư Phật và chư Tổ dạy rằng, ở cõi trời vì hưởng quả phước sung sướng mà không phải chịu nhiều đau khổ hoạn nạn như ở cõi người nên khó phát bồ đề tâm. Ở địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì u mê ám chướng nặng nề, hồn tồn thọ khổ, chịu nhiều bứt ngặt, duy chỉ ở cõi người là dễ phát bồ đề tâm hơn cả. Trong kinh Lương Hồng Sám (phẩm thứ 10 – Tự vui mừng) có ghi: “Thân người khó được, một phen mất khó trở lại”. Với người hiểu đạo, thâm tín lời Phật dạy thì được làm người quả là đại may mắn. Đã được làm người rồi còn gặp được Phật pháp, được quy y Tam Bảo, vâng lời Phật dạy, phát bồ đề tâm lập chí tu hành, hướng theo con đường đức Phật đã giác ngộ mà tiếp bước, thì quả là đại nhân duyên, may mắn không gì có thể sánh bằng. Nhận thức sâu sắc điều này, chúng ta mới thấy được cái giá trị vô cùng to lớn khi đang được làm người. Đức Phật đã dạy thân người khó được, tuy nhiên để được làm người, chúng ta thử nhìn lại sự khó khăn đó ra sao?

Trong kinh đức Phật dạy, như một bọng cây nổi trên mặt biển theo sóng gió trôi giạt khắp nơi. Ở dưới đáy biển có một con rùa mù, cứ một trăm năm nó mới trồi đầu lên một lần. Như vậy thử hỏi biết đến bao giờ con rùa mù này mới gặp được bọng cây? Đức Phật dạy, khi thân người mất rồi, được làm người trở lại cũng khó như con rùa mù gặp bọng cây vậy.

Theo như lời đức Phật dạy trên đây thì vô cùng khó khăn và may mắn lắm chúng ta mới được làm người. Cơ hội để được làm người quả là hy hữu và cực kỳ khó khăn đến như vậy, nay chúng ta đang làm người, nghĩa là chúng ta đang thọ hưởng sự may mắn lớn lao đó, liệu rằng sự may mắn này có tiếp tục lặp lại với chúng ta trong kiếp lai sinh? Ý thức được điều này, thiết nghĩ mỗi người hãy chọn cho mình một cách sống hữu ích, chúng ta phải biết quý trọng thời giờ, sức khỏe, tận dụng tối đa quỹ thời gian còn lại trong những tháng ngày cuối của đời người để tu tập các thiện pháp, phát tâm phát nguyện dõng mãnh tinh tấn tu hành để sớm có ngày giác ngộ, giải thốt ra khỏi kiếp luân hồi sanh tử. Chư vị cổ đức cũng từng khuyên dạy:

Ngàn năm cây sắt, trổ hoa dễ Thân người mất đi, được lại khó. Thử hỏi, cây sắt làm sao trổ hoa được, vậy mà cây sắt trổ hoa còn dễ hơn chúng ta trở lại làm người sau khi mất đi cái thân này. Việc mất đi cái thân này là việc chắc chắn sẽ đến với mỗi chúng ta trong nay mai, còn việc chúng ta có trở lại làm người nữa hay không thì quả là một ẩn số, không ai có thể giải mã nỗi ngồi chính bản thân mỗi chúng ta. Nếu chúng ta tinh tấn trì danh niệm Phật, giữ gìn trai giới, một đời hành thiện, dù không đạt đến nhất tâm bất loạn, chúng ta có thể tin chắc rằng, chúng ta không chỉ trở lại làm người, mà chúng ta sẽ được làm một con người đầy đủ phước đức trí tuệ vượt hẳn những người cùng thời với chúng ta. Nếu chúng ta chìm đắm trong ngũ dục, phá giới hủy trai, làm điều bất nhân bất nghĩa, tích tạo nhiều ác nghiệp, gieo rắc oan trái chất chồng, thì không những chúng ta không còn cơ hội nào để trở lại làm người, mà quả báo chắc chắn là ba đường dữ: địa ngục, ngạ quỷ súc sanh…

Đời người quá ngắn ngủi, mạng sống quá mong manh, không biết sống chết lúc nào, nghiệp chướng phiền não nơi mỗi chúng ta chất cao hơn núi, còn lòng ham muốn tham dục nơi mỗi chúng ta lại sâu hơn biển, đời sống hiện tại của chúng ta trong những ngày qua thì muôn vàn vất vả nhọc nhằn lao khổ… nhìn lại chẳng có gì là thật sự hạnh phúc cả… Nhận thức được điều này, chúng ta không nên chần chờ hứa hẹn để tháng ngày trôi qua vô ích, mà phải tận dụng quãng thời gian còn lại nỗ lực hành trì công phu tu tập. “Thân người khó được”, đã biết như vậy rồi mà chúng ta vẫn còn dãi đãi không biết quý trọng thời gian, không định ra thời khóa trì danh niệm Phật, không khắc kỷ lòng mình trì trai giữ giới, ngược lại cứ mãi sa đà theo thú vui ngũ dục, đắm chìm trong thế sự… thì quả là xót xa đau đớn biết bao!

Thân người khó được, nay chúng ta đã được làm người, đã vượt qua cái khó khăn cực kỳ mà mọi sinh linh trong pháp giới này muốn được làm người như chúng ta đều phải vượt qua. Tuy nhiên, trước mắt chúng ta muôn ngàn cái khó khác lần lượt bày ra. Cái khó khăn đầu tiên và căn bản nhất mà chúng ta phải đối mặt, đó là làm sao chúng ta có thể trở lại làm người sau khi tấm thân tứ đại này hoại diệt? Tiếp đến, làm sao chúng ta có thể vượt thốt khỏi vòng luân hồi sanh tử trong tứ sanh lục đạo? Trong đời sống vô thường và quá ngắn ngủi này làm sao chúng ta có thể vượt qua những điều khó khăn quá sức mình như vậy? Nếu như chúng ta không có duyên với Phật pháp, nếu như chúng ta không nỗ lực công phu trì danh niệm Phật.

Kinh Lương Hồng Sám có ghi: “Hình tự sương mai, mạng như nắng chiều, đời sống mong manh chưa biết chết lúc nào”, “Sanh già bệnh chết không hẹn mà đến. Tai họa thình lình đưa đến biết đâu mà tránh. Không thể thốt được”, “Đời người vô thường, thân không sống lâu, trẻ rồi phải già yếu”. Hay trong kinh Pháp Cú (128) có đoạn: “Dẫu bay lên không trung, lặn dưới đáy bể. Chui vào hang sâu núi thẳm. Không có nơi đâu trên thế giới này. Người ta có thể trốn khỏi tử thần”… Qua những đoạn kinh văn vừa nêu trên thiết nghĩ, nếu chúng ta là người con Phật, chân thật hướng về ngôi nhà giải thốt, chắc hẳn chúng ta đều phải chạnh lòng, lắng lòng suy nghiệm mới thấy xót xa đau đớn cho những tháng ngày đã trôi qua. Chúng ta thử ngẫm lại, từ khi biết Phật pháp đến nay, chúng ta đã làm được điều gì cho sự nghiệp học Phật, tu hành giải thốt của bản thân mình, hay là chúng ta cứ mãi quay cuồng theo bánh đà của vòng xoay thế sự, tạo tác lẫy lừng chất chồng thêm nghiệp chướng, từng giờ từng phút lao vào thú vui ngũ dục để rồi hư hao sức khỏe và rút ngắn mạng sống của chính mình? Trong đời sống ngắn ngủi này, tuổi thọ của con người, dù cao lắm cũng chỉ được bảy tám chục năm, nhưng thực chất sức sống của con người tràn đầy sinh khí và minh mẫn cũng chỉ được vài ba chục năm trở lại, trong khi đó, hầu như tất cả chúng ta đã để trôi qua quãng thời gian quý báu này, với quãng thời gian ngắn ngủi còn lại từ nay cho đến cuối đời, thử hỏi còn được bao nhiêu ngày tháng? Chúng tôi thiết nghĩ, là người chân thật học Phật, chắc hẳn chúng ta sẽ không khỏi giật mình, bởi trên đôi vai yếu ớt của chúng ta lúc này là một núi nghiệp, con đường dẫn đến ngôi nhà giải thốt thì ngày càng mù khơi vạn dặm trong khi đó quỹ thời gian còn lại thì chẳng có là bao!

Đức Phật dạy “Thân người khó được”, ý ngài muốn nói cái quả để được làm người ở kiếp sau của chúng ta không dễ, vì ngài thấy rõ cái nhân hiện tại của chúng ta có quá nhiều bất cập, dù mang hình hài là một con người, nhưng trên thế gian này có không ít người gieo tồn cái nhân địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh; thậm chí người gieo nhân bất thiện còn nhiều hơn cả ngàn lần so với người gieo nhân làm người, làm Thánh. Suy ngẫm điều này, chúng ta sẽ không lấy làm ngạc nhiên cho lắm, vì khi chúng ta mê đắm trong thú vui ngũ dục thì chúng ta rất hăm hở thỏa thích, còn khi chúng ta tọa thiền niệm Phật thì chúng ta vô cùng uể oải, lười biếng, rất mau mỏi mệt; khi chúng ta tán gẫu, làm điều vô bổ, thậm chí làm điều nguy hại cho mình và cho người thì chúng ta rất mạnh dạn và quyết liệt, còn khi đi làm phước làm thiện thì chúng ta lại do dự, e dè, trước siêng sau nhác… Chỉ liên hệ chừng đó thôi chúng ta mới thấy để kiếp sau mà có được lại cái thân người như bây giờ chúng ta đang có, thì quả thật không dễ dàng chút nào. Do vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để chúng ta sống tốt hơn, có ích hơn khi đang được làm người, đồng thời tận dụng cơ hội khi đang được làm người để tích tạo phước đức trí tuệ nhiều hơn nữa, nếu chưa tròn quả để làm Thánh, làm Phật, thì ít ra cũng được tái sanh làm người ở kiếp lai sinh.

Đức Phật dạy thân người khó được, không phải đức Phật muốn nói cái thân mà chúng ta đang có, mà ngài chú trọng đến cái thân sau này của chúng ta. Như chúng ta đã biết, tứ đại hoại diệt, khi chúng ta mất cái thân người này rồi thì tâm thức chúng ta sẽ theo nghiệp lực mà đi đầu thai hoặc tái sinh ở một cảnh giới nào đó tùy theo nghiệp lực của chúng ta chiêu cảm. Trong giây phút sắp chết, nếu lúc đó, nghiệp ác chúng ta nhiều và mạnh, thì chắc chắn chúng ta sẽ phải sa đọa vào ba đường dữ (địa ngục, ngụ quỷ, súc sanh), ngược lại, nếu lúc đó, nghiệp thiện của chúng ta nhiều và mạnh thì chúng ta sẽ được tái sanh vào cõi người, cõi trời. Trong kinh đức Phật dạy, tất cả chúng sanh đã luân hồi trong vũ trụ này vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp, nghĩa là số lần luân hồi của mỗi chúng sanh là không thể nào tính đếm biết được. Và người tu hành từ khi phát tâm bồ đề cho mãi đến khi thành Phật cũng trải qua ba đại a tăng kỳ kiếp. Như vậy, chư Phật, chư đại Bồ tát đã trải qua vô lượng kiếp công phu công quả liên tục không gián đoạn cho nên mới thành tựu đạo quả, còn chúng sanh như chúng ta thì cũng đã trải qua vô lượng kiếp luân hồi trôi lăn trong tứ sanh lục đạo cho đến mãi tận ngày nay mới được cái thân làm người như chúng ta bây giờ. Theo như lời Phật dạy thì, để có được cái quả làm người như ngày nay, chúng ta đã phải trải qua muôn vàn khó khăn không thể tính đếm được trong vô lượng kiếp. Nhưng lợi dụng các thân đang có để tinh tấn tu hành thẳng tiến trên con đường giải thốt giác ngộ như chư Phật, chư Bồ Tát đã đi qua, thì càng không phải dễ. Nhận thức sâu sắc điều này, đòi hỏi mỗi người con Phật chúng ta sự quyết tâm và nỗ lực nhiều hơn nữa trong đời sống tu hành hằng ngày, chỉ có sự tinh tấn chuyên cần trì danh niệm Phật liên tục không gián đoạn, chúng ta mới có thể cầm trong tay tấm vé vớt bước vào thế giới Cực Lạc của đức từ phụ Di Đà.

Nhìn bằng con mắt trí tuệ, chúng ta sẽ thấy cái thân mà chúng ta đang sở hữu hiện nay vốn là kết quả của tập hợp vô số nghiệp từ quá khứ mà ra. Do nghiệp nơi mỗi người hồn tồn không giống nhau, nên trên hành tinh này, dù có đến hàng tỷ người, nhưng ở trên gương mặt cho đến tâm tư tính tình của hàng tỷ người này chẳng ai hồn tồn giống ai cả, hay nói một cách khác hơn, kết quả có được cái thân người này là do nghiệp quá khứ dẫn dắt sanh ra và kết quả của cái thân sau này như thế nào cũng sẽ do chính cái nghiệp hiện tại mà chúng ta đang gieo tạo. Đức Phật dạy, nhân nào quả nấy, chúng sanh gieo nhân bất đồng nên quả báo cũng trở nên sai biệt, về điều này, nếu chúng ta nhìn vào gia đình mình thì chúng ta sẽ thấy, tuy cùng cha mẹ sinh ra, nhưng cả thảy mấy anh chị em trong nhà chẳng ai hồn tồn giống ai cả, người thì hiền lành hay nhẫn nhịn, người thì cáu gắt hay nóng giận, người thì thông thống rộng rãi, người thì tằn tiện, người thì thông minh, người thì khù khờ chậm lụt, sở dĩ có hiện tượng như vậy là do nghiệp quá khứ còn lưu lại nơi mỗi chúng ta có nhiều khác biệt với nhau. Cũng từ nghiệp quá khứ lưu lại, mà có những người trước đây đã giỏi về cầm kỳ thi họa, nay trở lại làm người, nếu gặp duyên với môi trường này thì họ liền thuần thục; nếu trước đây đã giỏi văn chương, nay trở lại làm người, chắc chắn cũng sẽ trở thành một nhà văn thực thụ. Trên thế giới ngày nay, thỉnh thoảng chúng ta có nghe nói đến một thần đồng tốn học hay thần đồng âm nhạc nào đó. Tất cả những thần đồng đều rất trẻ, thường chỉ độ năm, sáu tuổi; có người không qua trường lớp học hành mà tự biết, cũng có người chỉ lướt qua, học một liền biết mười, thử hỏi nếu não bộ ở con người ai ai cũng giống như nhau làm gì có chuyện thông minh phi thường này. Sở dĩ có điều này là ở những con người đặc biệt này, đời trước của họ đã tích lũy sâu dày số vốn tốn học hay âm nhạc nói trên, thì nay, vừa ra đời họ liền trở thành thần đồng giỏi giang như thế. Đó cũng là một minh chứng xác thực cho việc nay chúng ta được mang thân người này không phải chỉ có một đời mà trải qua vô lượng vô số kiếp trong luân hồi sinh tử này rồi. Trong kinh Bổn Sanh, ghi lại, trong quãng thời gian đức Phật Thích Ca nhập định dưới cội cây bồ đề, vào đêm thứ 49, từ canh một đến canh hai, ngài chứng được Túc Mạng Minh, liền đó, nhớ rõ vô số kiếp quá khứ của mình như việc vừa mới xảy ra, cũng từ cái nhìn thấu suốt ba cõi, không ngăn ngại bởi thời gian, mà đức Phật đã dạy rằng, chúng sanh như chúng ta đã trải qua luân hồi sanh tử từ vô lượng kiếp đến nay, chính do vậy mà trong mỗi chúng ta đã tích lũy mầm mống thiện ác vô lượng vô biên từ quá khứ và cho mãi đến nay chủng tử nghiệp chướng đó vẫn không hề mất đi đâu cả. Nay tất cả chúng ta đang có được cái thân người này, dĩ nhiên là trong chúng ta, mỗi người huân tập nghiệp khác nhau, từ đó dẫn đến tâm tính, nguyện vọng, khả năng cũng hồn tồn khác nhau. Cứ theo lý mà suy, thì sau khi cái tấm thân tứ đại này hư hoại, tan rã, thì tâm thức chúng ta phải theo nghiệp lực hiện hành dẫn dắt để tiếp tục đi thọ nhận lại cái thân sau. Cái gọi là “cái thân sau” của chúng ta, có thể là “người”, là “trời” hay cũng có thể là chúng sanh trong ba đường khổ nạn như “địa ngục”, “ngụ quỷ”, “súc sanh”… tất cả đều tùy thuộc vào tập nghiệp hiện tại của chúng ta, cũng do vậy mà vòng luân hồi của chúng ta sẽ không theo thứ tự, hay cố định mà tùy thuộc vào nghiệp duyên chúng ta gieo và nghiệp lực chúng ta tạo ra trong đời sống hằng ngày.

Trong chương này, chúng tôi ngỏ ý chia sẻ đôi chút hiểu biết thô thiển với hàng Phật tử sơ cơ trên bước đường học Phật, mà nói đến nền tảng của bước đầu học Phật thì chúng ta cần phải nhận rõ tầm quan trọng của cái nhân làm người, nhất là trong hồn cảnh hiện nay, chúng ta rất may mắn được làm người, được nghe pháp, biết tư duy và tu hành theo Phật pháp.

Trước khi nói đến việc tu hành theo pháp môn niệm Phật để được vãng sanh về thế giới Tây phương Cực Lạc, tức sẽ trở thành một vị Phật tương lai, thiết nghĩ chúng ta nên bàn kỹ hơn và rõ hơn về cái nhân làm người trong đời sống hằng ngày của chúng ta đã. Bởi theo suy nghĩ của chúng tôi, nếu chúng ta làm người còn chưa xong, thì làm sao có thể trở thành Phật, thành Bồ tát, nếu không muốn nói rằng chúng rất giàu hoang tưởng!

Hôm nay chúng ta đang làm người, nhưng chúng ta có dám chắc rằng kiếp sau chúng ta sẽ tiếp tục trở lại làm người nữa hay không? Muốn bảo đảm kiếp vị lai chúng ta vẫn tiếp tục làm người, để tiếp tục được tu học Phật pháp thì chúng ta phải gieo trồng nhân gì? Hằng ngày chúng ta phải sống ra sao? Như quý Phật tử đã biết, đức Phật đã dạy, nếu muốn đời sau được trở lại làm người thì đời này phải chú trọng giữ gìn năm giới cấm. Năm giới cấm đó là: Không sát hại sanh mạng con người và các lồi động vật; không trộm cắp tài sản; không tà dâm; không nói dối, nói lời thêu dệt, nói lời hiểm ác hại người; không uống rượu và sử dụng các chất gây nghiện. Lý giải chi tiết về lợi ích và ý nghĩa vô cùng quan trọng của năm giới cấm này, chúng tôi đã nêu rất rõ trong cuốn “Nhất tâm niệm Phật – Quyết định vãng sanh”, hơn nữa, điều này, quý Phật tử sau khi quy y Tam Bảo cũng đã được quý Thầy giảng giải tận tường, nên trong cuốn sách này chúng tôi xét thấy không cần thiết bàn thêm nữa.

Đức Phật dạy chúng ta giữ gìn đầy đủ năm giới cấm là muốn chúng ta sống tốt hơn, sống có ích hơn trong cuộc đời này, đồng thời bảo đảm chắc chắn cho chúng ta được trở lại làm người trong tương lai. Người nào giữ gìn trọn vẹn năm giới cấm thì tư cách, nhân phẩm sẽ vượt trội trong đời sống nhân loại. Nếu đời này đủ tư cách làm người thì đời sau chắc chắn sẽ được làm người. Đời này nếu tin sâu Phật pháp, tinh tấn niệm Phật chắc chắn đời sau sẽ là công dân ở thế giới Tây Phương Cực Lạc, đạo quả trong tương lai là điều có thể.

Đó là luật nhân quả công bằng, tuy nhiên, quý Phật tử tự xét lại mình, từ ngày biết Phật pháp và quy y Tam Bảo đến nay, quý vị đã giữ tròn năm giới chưa? Nếu chưa giữ tròn năm giới, thì quý vị cũng khó có thể tự tin mình là người tốt và tất nhiên khả năng trở lại làm người cũng khó có thể bảo đảm được. Vâng theo lời Phật dạy, chúng ta luôn tự khắc kỷ lòng mình giữ gìn năm giới cấm, tức là chúng ta đã gieo cái nhân hướng thượng ngay trong đời sống này rồi và đó là cái nhân chắc thật để được làm người trong kiếp tương lai. Năm giới cấm tuy là đơn giản, nhưng thật ra rất khó giữ, nếu không có quyết tâm cao sửa tâm chỉnh ý từng giờ từng khắc thì chúng ta rất dễ mắc phạm... Năm giới cấm là nền tảng của bước đầu học Phật, là thước đo phẩm hạnh và nhân cách của một Phật tử, là nấc thang đầu tiên để chúng ta tiếp bước đến những chân trời cao xa hơn trong ngôi nhà Phật pháp. Do vậy, là người Phật tử, chúng ta không có lý do gì mà hủy phạm giới cấm mà chư Phật đã khuyên dạy.

Chúng ta đã biết, năm giới cấm là cái nhân để được làm người, nếu nghiêm túc kiểm điểm lại mình, xem bản thân mình đã giữ tròn năm giới hay chưa? Nếu chúng ta chưa giữ tròn thì làm sao trong kiếp lai sinh có thể trở lại làm người được? Trên thế giới chúng ta đang sống, thử hỏi có mấy người giữ tròn năm giới? Đã không giữ tròn được năm giới, một khi đánh mất cái thân người này rồi, tất nhiên phải rơi vào chỗ tối tăm sa đọa nhiều hơn là được trở lại làm người. Chính vì vậy mà đức Phật đã từ bi nhắc nhở chúng ta “nhân thân nan đắc”.

Đời sống vô thường, kiếp người ngắn ngủi, mạng sống mong manh, khi đã ý thức điều này, chúng ta không nên bất cẩn, buông lung qua ngày tháng, mà phải biết quý trọng thời gian, tranh thủ lúc còn minh mẫn khỏe mạnh, thúc liễm thân tâm, tinh tấn chuyên cần trì danh niệm Phật để mai hậu cùng sum họp với chư vị thượng nhơn trong ngôi nhà Tây Phương Cực Lạc. Thân người khó được, Phật pháp khó gặp, con đường phía trước vẫn còn lắm chông chênh, gai góc, nhận thức sâu sắc điều này, chúng ta nên kịp thời hạn chế thú vui ngũ dục để giữ gìn sức khỏe dài lâu, tận dụng tối đa những cơ hội và may mắn khi đang được làm người, để gieo trồng tăng trưởng thiện căn, phát tâm bồ đề, nỗ lực công phu, tư lợi lợi tha, dựng xây ngôi nhà Tịnh Độ thêm lung linh ánh đạo vàng giải thốt.

Bến mê bờ giác chỉ tại lòng ta, tiếng lòng thì vô hạn mà ngôn ngữ tới lui cũng chừng nấy chuyện, điều quan trọng là nhận thức ở nơi mỗi người con Phật chúng ta. Rất mong quý Phật tử suy ngẫm thật kỹ những điều mà chúng tôi đã chia sẻ, để qua đó có thể rút ra điều gì thật sự bổ ích cho quá trình tu học của mình...

Từ Ngữ Phật Học Trong: Thân Người Khó Được