Home > Khai Thị Phật Học > Phai-Nhan-Thuc-Ro-Hoan-Canh-Hien-Tai-Va-Duong-Loi-Tuong-Lai
Phải Nhận Thức Rõ Hoàn Cảnh Hiện Tại Và Đường Lối Tương Lai
Lão Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam | Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa, Việt Dịch


1. Ðời người nhiều nghịch cảnh 

Có ai là không bị bệnh hoạn, già suy, thân thuộc sanh ly tử biệt, của cải mất mát, oán thù gia hại?  Lại còn kẻ nghèo mong cầu tiền của, người không con cầu con, kẻ vô nghề nghiệp, chức vụ mong có nghề nghiệp, chức vụ; nhưng rốt cuộc rồi mấy ai được như ý? Những điều bất như ý ấy làm cách nào để giải quyết đây? 

2. Cõi đời này lắm tai nạn 

Gió bão nổi dậy, địa chấn phát sanh, tường đổ nhà sập khiến lắm người bị tử thương.  Lại còn không mưa thành đại hạn, mưa quá thành lụt, mất mùa khiến lắm người bị chết đói.  Nước lớn tràn dâng, chìm ngập thôn trang.  Lửa to bốc cháy, thiêu tan thành thị khiến lắm người bị tử thương. Những chuyện như vậy gần như năm nào cũng có. Lại còn có năm chẳng thái bình, có những quốc gia trên thế giới chẳng nghĩ gì đến lẽ nhân đạo luôn gây vạ chiến tranh.  Lại còn phát minh những vũ khí giết người tối tân, nào là bom nguyên tử, nào là bom khinh khí, chỉ sợ là chẳng giết được thật nhiều người mà thôi.  Còn bảo như vậy mới là thế giới tiến hóa, chứ nói trắng ra chỉ là một lò sát sanh lớn! Thử hỏi ai có biện pháp nào tránh khỏi những tai nạn như thế hay không? 

3. Nỗi khổ luân hồi của thân sau

Rất đáng thương thay! Người chết chẳng phải là hết vì thân tuy chết đi, thần thức chẳng diệt.  Có sáu cảnh giới là thiên, nhân, a tu la, súc sanh, địa ngục, ngạ quỷ. Thần thức hoàn toàn chẳng thể vượt ra khỏi phạm vi của sáu cõi này.  So trong lục đạo, cõi trời, cõi người còn khá, nhưng vẫn có sanh tử, xoay vần qua qua, lại lại; hốt nhiên mang thân trời, người, hốt nhiên sanh trong địa ngục, súc sanh.  Ngàn lần sống, vạn lần chết, luân chuyển như thế; xương vùi cao như núi, lệ trào nhiều như biển, thật quá cực khổ! Thử hỏi ai có phương pháp nào trốn tránh sự luân hồi ấy ngõ hầu được trường sanh an tịnh chăng? 

Trích từ: Tuyết Lư Lão Nhân Tịnh Độ Tuyển Tập

Từ Ngữ Phật Học Trong: Phải Nhận Thức Rõ Hoàn Cảnh Hiện Tại Và Đường Lối Tương Lai

Kinh Sách Liên Quan

 
1.    Đường Về Quê Hương Tịnh Độ, Thích Vân Pháp
2.    Khuyên Người niệm Phật cầu sinh tịnh độ, Chu An Sĩ | Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến, Việt Dịch
3.    Kinh Điển Y Cứ Của Pháp Tu Tịnh Độ Và Các Nhân Vật Tiêu Biểu Thực Hành Pháp Tu Tịnh Độ, Nguyễn Tiến Sơn
4.    Lá Thư Tịnh Độ, Đại Lão Hòa Thượng Thích Ấn Quang | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch
5.    Long Thư Tịnh Độ, Vương Nhựt Hưu | Đại Lão Hòa Thượng Thích Hành Trụ, Việt Dịch
6.    Luận Sử Tông Tịnh Độ, Hòa Thượng Thích Đổng Minh | Nhiều Dịch Giả, Việt Dịch
7.    Luận Tịnh Độ, Đời Đường, Thích Ca Tài ở chùa Hoằng Pháp Kinh đô | Giới Niệm - Diệu Thảo - Chúc Đức, Việt Dịch
8.    Lược Luận Về Nghĩa An Lạc Tịnh Độ, Nguyên Ngụy Huyền Trung Tự sa-môn Đàm Loan | Sa Môn Thích Bửu Hà, Việt Dịch
9.    Nghi Thức Tịnh Độ, Khuyết Danh, Việt Dịch
10.    Ngũ Kinh Tịnh Độ, Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, Việt Dịch
11.    Niệm Phật Sinh Tịnh Độ, Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm | Thượng Tọa Thích Chân Tính, Việt Dịch
12.    Pháp Môn Tịnh Độ, Hòa Thượng Thích Trí Thủ
13.    Phật Giáo Nhân Gian Của Pháp Môn Tịnh Độ, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Minh Chánh, Việt Dịch
14.    Tam Kinh Tịnh Độ, Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh
15.    Tâm Thư Tịnh Độ, Diệu Âm Trí Thành
16.    Thư Cho Người Em Tịnh Độ, Hòa Thượng Thích Hồng Nhơn
17.    Tin Sâu Pháp Môn Tịnh Độ, Thượng Tọa Thích Tâm Hải
18.    Tịnh Độ Cảnh Ngữ, Bồ Tát Bật Sô Hành Sách Triệt Lưu | Thích Nguyên Thành, Việt Dịch
19.    Tịnh Độ Cảnh Ngữ, Bồ Tát Bật Sô Hành Sách Triệt Lưu | Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa, Việt Dịch
20.    Tịnh Độ Cảnh Quan Yếu Môn, Sa Môn Hoài Tắc Ở Hổ Khê thuật | Thượng Tọa Thích Nguyên Chơn, Việt Dịch