Trong đời sống tu học hằng ngày, chúng ta thường nghe chư tôn đức dạy rằng: “Thân người khó được – Phật pháp khó gặp”, nhằm nhắc nhở chúng ta phải biết quý trọng cái thân, vì đó là phương tiện để chúng ta tu các thiện nghiệp, tích tạo phước đức cho mai sau, khi chúng ta có được thân người thì phải sống sao cho xứng đáng là một con người hữu ích, quan trọng hơn, chư vị tôn đức nhắc nhở chúng ta không nên sống hời hợt hay buông lung qua ngày tháng mà phải tinh tấn niệm Phật để sớm thốt khỏi luân hồi sanh tử, vì không phải ai cũng có nhân duyên may mắn như chúng ta và Phật pháp không phải ai cũng có thể dễ dàng lãnh hội. Đức Phật dạy: “Nhân thân nan đắc – Phật pháp nan văn” ý nghĩa là thân người khó được, Phật pháp khó nghe. Nói rằng Phật pháp khó nghe, chúng ta nên hiểu theo nghĩa sâu của nó là khó lãnh hội. Điều này có nghĩa, dù cho chúng ta có nghe thuyết pháp, có xem băng đĩa giảng pháp mà không lãnh hội được diệu nghĩa của kinh văn thì cũng xem như chúng ta không gặp được chánh pháp. Đây là chúng ta nói đến những trường hợp Phật tử đã có nhân duyên với Tam Bảo nhưng chưa lãnh hội yếu chỉ của Phật Pháp, vì không lãnh hội được yếu chỉ Phật pháp nên không sáng tỏ đường đi lối về, việc tu học theo Phật pháp sẽ trở nên khó khăn nan giải.
Còn đối với những người chưa có duyên với Tam Bảo, thì Phật pháp đối với họ càng trở nên xa lạ, dù cho họ có gần chùa, có thấy Phật, thì cũng không dễ dàng gì mà có nhân duyên với Phật pháp, chứ nói gì đến việc lãnh hội yếu chỉ của Phật pháp. Thời Phật còn tại thế, có một bà lão, nhà ở gần tịnh xá Kỳ Hồn, bà lão cũng thường đi ngang qua tịnh xá Kỳ Hồn và thỉnh thoảng cũng trông thấy đức Phật trên đường lúc ngài khất thực, nhưng bà lão này lại không hề hay biết rằng mình cực kỳ may mắn là đã được sinh ra cùng thời với đức Phật, đã được trông thấy Phật, nhưng bất hạnh thay cho bà lão là bà không có nhân duyên với Phật pháp. Trường hợp của bà lão này thật là đáng tiếc, chúng ta có thể gọi trường hợp này là Phật pháp khó gặp… Một câu chuyện nữa, thời Phật tại thế, cư sĩ Cấp Cô Độc cúng dường đất để xây dựng tịnh xá để đức Phật và chư Tăng có chỗ an cư trong những tháng khí hậu ẩm ướt không tiện cho việc đi khất thực. Trong khi xây dựng tịnh xá, cư sĩ Cấp Cô Độc trông thấy một tổ kiến quá đông bèn hỏi ngài Xá Lợi Phất, vì sao kiến xuất hiện ở nơi đây nhiều quá vậy? Ngài Xá Lợi Phất dạy rằng, những con kiến này gieo ác nghiệp rất nặng, vô minh nghiệp chướng sâu dày, từ thời chư Phật quá khứ đến thời Phật Ca Diếp và cho mãi đến nay, trải qua vô lượng vô số kiếp luân hồi đàn kiến này vẫn còn chịu quả báo làm lồi kiến… Qua mẩu chuyện này, chúng ta thấy rằng, đàn kiến này qua nhiều thời đức Phật xuất hiện trên thế gian, đàn kiến đã sinh ra và cùng thời với các đấng đại giác, lại sinh sống ngay trên mảnh đất được gọi là Thánh địa, nơi đức Phật và chư vị Thánh Tăng cư ngụ, vậy mà nó vẫn mãi làm lồi kiến, mãi mang cái thân xác của lồi kiến. Đây quả là Thân người khó được – Phật pháp khó gặp.
Trên đời sống thế gian, trong thời đại chúng ta đang sống, dù Phật đã nhập diệt cách đây trên 2500 năm, dù chúng ta đang sống trong thời mạt pháp, nhưng chúng ta vẫn còn có duyên may là gặp được chư Tăng, được nghe Phật pháp, trong số chúng ta cũng có không ít người lãnh hội yếu chỉ của Phật Pháp, ngày đêm chuyên cần trì danh niệm Phật. Tuy nhiên bên cạnh chúng ta cũng không ít người bất hạnh như bà lão thuở còn Phật tại thế, bởi họ cũng trông thấy chùa, cũng từng gặp chư Tăng, thậm chí có người vào nhà sách, trông thấy rất nhiều tựa sách Phật giáo rất giá trị khai mở đời sống tâm linh cho nhân loại, nhưng họ rất thờ ơ, vì không phải nhu cầu tìm đọc của họ. Chúng tôi cho rằng, đây là bất hạnh lớn nhất của đời người mà họ phải gánh chịu, dù rằng họ sống trong giàu sang, ăn ngon mặc đẹp, quyền cao chức trọng. Vì sao vậy? Vì những quả phước mỏng manh kia thọ hưởng riết rồi cũng có ngày vơi cạn, nếu chỉ biết thọ hưởng quả phước suông mà không lo gieo trồng nhân giải thốt, giác ngộ thì làm sao ra khỏi luân hồi sanh tử và họa phước đôi đường, mà đã như vậy thì vẫn cứ phải loanh quanh lẩn quẩn trong tứ sanh lục đạo, làm người đã là khó, sanh ra đời gặp Phật pháp lại khó hơn, thế nhưng đã được làm người rồi mà lại mãi vô minh ám chướng như vậy thật không đáng tiếc sao? Trên thế gian này con người đa phần xoay vần trong thiện ác, gieo ác thì thọ khổ, khổ sở bức ngặt quá thì phải chịu đọa lạc. Đối với người có mầm thiện phát khởi, ở trong cảnh khổ nạn hồi tâm làm lành tích phước, gieo phước thì hưởng phước, hưởng phước mà không tiếp tục gieo trồng căn lành, khi hết phước rồi cũng đọa lạc như xưa. Cứ thế, xuống lên luân hồi trong các cõi chẳng có ngày ra. Cũng chính vì thiếu thiện căn trí tuệ mà Phật pháp đối với những người này trở nên xa lạ. Kinh Pháp Cú ghi rõ: “Được sanh làm người là khó. Được sống càng khó hơn. Được nghe chánh pháp là khó. Được gặp Phật ra đời càng khó hơn”. Theo như lời đức Phật dạy thì chúng ta là những người rất may mắn trong cõi đời này, vì cùng một lúc sở hữu rất nhiều điều mà ngay cả đức Bổn Sư cũng cho là khó rất có thể đạt được. Nếu so với đàn kiến trong mẩu chuyện nêu trên và so với bà lão sinh cùng thời với đức Phật thì chúng ta mới thấy được sự may mắn lớn lao đó, bởi dù không gặp Phật ra đời, nhưng ít nhiều chúng ta cũng đã tin sâu Tam Bảo, cũng đã lãnh hội phần nào yếu chỉ Phật pháp, tin nhận và vâng làm theo lời dạy của đức Phật, mà cụ thể là hằng giờ hằng ngày lúc nào chúng ta cũng chuyên cần niệm Phật. Từ ngày biết Phật pháp đến nay, chúng ta thường đến chùa lễ Phật, cúng dường, sám hối, niềm tin tăng trưởng, dần dần chúng ta phát tâm niệm Phật cầu vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, mãi đến nay, dẫu thời gian chưa phải là nhiều, nhưng chúng ta cũng đã là một Phật tử thuần thành, niềm tin vào Phật pháp không gì có thể lay chuyển nổi, có được sự may mắn lớn lao này rồi, đôi khi chúng ta suy nghĩ vẩn vơ, Phật pháp đâu có gì là khó lãnh hội như nhiều người thường nói, nhưng chúng ta nào biết được, có được đại may mắn này là do chúng ta đã gieo trồng nhân duyên với Phật pháp từ nhiều đời nhiều kiếp, nên chúng ta mới có được thiện căn như ngày hôm nay, vì duyên lành phát khởi, thiện căn thuần thục, nên chúng ta cho rằng lãnh hội yếu chỉ Phật pháp là không khó. Thế nhưng, ngoảnh nhìn lại những người kém may mắn hơn ở xung quanh chúng ta, đa số họ cũng đã từng đến chùa, cũng thường gặp chư Tăng, trong thời đại bùng nổ thông tin như ngày nay thì việc thuyết giảng Phật pháp thông qua các phương tiện kinh sách, băng đĩa, internet rất phổ biến và cùng khắp trên thế giới, thế nhưng không phải ai cũng có diễm phúc dễ dàng thọ nhận những lời giáo dục thiết thực bổ ích của chư Phật chư Tổ như chúng ta, bởi vì những người này, nhiều đời nhiều kiếp họ chưa từng gieo trồng căn lành với Phật pháp, đã không có duyên với Phật pháp thì làm sao có thể khai ngộ mở trí, nhận ra con đường giải thốt giác ngộ mà nhân loại bắt buộc phải đi đến, nếu mong muốn tương lai thốt khỏi khổ đau luân hồi sanh tử. Đối với những người này, đức Phật dạy “Phật pháp khó gặp” quả là xác đáng. Vì không có duyên với Phật pháp nên không thể nào hiểu nổi chân giá trị của đạo giải thốt, vì trong tâm thức, chủng tử Phật pháp chưa được gieo trồng, nên không thể nào đồng thuận với tư tưởng Phật giáo và như vậy trong tư tưởng, tâm thức của người đời khó có thể tương giao với tinh thần thiêng liêng siêu mầu của đạo giải thốt.
Nhìn ra thế giới chúng ta sẽ thấy, sinh ra đời được gặp Phật pháp quả là rất khó, vì trên thực tế đời sống xung quanh chúng ta, rất nhiều người cả đời cũng không hề biết đến hai chữ Phật pháp, thậm chí có người còn xem thường phỉ báng khi nghe chư Tăng giảng kinh thuyết pháp, hoặc có người cũng chịu khó, tìm tòi tham cứu kinh sách Phật giáo nhưng lại không lãnh hội được điều gì… Chúng tôi nhận thấy rất có nhiều dạng người kém may mắn trong cuộc sống như vậy đang hiện hữu xung quanh chúng ta, chung quy cũng chỉ vì vô minh phiền não nghiệp chướng sâu dày, đã vậy lại còn cố chấp bảo thủ, nên đành phải chịu làm nô lệ cho bản năng tham dục cố hữu của con người.
Phật pháp rất thực tế, vì Phật pháp chỉ thẳng ra căn bệnh vô minh phiền não của chúng sanh, chỉ ra con đường đi đến sự bình an của tâm hồn, chỉ ra chân trời hòa bình thịnh vượng, hạnh phúc dài lâu cho nhân loại… nhưng vì sao người đời đa phần vẫn không lãnh hội được? Chúng tôi thiết nghĩ, bởi vì Phật pháp luôn chỉ ra lẽ thật trong đời sống con người, ngặt rằng trong tâm thức chúng ta thì tràn đầy ảo tưởng, hơn nữa, lại luôn xu hướng theo thất tình lục dục và bảo thủ cố chấp nên không thể nào tiếp nhận chân lý sự thật của đạo Phật.
Một sự thật rất gần gũi trong đời sống con người mà đức Phật đã chỉ ra, đó là ngài nói “thân bất tịnh”, nói trắng ra thì cái thân người của tất cả chúng ta đây đều là bất tịnh, đều rất nhơ nhớp hôi thúi. Sự thật này quả là phũ phàng cho những ai luôn nâng niu trau chuốc, làm đẹp làm dáng cho bản thân từng giờ từng phút. Sự thật vẫn là sự thật, không ai có thể thay đổi sự thật được, bởi cái thân của chúng ta, thật ra cũng chỉ là cái đãy da, bên trong chứa tồn đờm dãi máu mủ tanh hôi, não óc tủy xương hồn tồn hôi thúi bất tịnh. Thế nhưng trong số chúng ta khi nghe ai đó chê bai sao anh chị hôi hám dơ bẩn quá vậy, tức thì chúng ta phùng mang trợn mắt nổi trận lôi đình lên ngay. Thật ra khi đã suy nghĩ nhìn nhận kỹ càng, chúng ta đều thầm nhận ra cái thân xác con người của chúng ta quả là bất tịnh đúng như Phật nói. Bởi vì khi chúng ta đang sống, chúng ta còn tắm rửa trau chuốc bằng các loại mỹ phẩm, thoạt trông thì cũng dễ nhìn, nhưng nếu như chúng ta không tắm rửa chừng vài ba ngày, chắc chắn sẽ không ai dám đến gần chúng ta cả, còn như khi hồn lìa khỏi xác, thần thức phiêu bồng, thì cái xác không hồn từng phút từng giây đang bị hoại rửa sình thối bốc mùi lên thì đố ai mà dám lại gần, cũng chẳng có ai dám nâng niu ve vãn nữa…
Đức Phật dạy thân người là cái đãy da hôi thúi bất tịnh, nếu chúng ta chịu khó ngẫm nghĩ lời Phật dạy thì điều này quả là xác thực, dù chúng ta tin lời Phật dạy là chân lý, thế nhưng tâm ý của chúng ta lại thấy diện mạo hình sắc cái con người của chúng ta nó đáng yêu đáng quý làm sao, nó đẹp nó hấp dẫn làm sao, đây quả là mâu thuẫn trong ý nghĩ và nhìn nhận của chúng ta. Vì sao sinh ra nghịch lý này? Chúng tôi thiết nghĩ đó là do tâm chấp ngã trong mỗi chúng ta quá sâu nặng, để rồi chúng ta phải sống trong ảo tưởng.Vì sống trong ảo tưởng nên chúng ta thường tưởng mình thơm tho sạch sẽ, tưởng mình trắng trẻo xinh đẹp đáng yêu, từ ảo tưởng này chúng ta luôn bảo thủ trau chuốt cái thân hôi thối bất tịnh của chúng ta, để thỏa chí và nô lệ cho thú vui ngũ dục, thay vì chúng ta biết quý trọng giữ gìn nó để tu tập các pháp lành, lấy nó làm phương tiện để tiến tu trên con đường giải thốt giác ngộ.
Lịch sử Phật giáo ghi chép lại rằng, khi đức Phật sắp thành đạo, ma vương liền biến hóa ra những thiếu nữ đẹp tuyệt trần, vô cùng hấp dẫn, đến quyến rũ ngài quay trở lại đời sống thế gian. Khi đó đức Phật liền quở những ma nữ này: “Những đãy da hôi thúi kia hãy đi đi”. Ma vương biết rằng đức Phật đã nhận ra chân tướng của chúng, thấy không lôi kéo được ngài, ma vương bèn xấu hổ bỏ đi. Đức Phật thành đạo quả Bồ đề trước muôn vàn khó khăn thử thách, đối với người không đủ trí tuệ, ý chí và định lực khi gặp những thử thách này khó có thể vượt qua, bởi đức Phật đã nhìn rõ tận cùng chân tướng mọi hiện tượng trong đời sống con người. Đức Phật là bậc Đại Giác đã tường tận thấu đáo muôn duyên, ngài nhìn thấy rõ lẽ thật trong đời sống và nói ra những lẽ thật đó, nhưng ngặt nỗi sự thật ấy luôn trái với tâm ham muốn và mơ ước hạn hẹp của con người, nên những sự thật mà đức Phật nói ra rất khó nghe, nếu không có nhân duyên sâu dày với Phật pháp thì có lẽ không ai muốn nghe cả. Ở đời ai cũng muốn mình được khen, được tôn vinh, được tán thán, tuy nhiên những cái mà con người muốn mình được khen tặng tôn vinh tán thán đó, đức Phật đều cho rằng, hết thảy đều giả huyễn, đều bất tịnh, đều là nguồn gốc của khổ đau và tội lỗi.
Trên thực tế, vì con người sống trong ảo tưởng quá nhiều, lấy ngụy làm chơn, lấy hư làm thật, nên đức Phật mới miễn cưỡng nói ra lẽ thật, chỉ thẳng ra cái lẽ thật đó để chúng ta đừng lầm lẫn nữa. Trong đời sống tu hành, nếu Phật tử nào nghe theo lời Phật dạy, thấy mọi sự mọi việc đúng với lẽ thật, thì chắc chắn sẽ giảm bớt cái tâm cống cao ngã mạn, nếu không nhận ra lẽ thật và sống ngược lại với lẽ thật mà đức Phật đã dạy thì cái tâm tự cao tự đại cố hữu nơi mỗi con người chắc chắn sẽ khó có loại thần dược nào hóa giải nổi.
Do sống trong ảo tưởng cộng với cái tâm cống cao ngã mạn, đây chính là nguyên nhân con người không thể tiếp cận được với Phật pháp, đây cũng là động cơ khiến con người ngày càng xa rời ánh sáng giác ngộ, dẫu rằng trên thế gian này, ánh sáng giác ngộ vẫn hằng chiếu soi đến tận ngỏ ngách những nơi khổ đau cùng cực nhất
Chúng ta thường biết đời sống vô thường, kiếp người ngắn ngủi, mạng sống mong manh. Đây chính là lẽ thật, lẽ thật này ai cũng nhận thấy, nhưng không ai muốn nghe nhắc đến điều này, cũng chẳng muốn để tâm đến, vì sao vậy, vì con người thường mơ ước được sống lâu trăm tuổi, mong muốn đời sống càng dài lâu càng tốt để đem lại nhiều thọ hưởng và cảm giác khối lạc. Tuy nhiên những mơ ước của con người luôn bất toại trước lẽ thật ngàn đời. Trong đời sống thường ngày, nhất là vào dịp lễ Tết, chúng ta thường được nghe những người lớn tuổi chúc nhau bách niên giai lão, nhưng mấy ai sống được trăm tuổi, mơ ước của con người là như vậy nhưng lẽ thật trên dòng chảy cuộc đời thì không như vậy. Đối với người con Phật như chúng ta, khi đã hiểu Phật pháp rồi, chúng ta không nên chúc nhau sống đời, đầu bạc răng long, hay bách niên giai lão, mà phải chúc nhau trong đời sống vô thường, kiếp người ngắn ngủi, mạng sống mong manh, hãy tinh tấn niệm Phật để ngày mai thanh thản lên đường. Chúc như vậy thì mới đúng là người hiểu đạo.
Chúc Tết mà chúc như vậy quả là khó nghe, tuy nhiên chúng tôi cho rằng, người nhận được lời chúc này vẫn còn phước hơn những người khác nhiều là phải nhận những lời đối đãi tồn là sáo ngữ, vừa không thực tế, vừa làm người nghe dễ sa đà trong ảo tưởng, lại thêm chủ quan lơ là cảnh giác trước quỷ vô thường.
Ở Nhật Bản, có một Thiền sư chúc Tết các Phật tử đến thăm chùa nhân ngày đầu năm như sau: Tôi chúc cho gia đình các anh chị, ông nội chết, bà nội chết, cha chết, mẹ chết, con chết, cháu chết… Những người được Thiền sư chúc mừng năm mới như vậy thảy đều bị sốc. Đầu năm mới đến chùa hái lộc, dâng hương lễ Phật, cúng dường Tam Bảo, không hiểu sao lại bị ông Hòa thượng già này lôi họ hàng gia quyến ra trù ẻo. Nhiều người bất mãn quày quả ra về, còn những người có hiểu biết Phật pháp chút ít nán lại hỏi vị Thiền sư này cho ra lẽ, vì cớ gì đầu năm mới mà sư phụ chúc mừng cái kiểu gì lạ đời như vậy. Thiền sư ôn tồn giải thích: - Nếu gia đình anh chị mà được như tôi chúc thì hạnh phúc còn gì bằng. Anh chị thử nghĩ, nếu ở nhà, ông nội bà nội vẫn còn sống mà các cháu nhỏ lăn ra chết thì còn bất hạnh nào sánh nổi. Tôi chúc theo thứ tự, ông nội chết trước, đến bà nội, đến cha, đến mẹ, rồi lần lượt mới đến con, cháu, chắt… Nếu gia đình anh chị mà chết đúng như tôi chúc thì quá tốt rồi còn đòi hỏi gì nữa. Hạnh phúc như vậy tại sao không chịu nhận.
Qua câu chuyện dí dỏm này, chúng ta thấy rằng, con người vốn mang căn bệnh trầm kha là trốn tránh sự thật. Nghe nói đến sanh thì hoan hỷ, nhưng nghe đến chết thì âu lo phiền muộn sợ hãi, nhất là ngay trong ngày đầu năm mới, người đời rất kiêng cữ nói đến chuyện chết chóc, lỡ nghe nói đến thì chướng tai khó chịu vô cùng, hầu hết đều không chấp nhận, cho là xui xẻo, nhưng có ai ngờ rằng, sanh tử không hẹn ngày giờ, nó không chọn ngày thường hay tránh ngày lễ Tết. Đây là sự thật trong đời sống vô thường, vì cứ mỗi ngày trôi qua, không kể là ngày nào, nhân loại phải xót xa tiễn biệt trên 150 ngàn đồng loại ra đi, biết đâu trong những ngày lễ Tết, do uống rượu bia nhiều, chạy xe bất cẩn, hoặc ăn uống quá độ sanh nhiều tật bệnh, hoặc buông lung phóng dật không lo tu tập, nên số người lên đường sang bên kia thế giới còn nhiều hơn những ngày thường nữa là khác. Điều này quả là đáng suy ngẫm đối với hàng Phật tử tại gia khi mỗi độ xuân về.
Thật ra chúng ta đã sống trong ảo tưởng quá nhiều, mơ ước ngồi sự thật quá nhiều, nên khi nghe lời nói thẳng, nói thật, lời đúng với sự thật thì đa phần chúng ta không chịu được, nếu vì lý do nào đó mà phải bị nghe thì dễ sanh tâm sầu lo phiền não. Đức Phật chẳng những ngài dạy đời sống là vô thường, kiếp người ngắn ngủi, mà ngài còn chỉ rõ mạng sống của tất cả chúng ta chỉ trong hơi thở. Nếu thở ra mà không hít được dưỡng khí vào buồng phổi thì coi như mạng con người của chúng ta đi đứt. Lời dạy của đức Phật là lẽ thật nhưng lẽ thật này rất khó nghe, cho nên nói rằng Phật pháp nan văn nghĩa là như vậy.
Chúng tôi thiết nghĩ khi chúng ta nghe qua một bài giảng, được cầm trên tay một cuốn sách giáo lý của đạo Phật, dù chúng ta không hiểu gì nhiều, thì như vậy là chúng ta cũng đã có duyên gặp được Phật pháp rồi, gặp được Phật pháp trong đời sống nhiều bất an biến động và quá vô thường này, chúng ta nên ráng nghe, nghe mà ngẫm nghĩ những lời trung ngôn nghịch nhĩ đó, khi đã thâm nhập Phật pháp, chúng ta sẽ cảm nhận cuộc đời vẫn còn ý nghĩa và ở đáy sâu tâm hồn ta cũng sẽ lâng lâng một cảm giác thâm trầm thích thú, khi đó chúng ta sẽ dùng cái lẽ thật của Phật pháp để phá tan cái tâm ảo tưởng hão huyền nơi mỗi chúng ta, để từ đây chúng ta sẽ không còn lầm lẫn chấp nhân chấp ngã nữa. Thiết nghĩ, khi đã biết đúng như thật về bản thân mình, biết đúng như thật về mạng sống con người, chúng ta sẽ không còn bị ảo giác hoang tưởng làm mờ tối tâm trí. Chúng tôi cho rằng, khi sáng suốt nhận biết lẽ thật của bản thân và tất cả hiện tượng trên thế gian này, thì việc học Phật tu nhân cũng như con đường tiến hóa tâm linh của chúng ta sẽ trở nên dễ dàng thuận lợi hơn. Đức Phật dạy thân người khó được, nay chúng ta đã được làm người rồi, vậy thì chúng ta sẽ phải làm gì để ứng hợp với lẽ thật trên tinh thần Phật pháp? Tất nhiên chúng ta phải biết trân quý nó, trân quý cái thân này không có nghĩa là chúng ta phải nâng niu trau chuốt, dùng thuốc trường sanh hay thuốc quý tẩm bổ, mà chúng ta cần phải giữ gìn nó một cách trang nghiêm thanh tịnh, để làm được điều này, trước tiên, chúng ta không nên lao vào các cuộc vui trác táng vô bổ hay nghiện ngập hư hao rất tổn hại cho bản thân. Như lời đức Phật dạy, có được thân người là điều rất khó, nay chúng ta đã làm người, may mắn hơn chúng ta còn là Phật tử, do vậy chúng ta cần phải sử dụng cái thân người này sao cho thật hữu ích đối với bản thân và đối với mọi người xung quanh ta. Chư tôn đức dạy rằng “Được làm người đã khó, trở lại làm người càng khó hơn”, chúng tôi nghĩ rằng, những lời dạy từ bi thống thiết này sẽ thật sự bổ ích cho những ai để tâm đến tương lai của bản thân mình. Khi được thân người rồi chẳng lẽ chúng ta cứ thả nổi để mặc trôi qua một kiếp người, chẳng lẽ chúng ta chỉ lo ăn lo nghỉ, lo mặc ấm nệm êm, hết một đời lăn đùng ra chết, đến lúc này phía trước mịt mờ chẳng biết về đâu, nếu sống như vậy quả là uổng phí và thật là đáng tiếc cho một kiếp người… Nhận ra lẽ thật này, rất mong quý Phật tử phải sống làm sao cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp có ý nghĩa hơn, có lợi ích hơn để làm tấm gương sáng cho quần chúng chưa phải là Phật tử, thông qua đó họ sẽ phát tâm hướng về Phật pháp.
Khi đã hiểu Phật pháp rồi chúng ta có cả trăm ngàn phương cách để làm lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Nếu có điều kiện vật chất chúng ta sẽ có nhiều cơ hội để sẻ chia với đời sống xung quanh, nhưng nếu không đủ điều kiện kinh tế vật chất thì chúng ta vẫn có thể đem ánh sáng Phật pháp đến từng hang cùng ngõ hẻm chỉ bằng cái tâm vị tha trong sáng chân thành của mỗi chúng ta. Do vậy, việc làm lợi ích cho bản thân và xã hội không nhất thiết là chúng ta phải làm giàu hay phải có thật nhiều tiền của. Sự giàu sang và nghèo khó nơi mỗi con người đều không ra ngồi nhân quả ba đời (quá khứ – hiện tại – vị lai). Thật ra để làm lợi ích cho mình và cho người, chúng ta chỉ cần đến cái tâm từ hòa, vị tha nhân ái là đủ để cảm thông chia sẻ tinh thần Phật pháp đến mỗi phận người trong cuộc sống xung quanh chúng ta. Nếu chúng ta có cái tâm lúc nào cũng mong muốn mang lại sự bình yên tốt đẹp cho mình cho người thì ở trong hồn cảnh nào chúng ta cũng có thể làm được. Chẳng hạn khi lên xe buýt, chúng ta sẵn sàng nhường chỗ cho những người lớn tuổi hay giúp đỡ những người khuyết tật, phụ nữ có thai; khi thấy ai đó vứt rác bừa bãi trên vỉa hè đường phố, chúng ta lượm rác bỏ vào thùng rác công cộng, những việc làm tốt đẹp như vậy đâu cần phải có tiền thì chúng ta vẫn có thể thực hiện được, vẫn có khả năng tích tạo phước đức trong đời sống hằng ngày hoặc khi gặp một bà lão qua đường, chúng ta sẵn sàng giúp người giữa chốn xe cộ dập dìu, tất cả việc làm này đều là việc thiện lành, phước đức… Chúng ta hãy làm tất cả những điều tốt lành bằng cái tâm vị tha trong sáng không cần mọi người biết đến, không cần sự tôn vinh khen tặng chúng ta vẫn cứ làm, mỗi ngày trôi qua với những việc làm ý nghĩa này tức là chúng ta đã làm đẹp cho bản thân, làm đẹp cho xã hội. Thực hiện được như vậy, tức là chúng ta đã khéo sử dụng cái thân khó được này rồi, điều này cũng có nghĩa chúng ta đã khéo tu Phật pháp ngay trong những việc nhỏ nhặt ở thế gian. Sử dụng tấm thân giả huyễn để hành sự lợi tha, đem lại điều tốt đẹp cho nhân sinh xã hội là việc nên làm của người con Phật.
Đã là Phật tử, chúng ta phải luôn cẩn trọng với thân khẩu ý của bản thân, nhất nhất phải vì lợi ích của mọi người mà tư duy, phát ngôn và hành động. Miệng chúng ta nên nói những lời chân thật, trung thực, từ hòa khiến mọi người khi nghe chúng ta nói liền sanh tâm hoan hỷ an vui lợi lạc. Ý nên nghĩ những điều đạo đức, lợi lạc quần sinh, là Phật tử, trong ý nghĩ phải luôn thương tưởng đến những bất hạnh khổ đau của nhân loại, tâm ý phải từ bi hỷ xả, không những không gây ốn trái mà khi nghe những lời chửi rủa nhục mạ, tâm ý chúng ta phải khởi lên tình thương với kẻ ốn đối, mọi việc đều hỷ xả không chấp chứa trong lòng, không sanh tâm hờn giận. Thân có khả năng giúp được ai việc gì thì nên sẵn lòng phụ giúp, không câu nệ khó khăn, chúng ta nên hạn chế tối đa các chất gây nghiện như rượu bia thuốc lá để tự trang nghiêm cái thân này khiến nó ngày càng trở nên quang minh thanh tịnh. Nếu chúng ta khéo léo dụng thân khẩu ý như vậy tức không uổng phí một đời người vì chúng ta đã sống có ích. Ở trong đời sống rất cần đến sự giúp đỡ của chúng ta, mà chúng ta quay mặt đi, chỉ sống cho riêng mình, chỉ biết đến mình thì dù chúng ta có ăn ngon mặc đẹp, đi xe hơi, ở nhà lầu, thì cũng chẳng có giá trị gì cả; đến khi nhắm mắt nằm xụi lơ tay chân lạnh ngắt trở thành một cái thây ma bốc mùi hôi thối thì làm người như vậy phỏng có ích gì! Nhận thức sâu sắc điều này, chúng ta cố gắng sống có ích hơn cho bản thân mình và cho mọi người. Điều quan trọng đối với người con Phật tử là chúng ta không nên mê đắm trong thú vui ngũ dục, quyết không tạo ra tội lỗi gây khổ lụy trong hiện đời và quả báo xấu ở đời sau. Thực hành một cách sống có ích, chúng ta sẽ mang lại những điều tốt đẹp cho bản thân, làm gương cho con cái trong gia đình, làm điển hình cho xã hội noi theo, qua đó khiến mọi người tin tưởng Phật pháp, phát tâm hướng về Phật pháp. Thực hiện được cách sống hữu ích, chắc chắn đời sau không những chúng ta được trở lại làm người mà còn được làm người có thân tướng đẹp đẽ, oai đức, phước báu nhiều hơn bây giờ.
Để tu cái thân này, đức Phật đã dạy: “Tránh các điều ác, siêng làm việc lành, giữ ý nghĩ trong sạch”. Cụ thể lời dạy thiết thực này, đức Phật khuyên chúng ta phải hết sức cẩn trọng giữ gìn thân miệng ý. Thân miệng ý trong sạch, tốt đẹp, thanh tịnh, chúng ta mới có thể tránh xa các điều ác, nhờ ý nghĩ trong sạch mà chúng ta sẽ siêng năng làm các việc lành. Đối với hàng Phật tử tại gia trước hết chúng ta sử dụng tấm thân này để tu nhân tích đức. Tu nhân đó là khéo tu để làm một công dân hữu ích, kiếp vị lai trở lại làm một con người tốt đẹp hơn nữa. Nền tảng của việc tu nhân đó là giữ gìn năm giới cấm. Nếu chúng ta giữ tròn năm giới cấm không thiếu sót một giới nào thì được gọi là chấp trì tồn phần giới, nếu chúng ta giữ được bốn giới trong năm giới cấm thì gọi là đa phần giới, nếu giữ được ba giới thì gọi là bán phần giới, chỉ giữ được có hai giới thì gọi là thiểu phần giới. Việc giữ gìn năm giới cấm nói thì dễ nhưng thực hành rất khó, nếu chúng ta chưa đủ sức giữ trọn năm giới cùng một lúc thì chọn lấy một hai hoặc ba giới nào đó mà mình cảm thấy có thể giữ được sau đó phát nguyện thọ trì. Khi giữ tinh nghiêm các giới đã nguyện giữ, từ từ sẽ phát nguyện thọ trì thêm những giới còn lại. Là một Phật tử, chẳng lẽ chúng ta vẫn còn cất giữ nhiều tâm tính độc ác xấu xa hay sao? Nếu không phải là hạng người này, chúng tôi khẳng định quý Phật tử chắc chắn sẽ thọ trì viên mãn năm giới cấm mà Phật đã dạy. Nếu chúng ta giữ được năm giới chắc chắn đời sau chúng ta sẽ gặp nhiều thắng duyên, nhân đó việc tu hành giải thốt cũng sẽ thuận lợi nhiều hơn. Người quyết tâm giữ gìn năm giới cấm là người biết lo xa cho bản thân mình, là người thật sự sống ích lợi trên thế gian này. Thực hành tam quy ngũ giới, ngồi việc khẳng định mình là người hữu ích cho bản thân, gia đình, đạo pháp và xã hội, nó còn mang một ý nghĩa thiêng liêng nữa, chúng ta chính là những ngọn đèn quang minh của Phật pháp đang tỏa ra ánh sáng giác ngộ trên khắp thế gian này, bởi vì không có bậc Thánh nhân nào mà không bắt đầu từ một con người tỉnh thức và hữu dụng cả. Do vậy đồng thời với việc giữ gìn ngũ giới, chay lạt đạm bạc tương chao dưa muối qua ngày, chúng tôi rất mong quý Phật tử nên lợi dụng khi thân thể còn khỏe mạnh, tinh thần còn minh mẫn mà gắng sức trì danh niệm Phật, phát nguyện vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Đây mới chính là sự thức tỉnh sâu xa của con người, cũng là sự giác ngộ rất đáng trân trọng và rất đáng ngưỡng mộ trong đời sống con người.
Cũng cái thân này, nếu chúng ta mê muội ngu si, một đời chuyên tạo nghiệp bất thiện, thì quả khổ đang chờ sẵn chúng ta, tương lai chắc chắn chúng ta sẽ phải thọ khổ trong ba đường ác, còn nếu chúng ta thức tỉnh giác ngộ, giữ gìn ngũ giới, tu hành thập thiện, sống theo bát chánh đạo, tinh tấn trì danh niệm Phật, hiện tiền tâm hồn chúng ta sẽ được thư thái an vui, tương lai chúng ta sẽ được vãng sanh Cực Lạc. Như vậy, thiện hay ác, hạnh phúc hay bất hạnh cũng chỉ từ cái tâm tỉnh thức giác ngộ nơi mỗi chúng ta mà thôi. Phật pháp chỉ cho chúng ta xa rời bến mê quay về bờ giác. Chân giá trị của Phật pháp là ở nơi đây.
Ngày nay chúng ta tu theo pháp môn trì danh niệm Phật, chúng ta rất cần đến một thân thể khỏe mạnh, một tinh thần minh mẫn, một ý chí kiên cường, một khả năng kiềm chế đam mê dục vọng, một đức hạnh nhẫn nại để vượt qua những khó khăn chướng nạn mà ra sức công phu tu niệm. Có được những điều kiện cần thiết này, chúng ta mới có thể chiến đấu lâu dài với giặc vô minh phiền não trong nội tâm chúng ta, mới có thể tập trung ý chí tinh thần vào câu Nam mô A Di Đà Phật. Trước mắt chúng ta cần phải trân quý cái thân này, chúng ta hãy xem cái thân này như một ngôi chùa di động của bản thân mình. Trong ngôi chùa này có một vị Phật lung linh sống động vô cùng, vị Phật này cũng biết vui biết buồn, cũng còn tham sân si phiền não nhưng đặc biệt là đã chán ngán tham sân si phiền não. Vị Phật đó chính là ta. Ngôi chùa mà vị Phật đó đang trú ngụ chính là cái thân tứ đại giả hợp này. Chính vì vậy mà chúng ta không những không tổn hại đến nó, mà phải biết giữ gìn, làm trang nghiêm nó bằng giới đức, làm cho nó quang minh thanh tịnh bằng ánh sáng Phật pháp mà chúng ta đã từng thọ nhận.
Đức Phật dạy rằng thân người khó được là để khuyên răn chúng ta nên biết quý trọng tấm thân này, sử dụng sao cho hữu ích để phương tiện tiến tu trên con đường giải thốt. Đồng thời ngài cũng chỉ ra rằng tấm thân này là tứ đại hợp thành, vốn giả huyễn không chắc thật nhằm phá cái chấp thủ, chấp nhân, chấp ngã của mỗi chúng ta. Đối với người tu theo pháp môn Tịnh Độ, nhất là đối với người lớn tuổi, thì đây là vấn đề rất quan trọng. Như chúng ta đã biết, bản năng của con người cũng như muôn lồi vật là tham sống sợ chết. Ý thức sợ chết ăn sâu trong tiềm thức nơi mỗi con người là do chúng ta chấp cái thân này là có thật. Chính vì chấp cái thân này là có thật nên chúng ta sợ mất nó, chúng ta kinh hồng hoảng loạn lúc hấp hối lâm chung chỉ vì chúng ta sợ mất cái thân tứ đại giả hợp này. Để chấm dứt sự mê lầm nhiều đời nhiều kiếp này, chúng ta rất cần đến định lực và sự tỉnh giác cao độ, để nhận biết một cách tường tận rõ ràng các hiện tượng biến dịch sinh tử xảy ra trong tâm thức chúng ta. Muốn đạt được định lực, trước mắt chúng ta phải buông xả vạn duyên, lắng lòng tập trung tinh thần vào danh hiệu Phật một cách thành kính, tha thiết và chuyên nhất. Khi công phu thuần thục, do chính trải nghiệm của bản thân mình, chúng ta sẽ nhận thấy rất rõ tấm thân tứ đại mà chúng ta đang sở hữu chẳng qua cũng chỉ là cái áo cũ mục nát mà đến lúc chúng ta cần phải thay nó bằng một cái áo mới tốt đẹp hơn. Đối với người niệm Phật chưa có định lực, công phu còn nhiều tạp niệm, thì hãy cố gắng tập trung tinh thần, nhất tâm nhất ý nương bám vào danh hiệu Phật, như người chết vớ được cái phao quyết không chịu buông bỏ, nhờ lòng khẩn thiết của người niệm Phật và bổn nguyện của đức Phật A Di Đà, chúng ta sẽ vượt qua sự hoảng loạn của tâm thức, tâm trí dần dần được thanh tịnh sáng suốt, cuối cùng chúng ta vẫn có thể tự tại cởi áo ra đi một cách nhẹ nhàng an lạc.
Sự cần thiết của tấm thân tứ đại mà mỗi chúng ta đang sở hữu nó cũng giống như khúc cây mục trôi vật vờ trên biển cả, còn chúng ta thì đang lặn hụp giữa trời nước mênh mông, nhờ ôm được cái cây mục này mà nhất thời chúng ta thốt được nạn chết đuối… Nhưng khi ôm được cái cây mục này, tạm thời được thốt chết thì chúng ta phải nhanh chóng bơi lội vào bờ. Khi đã lên bờ, nghĩa là đã thốt chết rồi, chúng ta không cần thiết phải ôm cứng cái thân cây mục đó nữa. Nếu như đang ngoi ngóp lặn hụp giữa trười nước bao la, khi vớ được khúc cây, chúng ta ôm ghì nó, mặc tình để cho trôi lềnh bềnh trên biển cả, đến khi thân cây mục hư hoại rã rời ra, khi đó chúng ta sẽ không còn cơ hội nào sống sót.
Cái cây mục đó cũng như tấm thân tứ đại giả hợp nơi mỗi chúng ta, chính nhờ nó mà chúng ta thực hành các pháp ăn chay, sám hối, trì kinh, niệm Phật, chính nhờ cái thân này mà chúng ta có cơ hội để làm Thánh, làm Phật, hoặc ít ra cũng được làm công dân nước Phật sau này. Khi còn làm người chúng ta còn tu nhân tích đức, khi cái duyên giữa chúng ta với tấm thân tứ đại này đã mãn thì chúng ta cũng không nên luyến tiếc, vì khi đó, nó cũng không khác gì cái cây mục đã đến thời hoại rã. Trong đời sống tu học hằng ngày, đối với hàng Phật tử tại gia, chúng tôi mong rằng, quý Phật tử nên tận dụng khúc cây mục này khi nó còn dùng được, để thực hiện ngày càng nhiều các việc thiện lành lợi ích, mỗi ngày trôi qua, ra sức trì danh niệm Phật nhiều hơn, nếu trước đây chúng ta chưa ăn chay, hằng ngày biến cái đãy da vốn đã hôi thúi làm cho nó càng bất tịnh hơn bởi chất chứa trong đó vô số máu thịt tanh hôi của các lồi động vật, trước đây chúng ta tự biến mình thành cái nghĩa địa chôn xác gia súc gia cầm cùng vô số lồi hải sản, thì nay khi đã hiểu đạo rồi, quý Phật tử hãy cải thiện nó lại, biến nó thành một cái am cốc trang nghiêm thanh tịnh với tâm hương giải thốt và tương chao dưa muối qua ngày.
Như lời Phật dạy, được làm người là rất khó, dù vẫn biết cái thân chúng ta là tứ đại giả hợp, nhưng chúng ta cũng nhờ nó mà sống, mà tu hành, chúng ta nương nó để làm tất cả điều lành, chứ không nên ôm giữ nó, trau chuốc nâng niu nó, cố chấp như kẻ khư khư ôm khúc cây mục mê lầm đáng tiếc kia mà trôi lăn trong luân hồi sanh tử. Nếu mê lầm và cố chấp, sống buông thả theo thú vui ngũ dục thường tình, một ngày nào đó, thình lình cái cây mục nó rã ra thì quả là uổng phí một kiếp làm người. Nhận thức điều này một cách sâu sắc, chúng ta cần phải kịp thời uốn nắn thói hư tật xấu, cải thiện đời sống tâm linh, khắc kỷ lòng mình nghiêm trì ngũ giới, tinh tấn công phu niệm Phật, thực hành tốt những điều này mới có thể gọi là đạt đến chỗ thiết yếu trong việc ứng dụng tu hành.
Đức Phật ra đời là để cứu độ chúng sanh thốt khỏi mê lầm, nhân đó ra khỏi luân hồi sanh tử. Phật pháp hiện hữu trên thế gian này đến nay đã trên 2500 năm, thế nhưng nhân loại vẫn lầm than, thế giới vẫn bất an đau khổ, ngay cả bản thân chúng ta là những người con Phật, dù đã thâm tín chư Phật, tâm trí thuần hướng về con đường tu hành giải thốt, song trong quá trình tu học vẫn còn rất nhiều điều phải xem xét lại, nào là sự lười biếng mỏi mệt dãi đãi, nào là buông lúng phóng dật, đó là chưa nói đến thân bệnh đang hồnh hành trong cơ thể khiến chướng ngại công phu tu tập. Chung quy lại là nghiệp chướng của chúng ta rất sâu dày. Đối với những người đã có nhân duyên với Phật pháp, có tâm tha thiết tu hành như quý Phật tử mà vẫn còn gặp khó khăn trở ngại không ít, thì nói gì đến người chưa có duyên với Phật pháp, họ khổ đau bất hạnh đến cỡ nào, tương lai của họ sẽ ra sao? Chúng ta làm thế nào để giúp đỡ họ đến với con đường Phật pháp? Tất nhiên trước hết chúng ta phải thật sự giác ngộ và thực sự tu hành, tuy nhiên, chúng ta cũng nên mổ xẻ đôi điều để xem cái hàng rào chắn nào đã ngăn trở con người thế gian đến với ánh sáng giác ngộ của Phật pháp.
Như chúng ta đã biết, bản năng lớn nhất, kiên cố nhất của con người là chấp ngã, trong khi đó, người tu theo Phật pháp thì hướng đến bản thể vô ngã, có nghĩa là phải thật sự buông bỏ ngã chấp mới được gọi là tu theo hạnh Phật. Còn nữa, tâm tính của người thế gian đa phần là vị kỷ, trong khi đó, người ta theo Phật pháp thì sống theo hạnh vị tha, luôn đặt lợi ích tha nhân lên trên trong các mối quan hệ. Do sống theo bản năng chấp ngã và tâm vị kỷ hẹp hòi quá lớn nên người đời không có cơ hội quay lại đời sống nội tâm, đã vậy còn không ngừng phát triển tham sân si lên tột đỉnh, khiến cho vô minh, nghiệp chướng phiền não ngày càng sâu nặng, điều này khiến cho tâm hồn họ luôn nặng nề u ám, tâm trí luôn toan tính đối phó thành thử bất an đau khổ nhiều hơn là thảnh thơi an lạc.
Còn đối với người tu theo Phật pháp, nhờ hướng đến bản thể vô ngã, sống hạnh vị tha, thường biết lỗi tự tâm, thường tu giới định huệ, nên nghiệp chướng mỗi ngày nhẹ vơi dần, nhờ đó tâm trí được sáng suốt, tâm hồn được an lạc thanh tịnh. Qua trình bày trên đây, chúng ta nhận thấy Phật pháp và thế gian pháp là hai vế tương phản nhau trong ý nghĩa cũng như mục đích sống. Người đời vì xuôi theo dòng thế tục, mặc nhiên chấp nhận tham sân si làm vũ khí bảo vệ sự sống còn của tâm đấu tranh nhân ngã, mãi mãi tham dục ích kỷ hẹp hòi như vậy thì dù vô chùa gặp Phật cũng vẫn khoảng cách rất xa với ánh sáng giác ngộ của Phật đà. Chúng tôi thiết nghĩ, nếu mọi người muốn cảm nhận ánh sáng giác ngộ và muốn gieo duyên với Phật pháp, chỉ cần chúng ta lắng lòng chiêm nghiệm lại những gì mình đã sống, đã kinh qua trong cuộc đời này, rồi tự hỏi lại chính mình, chúng ta đang bất an đau khổ hay đang an lạc hạnh phúc. Nếu chịu khó suy ngẫm, nhẹ nhàng cật vấn lương tâm, ngồi vô minh nghiệp chướng, phiền não ra, chúng ta sẽ mang theo được thứ gì mà suốt một đời chúng ta đã lao vào không ngừng tạo tác. Nếu chúng ta chịu khó suy ngẫm, lắng lòng nghe tiếng nói nội tâm, tức là chúng ta đang đến gần với lẽ thật của bản thân mình, chúng ta cũng từng bước đang phát hiện ra lẽ thật trong đời sống con người, và khi đó, nhân duyên Phật pháp cũng đã đến gần với mỗi chúng ta rồi vậy.
Phật pháp rất khó gặp, khó nghe, đó là khi chúng ta đóng cửa lòng, bảo thủ, cố chấp, trung thành với tham sân si nghi mạn. Nhưng Phật pháp cũng rất dễ gặp, dễ nghe, nếu chúng ta chịu mở cửa lòng và chịu nghe ra lẽ thật…
Đạo Phật có mặt trên cuộc đời này đã trên hai mươi lăm thế kỷ, cho đến nay, không những không lỗi thời mà càng ngày càng thiết thực lợi ích, sở dĩ đạt được hữu dụng như vậy bởi Phật giáo là chân lý không lý thuyết nào có thể bẻ gãy nổi, người tu hành theo Phật pháp hầu hết đều đạt được kết quả lợi ích mỹ mãn tùy theo khả năng công phu tu trì của mỗi cá nhân, nên niềm tin vào Phật pháp của mọi người vì thế ngày càng vững chắc.
Như chúng ta đã biết, cốt lõi của Phật pháp là tâm, nền tảng của Phật pháp là giới. Lợi ích trước tiên mà Phật pháp đem đến cho xã hội lồi người đó chính là ngũ giới. Người đời nếu biết giữ gìn ngũ giới của nhà Phật chắc chắn sẽ tạo thành căn bản đạo đức và an lành cho bản thân. Giữ ngũ giới là nguồn sống hạnh phúc cho mỗi gia đình và cũng chính là nếp sống văn minh cho xã hội. Chỉ với năm giới cấm này thôi, gia đình nào cũng có người giữ trọn vẹn thì gia đình ấy đang sống trong nguồn hạnh phúc vô biên của Phật pháp. Trong xã hội, nếu tất cả ứng dụng triệt để năm giới cấm vào đời sống, thì đó là một xã hội văn minh bền vững, ở xã hội đó sẽ tràn đầy sự cảm thông và yêu thương tin cậy lẫn nhau, như vậy thì làm gì có chiến tranh hay khủng bố, làm gì có bất an với đau khổ. Giữ gìn năm giới cấm là tôn trọng nhân bản, là thực hiện nếp sống văn minh, là xây dựng nền đạo đức trường tồn cho nhân loại. Chính những lợi ích lớn lao như vậy mà đức Phật đã chế ra năm giới cấm, ngõ hầu đem lại cho nhân loại một đời sống an lành, đem lại cho mỗi gia đình nguồn hạnh phúc. Ích lợi thực tế của Phật pháp là như vậy. Phật pháp khó nghe là nói đến tinh thần trực chỉ nhân tâm kiến tánh thành Phật, đó là cốt tủy của Phật pháp, tinh thần này chỉ dành cho bậc thượng căn thượng trí, đối với hàng hạ căn độn trí như chúng ta thì chư Phật, Bồ tát phải dùng phương tiện mà nhiếp dẫn. Chúng tôi mạo muội cho rằng, đã là phương tiện thì Phật pháp không còn khó nghe nữa, ngược lại rất dễ nghe, rất dễ tin nhận, vấn đề đặt ra lúc này là chúng ta đã có duyên với Phật pháp hay chưa? Chúng tôi thiết nghĩ, khi quý vị cầm tập sách nhỏ này trên tay, tức là quý vị đã có duyên với Phật pháp rồi. Quý vị đã có duyên với Phật pháp, đã nghe ra những lợi ích lớn lao của năm giới cấm, thì việc còn lại chỉ là việc phát tâm thực hành. Nếu quý vị suy ngẫm ý nghĩa năm giới cấm mà Phật đã chế, thấy có lý, thấy có lợi ích thật sự, thì quý vị hãy bắt tay thực hành, nếu kết quả thật sự có ích cho bản thân và gia đình quý vị, thì khi đó quý vị hãy tin vào Phật pháp.
Cùng với việc giữ ngũ giới, thì hành thập thiện, sống theo bát chánh đạo, tứ vô lượng tâm (từ, bi, hỷ, xả) đều là những bài pháp sống động và thiết thực trong đời sống con người. Nếu đã có duyên với Phật pháp, chúng tôi mong rằng quý Phật tử hãy chịu khó tìm hiểu về bát chánh đạo để áp dụng vào đời sống hằng ngày, đây cũng là nền tảng để quý Phật tử đi sâu vào ngôi nhà chánh pháp, cũng là trợ duyên rất hiệu quả để công phu trì danh niệm Phật của quý Phật tử nhanh chóng nhất tâm.
Trong giáo lý nhà Phật có tam tuệ học; tức Văn, Tư, Tu. Văn có nghĩa là nghe; Tư có nghĩa là suy nghĩ nghiền ngẫm; Tu là ứng dụng những điều đã nghe, đã suy ngẫm vào đời sống tu học của mình. Như chúng ta đã biết, đức Phật chưa bao giờ ngài bắt buộc chúng ta tin theo ngài một cách mơ hồ hay bồng bột hồ đồ, mà khuyên chúng ta phải suy ngẫm những lời ngài dạy, nếu thấy đúng thì mới tin, mới thực hành. Một điều cần lưu ý nữa chúng ta đến với Phật pháp là đến với cái tâm của chính chúng ta, không có Phật pháp nào ngồi cái tâm của chúng ta cả, chúng ta tìm cầu Phật pháp là tìm cầu sự lợi ích thiết thực cho bản thân mỗi chúng ta, chứ không phải vì lợi ích cho ông Phật, ông Bồ tát nào cả. Do vậy, rất cần chúng ta vận dụng cái tâm trong sáng thanh tịnh và thành kính của bản thân để suy ngẫm và thực hành lời Phật dạy, có như vậy thì chúng ta mới có thể phát khởi cái tâm ham tu ham học, cái tâm muốn chuyển hóa những điều xấu xa tội lỗi của chúng ta, trở thành tốt đẹp đạo đức và an lạc. Khi có tâm ham tu ham học, chúng ta rất nhanh chóng xa rời ác nghiệp, dễ dàng tăng trưởng thiện căn, khi đó Phật pháp không còn khó nghe khó chịu như những ngày tháng chúng ta còn e ngại lấp ló trước cửa chùa hay thờ ơ với lời kinh tiếng kệ. Đối với hàng Phật tử sơ cơ thì việc nghe giảng kinh hay nghe quý thầy thuyết pháp ở buổi ban đầu không dễ dàng gì lãnh hội, cũng khó có ngay cái cảm giác hoan hỷ vui mừng như khi được ngồi đánh bài tiến lên hay nghe ca nhạc. Tuy nhiên nếu chúng ta biết trân quý cái thân người này, nhận thấy đời sống vô thường quá bất an đau khổ, kiếp người ngắn ngủi mong manh, chúng ta thao thức tìm cầu phương thuốc giải thốt khổ đau luân hồi sanh tử... thì dần dần chúng ta sẽ cảm nhận được niềm vui an lạc, dù niềm vui sẽ không đến ồ ạt nhưng nó sẽ đọng lại trong tâm thức chúng ta một cách thâm trầm ý nghĩa. Nếu quý Phật tử chịu khó xem kinh sách, nghe giảng pháp lâu ngày, để tâm suy ngẫm cho thấu đáo thì chúng ta mới hiểu, mới thấy cái hay, cái lợi ích thiết thực của Phật pháp. Khi áp dụng thực hành, thì chúng ta mới thấy hết cái giá trị thiết thực và thiêng liêng của Phật pháp. Khi tu học theo Phật pháp, quý Phật tử thực hành đủ tam tuệ học (nghe pháp, suy ngẫm, thực hành) thì quý Phật tử sẽ không bao giờ lui sụt trên con đường tu học. Thực hiện đúng như lời Phật dạy chắc chắn quý vị sẽ là những Phật tử chân chính, đang đi đúng hướng đến ngôi nhà giác ngộ, quý vị sẽ được an lạc hạnh phúc trong hiện tại và cả mai sau.
Thân người khó được Phật pháp khó gặp, khi đã có duyên với Phật pháp, đã cảm nhận những điều lợi ích thiết thực của Phật pháp, chúng ta nên chia sẻ những lợi ích lớn lao này cùng gia đình thân quyến và bạn bè, để mọi người cùng được nghe pháp, cùng hiểu và cùng thực hành Phật pháp. Làm được như vậy, chúng ta mới sống đúng theo tinh thần tự lợi lợi tha của đạo Phật.
Chúng ta chỉ sống trên đời này, nếu suông sẻ và cao lắm cũng chỉ được vài chục năm, đời người như bóng câu qua song cửa, cái chết đuổi theo sau lưng, cái khổ đè nặng lên tâm trí, cái nhọc nhằn không buông thả đôi vai, trong khi thời gian cứ vùn vụt trôi qua. Nếu chịu khó soi gương, nhìn vào hai khóe mắt mới thấy đầy dãy dấu chân chim hằn in một đời lao khổ và tóc trên đầu nay đã điểm sương. Đã vậy mà chúng ta vẫn cứ chần chờ hứa hẹn không lo dọn đường chuẩn bị cho một ngày mai, cứ mãi mê tạo nghiệp thình lình quỷ vô thường ập đến làm sao trở tay cho kịp. Thiền sư Quy Sơn đã từng nói: “Một mai nằm bệnh ở giường, các khổ trói trăn, bức bách, sớm chiều lo nghĩ, tâm ý bàng hồng, đường trước mịt mờ không biết về đâu. Lúc đó mới biết ăn năn, như khát mới mong đào giếng, chỉ hận sớm chẳng lo tu, đến già nhiều điều lầm lỗi, lâm chung rối loạn, lưu luyến bàng hồng”.
Người hiểu Phật pháp là người biết lo xa, biết mình phải làm gì trong hiện tại. Chúng tôi rất mong quý Phật tử chịu khó dành thì giờ đọc kinh sách, nghe thuyết giảng. Suy ngẫm mà ứng dụng tu hành, đừng để thì giờ trôi qua vô ích với những việc làm vô bổ theo thói quen bấy lâu nay. Quý vị mỗi ngày làm một vài điều thiện, tranh thủ thời gian niệm Phật vài ba giờ, mỗi ngày một ít thì tích thiểu cũng thành đa, lỡ khi vô thường bất trắc xảy ra thì cũng tích lũy cho mình một số vốn cần thiết, nghiệp lành ấy sẽ dẫn quý vị đi vào con đường an ổn. Chúng tôi tha thiết mong mỏi quý Phật tử luôn ghi nhớ trong lòng là thân người khó được, nay chúng ta đã được làm người rồi thì phải ráng giữ gìn cho trang nghiêm thanh tịnh, phải tạo duyên lành nhân lành cho thật nhiều để mai sau kết quả tốt hơn nữa, không nên vì những thú vui thường tình ở thế gian mà quên mất Bồ Đề tâm, thả trôi mình qua ngày tháng, uổng phí trôi qua một đời thật đáng tiếc vô cùng. Quý Phật tử cũng nên ghi nhớ trong lòng là may mắn lắm chúng ta mới gặp được Phật pháp, diễm phúc lắm chúng ta mới nghe được Phật pháp, nay chúng ta đã có duyên với Phật pháp, được đọc kinh sách, nghe băng quý Thầy giảng, thì phải suy ngẫm cho chín chắn rồi thành tâm mà thực hành. Chỉ có thực tu thì mới có lợi ích, nếu chỉ đọc sách cho qua loa đại khái mà không thực sự tu hành thì hồn tồn không có ích lợi gì cả, như vậy cũng sẽ uổng phí đi một đại sự nhân duyên.
Ý nghĩa sâu xa của lời Phật dạy “thân người khó được – Phật pháp khó nghe” đã được chúng tôi sơ lược trình bày. Đời người qua mau, mạng sống giảm dần, chúng tôi ngưỡng mong quý Phật tử tĩnh thức nhiều hơn nữa mà nỗ lực tinh tấn tu hành, trước làm lợi ích cho bản thân, sau đền bốn ơn ba cõi. Có như vậy mới không cô phụ tánh linh của mình, không hồi phí một đời may mắn được làm người.