Home > Linh Cảm Ứng > Con-khi-cai-moc-cau
Con khỉ cái móc câu
Cư Sĩ Lâm Khán Trị | Sa Môn Thích Hoằng Chí, Việt Dịch


A Kiều từ lúc được sự cảm ứng của Phật, Bồ Tát gia bị khỏi bệnh rồi, bèn tiếp tục hàng ngày lạy Phật, niệm Phật không có gián đoạn, thời gian trôi qua rất nhanh mới đó đã hai năm rồi. Chồng của cô ta vốn là cai thầu xây dựng, lúc đó tiếp nhận thầu một công sự tháo giở nhà, chính ở ngay chỗ giao lộ của đường Tự Do và đường Trung Chánh, một tòa kiến trúc hai tầng, thỏa thuận cùng người ta định kỳ một tháng nhất định phải tháo giở xong, nếu như tới hạn làm không xong phải bồi thường gấp đôi và điều kiện trên khế ước, nếu có bất cứ người nào do công việc mà bị thương, hoặc là té chết bên thầu phải tự chịu trách nhiệm, bên kia vô can. Nhưng mà tòa viện bảo tàng từ thời Nhật chiếm cứ đó xây dựng vô cùng kiên cố, thật không dễ gì tháo giở, bốn bức vách đều xây bằng gạch rất dày, sắt miếng và xi măng, mười mấy người công nhân dùng chùy sắt và đục đập một tuần lễ chỉ mới đập được một lỗ lớn mà thôi, nguyên bức tường vẫn chưa phá đổ được, ông Trần lúc ấy rất là lo lắng, tự nguyện đền một vạn đồng để bên kia chịu bỏ khế ước, nhưng bên kia cũng không chịu, không thế thì phải bồi thường mấy vạn đồng! A Kiều suốt cả ngày lo rầu, cùng với Chấn Trung hai người, chỉ còn biết hướng Phật A Di Đà và Quán Thế Âm Bồ Tát nhiều lần cầu khẩn mong rằng không phải đền tiền. Có một ngày sáng sớm Chấn Trung bỗng kêu lên một tiếng: “Má! Má không phải khóc nữa, việc lãnh thầu tháo giở nhà lầu không phải lo nữa, con đêm qua mộng thấy Tam Tạng pháp sư tay cầm cây chổi đuổi ruồi dẫn đến một đám vượn màu vàng, chỉ huy giữa không trung, trong khoảnh khắc tháo giở hết tòa nhà chúng ta bao thầu tháo giở kia, thật là Phật lực vô biên, con vượn vàng kia thật là đẹp. Má, vị Tam Tạng pháp sư kia đội cái mão chính là trong phim tháng trước con đến rạp hát nào xem nè, trông Tam Tạng đi lấy kinh giống như nhau”. Chấn Trung ngây thơ nói với mẹ, hai mẹ con lại đến trước Phật A Di Đà và Quán Thế Âm Bồ Tát quỳ xuống cầu nguyện và phát nguyện sẽ bỏ ra 500 đồng cho thầy Lý lúc đó đang muốn lập ra nhà nuôi trẻ cô nhi. Thật là phúc chí tâm linh (phúc đến tâm sáng ra), ông Trần nghe những điều Chấn Trung nói trong mộng, tiếng Đài Loan con khỉ (hầu chừ) cùng với móc câu (câu chừ) phát âm hơi giống nhau, liền nghĩ đến dùng móc câu sắc lớn câu tường lại dùng máy điện quấn dây, chỉ một chút xíu kéo đổ xuống một miếng tường lớn, như thế trong một ngày kéo đổ xuống rất nhiều bức tường dầy, không đầy mấy ngày hoàn thành xong toàn bộ. Ông Trần lần này làm công sự giở nhà, đã không trái với khế ước, lại không có bồi thường tiền, lại còn trong khi làm việc kéo tường phát sanh ra hai việc không thể nghĩ bàn: có hai người công nhân ở trên lầu hai té xuống lại không bị thương một chút nào hết, ở dưới đất toàn là gạch bể, bê tông, làm sao không hề bị thương? Thật là khó mà tin. Lại còn có một việc là mỗi trước khi câu tường đổ xuống, nhất định phải xem xét bốn phía coi có công nhân ở gần hay không? Để khỏi phải đổ tường xuống đè bị thương. Có một lần sau khi ông Trần xem xét xong, đột nhiên có một nữ công nhân đi lại, muốn đến công tác, vừa vặn một miếng vách tường bị kéo đổ xuống, xê xích có hai tấc, thấy gần như là bị đè chết rồi! Có rất nhiều công nhân hỏi bà Trần (A Kiều): “Ông thổ địa nhà của ông bà sao mà linh thế? Lần nào cũng đều phù hộ cho các vị hết à!”. A Kiều nói: “Nhà tôi không phải thờ ông thổ địa, chúng tôi thờ phụng là Tây phương Tam Thánh: một vị Phật hai vị Bồ Tát, mỗi ngày đều niệm A Di Đà Phật và Quán Thế Âm Bồ Tát”.

Vào ngày chủ nhựt giảng kinh ở ban song tu niệm Phật hôm đó, A Kiều mặt mày hớn hở đưa đến 500 đồng tiền Đài Loan mới, muốn cúng cho viện cô nhi mới xây, kêu tôi đại diện vì cô ta mà đưa cho, và còn nói: “Công sự lần này toàn là nhờ sự cảm ứng của Phật, Bồ Tát đại từ đại bi”. Cô ta lại đem chuyện xảy ra trước sau ra sao nói cho đại chúng nghe, nói đến chỗ Chấn Trung mộng thấy Tam Tạng pháp sư dẫn một bầy khỉ màu vàng kim, chỉ huy tháo giở nhà, tôi liền giải thích cho cô ta: “Chấn Trung cho là Tam Tạng pháp sư ở trong phim, có lẽ chính là hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát, ở trong tay cầm đó chính là cây phất trần hoặc là nhành liễu, không phải đồ đuổi ruồi”. Lúc đó ban viên trong ban song tu, đều đồng lời khen ngợi pháp lực Phật, Bồ Tát vô biên không thể nghĩ bàn, và khen ngợi lòng thành khẩn của mẹ con A Kiều.

Kinh Sách Liên Quan

 
1.    48 Pháp Niệm Phật, Cư Sĩ Giang Đô Trịnh Vĩ Am | Sa Môn Thích Tịnh Lạc, Việt Dịch
2.    Cảm Ứng Thiên Vựng Biên, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa, Việt Dịch
3.    Hương Thơm Niệm Phật, Thượng Tọa Thích Phổ Huân
4.    Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật, Pháp Sư Viên Anh | Thích Nguyên Anh, Việt Dịch
5.    Những Truyện Cảm Ửng Về Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm, Lão Cư Sĩ Định Huệ | Diệu Tuyền, Việt Dịch
6.    Những Truyện Tích Triết Lý, Hòa Thượng Thích Hồng Tại (Đoàn Trung Còn), Việt Dịch
7.    Niệm Phật Căn Bản Cho Người Tại Gia, Thiện Phúc
8.    Niệm Phật Cảnh, Sa Môn Đạo Cảnh và Thiện Đạo Đại Sư | Hòa Thượng Thích Minh Thành, Việt Dịch
9.    Niệm Phật Chỉ Nam, Mao Dịch Viên | Hòa Thượng Thích Minh Thành, Việt Dịch
10.    Niệm Phật Chuyển Hóa Tế Bào Ung Thư, Pháp Sư Đạo Chứng | Thích Minh Quang, Việt Dịch
11.    Niệm Phật Dẫn Đi Khỏi Luân Hồi, Lý Lâm Qúy | Mạt Nhân Đạo Quang, Việt Dịch
12.    Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ
13.    Niệm Phật Kiếm, Đời Dao Tần, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập | Cư Sĩ Nguyễn Xuân Chiến, Việt Dịch
14.    Niệm Phật Kính, Đại Sư Thiện Đạo Đời Đường | Hòa Thượng Thích Hồng Nhơn, Việt Dịch
15.    Niệm Phật Luận, Pháp Sư Đàm Hư | Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa, Việt Dịch
16.    Niệm Phật Nhất Định Được Vãng Sanh, Pháp Sư Huệ Tịnh | Hòa Thượng Thích Giác Qủa, Việt Dịch
17.    Niệm Phật Pháp Yếu, Cư Sĩ Mao Lăng Vân cung kính kết tập | Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa, Việt Dịch
18.    Niệm Phật Sám Pháp, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm
19.    Niệm Phật Sinh Tịnh Độ, Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm | Thượng Tọa Thích Chân Tính, Việt Dịch
20.    Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương Luận, Đại Sư Phi Tích | Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, Việt Dịch