Skip Navigation LinksHome > Pháp Bảo > Khai Thị Phật Học > Nguyen-Do-Cua-Benh-Tat-Phan-Nhieu-Tu-Sat-Sinh-Ma-Ra

Nguyên Do Của Bệnh Tật Phần Nhiều Từ Sát Sinh Mà Ra
Cư Sĩ Mao Lăng Vân cung kính kết tập | Dịch Giả :Hòa Thượng Thích Minh Thành

* Nguyên do của bệnh tật phần nhiều từ sát sinh mà ra, cho nên cần chú trọng việc phóng sinh. Nhờ chư Tăng thay thế sám hối bên ngoài, so với tự mình sám hối trong lòng, công đức khác nhau xa. Nguyện làm trống không tâm mình, dứt hết tất cả các duyên, ở trong tâm rỗng không ấy chỉ niệm một câu A-di-đà Phật. Bảo rằng niệm, không cần động môi lưỡi, chỉ âm thầm dùng mắt tâm soi sáng lại, mỗi chữ mỗi chữ rõ ràng, mỗi câu mỗi câu liên tục, từ sáng đến tối, từ tối đến sáng, tâm tâm không gián đoạn. Nếu có thống khổ đều nhẫn nại chịu đựng, một lòng chuyên niệm. Trong kinh nói: “Chí tâm niệm Phật một câu, tiêu diệt tội nặng của sự sinh tử trong tám mươi ức kiếp”, cho nên công đức khác nhau xa.

* Phàm người học Phật không cần trang nghiêm dáng vẻ, chỉ quý chân thật tu hành. Cư sĩ tại gia không nhất định phải thế phát xuất gia, người còn tóc vẫn có thể thường niệm Phật, không nhất định phải đánh chuông gõ mõ. Người ưa yên tĩnh vẫn có thể lặng lẽ niệm Phật, không nhất định phải nhóm họp đông đúc. Người sợ việc vẫn có thể đóng cửa niệm Phật, không nhất định vào chùa nghe kinh. Người biết chữ vẫn có thể y theo lời dạy niệm Phật. Hành hương ngàn dặm, chẳng bằng ngồi yên trong nhà niệm Phật. Cung phụng thầy tà, chẳng bằng hiếu thuận mẹ cha mà niệm Phật. Kết giao rộng với bạn ma, chẳng bằng riêng mình thanh Tịnh niệm Phật. Gởi trước giấy vàng mã cho đời sau, chẳng bằng hiện tại làm phước niệm Phật. Hứa nguyện dâng cúng trả lễ, chẳng bằng hối lỗi sửa đổi mà niệm Phật. Học tập văn thư ngoại đạo, chẳng bằng không biết một chữ mà niệm Phật. Không biết mà luận bừa lý thiền, chẳng bằng chân thật trì giới niệm Phật. Mong cầu sự linh thông của yêu quỷ, chẳng bằng tin đúng nhân quả mà niệm Phật. Nói tóm lại, tâm ngay thẳng diệt trừ điều ác, niệm Phật như thế gọi là Thiện nhân. Thâu nhiếp tâm, trừ tán loạn, niệm Phật như thế gọi là Hiền nhân. Tỏ ngộ tâm, đoạn dứt mê lầm, niệm Phật như thế gọi là Thánh nhân.

Một là, khuyên người hoàn toàn rảnh rang niệm Phật: Việc cưới gả đã xong, con cháu gánh vác được việc nhà, an nhàn vô sự, chính nên đem hết tâm hết sức mà niệm Phật. Mỗi ngày niệm mấy ngàn tiếng, cho đến mấy muôn tiếng.

Hai là, khuyên người không bận lắm niệm Phật: Tuy không hoàn toàn rảnh rang, cũng có thể lúc bận thì lo công việc, khi rảnh thì niệm Phật. Mỗi ngày niệm mấy trăm tiếng, cho đến mấy ngàn tiếng.

Ba là, khuyên người rất bận rộn niệm Phật: Nhọc nhằn việc triều chính, bôn ba vì sự nghiệp, tuy không rảnh rang, cũng phải tranh thủ niệm Phật trong lúc bận rộn. Mỗi ngày, sớm tối mười niệm, cho đến cả ngày niệm mấy trăm tiếng.

Pháp môn niệm Phật này không luận nam, nữ, Tăng, tục; không luận sang hèn, ngu trí, ai cũng có thể niệm Phật.

Nếu người giàu có vật dụng đầy đủ, phải nên niệm Phật. Nếu người bần cùng nhà tranh ít phiền, phải nên niệm Phật.

Nếu người có con thì việc hương hỏa đã có người, phải nên niệm Phật. Nếu người không con một mình tự do, phải nên niệm Phật.

Nếu người có con hiếu thảo an ổn tiếp nhận sự cung phụng, phải nên niệm Phật. Nếu người có con ngỗ nghịch thì khỏi phải thương yêu, phải nên niệm Phật.

Nếu người không bệnh thân thể khỏe mạnh, phải nên niệm Phật. Nếu người có bệnh cận kề vô thường, phải nên niệm Phật.

Nếu người tuổi già thời gian không còn nhiều, phải nên niệm Phật. Nếu người tuổi trẻ tinh thần sáng láng, phải nên niệm Phật.

Nếu người rảnh rang, tâm không phiền lụy, phải nên niệm Phật. Nếu người bận rộn tranh thủ thời giờ rảnh, phải nên niệm Phật.

Nếu người xuất gia, tiêu diêu ngoài sự vật, phải nên niệm Phật. Nếu người tại gia biết là nhà lửa, phải nên niệm Phật.

Nếu người thông minh hiểu rõ Tịnh độ, phải nên niệm Phật. Nếu người ngu khờ chẳng có tài năng, phải nên niệm Phật.

Nếu người trì luật, luật là do Phật chế định, phải nên niệm Phật. Nếu người xem kinh, kinh là lời Phật nói, phải nên niệm Phật.

Nếu người tham thiền, thiền là tâm Phật, phải nên niệm Phật. Nếu người ngộ đạo, ngộ phải cần sự ấn chứng của Phật, phải nên niệm Phật.

Chỉ xưng niệm tôn hiệu liền trở thành quy kính, sáu chữ bốn chữ thật không khác biệt, chỉ vì lâu ngày nên trong giáo pháp sinh nhiều tệ đoan, trở nên khinh lờn, khua chiêng gõ trống như xướng như ca, tán tụng thét gào tợ như chửi mắng. Chư Thiên nghe đến đâu không buồn bã? Song mà, xưng niệm đùa giỡn, giận tức luận đạo, cũng gieo trồng nhân lành, quả báo tương lai chẳng thể nghĩ bàn. Phàm tình chưa hiểu, người sáng suốt ắt rõ được.

Trích Dẫn Vân Thê Pháp Vựng Của Đại Sư Liên Trì
 
Trích từ: Niệm Phật Chỉ Nam
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 48 Pháp Niệm Phật, Sa Môn Thích Tịnh Lạc Tải Về
2 Niệm Phật Thành Phật, Hòa Thượng Thích Phước Nhơn Tải Về
3 Niệm Phật Vô Tướng, Cư Sĩ Hạnh Cơ Tải Về
4 Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ Tải Về
5 Niệm Phật Tam Muội Bửu Vương Luận, Tịnh Sĩ Tải Về
6 Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương Luận, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về
7 Niệm Phật Cảnh, Hòa Thượng Thích Minh Thành Tải Về
8 Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật, Thích Nguyên Anh Tải Về
9 Niệm Phật Nhất Định Được Vãng Sanh, Hòa Thượng Thích Giác Qủa Tải Về
10 Niệm Phật Tứ Đại Yếu Quyết, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
11 Ý Nghĩa Chân Thật Của Bổn Nguyện Niệm Phật, Cư Sĩ Diệu Âm Tải Về

Tạp Niệm Là Bệnh Niệm Phật Là Thuốc
Cư Sĩ Mao Lăng Vân cung kính kết tập

Nhận Thức Nguồn Gốc Của Bệnh Tật
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Mười Pháp Chỉ Quán Trị Bệnh
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Thuốc Và Bệnh
Hòa Thượng Thích Thiện Huệ

Pháp Ngữ Dạy Thầy Hoa Quyền Đang Bị Bệnh
Đại Lão Hòa Thượng Thích Ấn Quang

Già Bệnh Chết Mãi Đeo Theo Người Không Chừa Ai Hết
Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh