Home > Khai Thị Niệm Phật
Bạch Y Nữ Nhân Trong Mộng Cho Thuốc
Hòa Thượng Thích Tịnh Không


Phật ở trong Kinh Đại Tập nói được rất rõ ràng “trì danh niệm Phật là vô thượng thâm diệu thiền”: Chỉ dùng câu Phật hiệu này để dập tắt hết tất cả vọng niệm. Thật biết dụng công thì phải dùng như thế nào? Khi ý niệm vừa khởi lên, cho dù cái ý niệm này là niệm thiện hay là niệm ác, chỉ cần một ý niệm vừa khởi lên thì A Di Đà Phật, liền quay lại với A Di Đà Phật, đó gọi là biết niệm, không để cho ý niệm của bạn tiếp nối, cho nên người xưa nói “không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”.

Niệm là ý niệm khởi lên, thiện niệm ác niệm đều không hề gì, nó sẽ khởi tập khí nhưng khi nó vừa khởi lên lập tức liền giác ngộ, cái gì gọi là giác ngộ? Một câu A Di Đà Phật chính là giác ngộ, đánh chết cái ý niệm này đi, đổi thành A Di Đà Phật, khi không khởi niệm thì không khởi A Di Đà Phật cũng không hề gì, vừa có ý niệm, cái ý niệm thứ hai thì là A Di Đà Phật, con người này công phu liền có lực, con người này niệm Phật thì nắm chắc6m d vãng sanh Thế Giới Tây Cực Lạc, cho nên chúng ta có thể vãng sanh Thế Giới Tây Phương Cực Lạc hay không, chỉ cần xem chính chúng ta nghĩ lại xem có được cái công phu này không? Không có công phu này thì vọng niệm nối nhau, niệm niệm tiếp nối vậy thì phiền phức, vậy thì làm sao? Do công phu niệm Phật của chúng ta chưa đủ, tâm cảnh giác của chúng ta chưa cao, vẫn chưa có cách gì thay thế được, nỗ lực đem câu A Di Đà Phật niệm cho quen thuộc, thuần thục rồi thì tự nhiên cảnh giới này liền hiện tiền.

Chỉ cần ý niệm khởi lên, chính là A Di Đà Phật. Cho nên dùng 1 niệm, chính là 1 niệm A Di Đà Phật này, đánh bạt hết tất cả các vọng niệm, bạn phải nên biết chỉ cần là ý niệm đều là vọng niệm. Cái gì gọi là chánh niệm? Không có ý niệm gọi là chánh niệm, không có ý niệm mà rõ ràng tường tận, thông suốt, thấu đáo thì gọi là chánh niệm, nếu như không có ý niệm, cái gì cũng đều không biết, mê hoặc, điên đảo thì đó gọi là vô minh. Vậy thì cũng sai lầm, cho nên Phật dạy chúng ta chấp trì danh hiệu thật là rất hay vậy! Mỗi niệm là A Di Đà Phật, đó là giác quán, có giác có quán, không khởi tất cả vọng niệm, không có bất cứ ý niệm nào, đó gọi là định, đó là thiền định. Cho nên trong định có huệ, trong huệ có định thì niệm câu A Di Đà Phật làm sao không phải là thâm diệu thiền chứ!
 



Kinh Sách Liên Quan

 
1.    48 Pháp Niệm Phật, Cư Sĩ Giang Đô Trịnh Vĩ Am | Sa Môn Thích Tịnh Lạc, Việt Dịch
2.    Cảm Ứng Thiên Vựng Biên, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa, Việt Dịch
3.    Hương Thơm Niệm Phật, Thượng Tọa Thích Phổ Huân
4.    Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật, Pháp Sư Viên Anh | Thích Nguyên Anh, Việt Dịch
5.    Những Truyện Cảm Ửng Về Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm, Lão Cư Sĩ Định Huệ | Diệu Tuyền, Việt Dịch
6.    Những Truyện Tích Triết Lý, Hòa Thượng Thích Hồng Tại (Đoàn Trung Còn), Việt Dịch
7.    Niệm Phật Căn Bản Cho Người Tại Gia, Thiện Phúc
8.    Niệm Phật Cảnh, Sa Môn Đạo Cảnh và Thiện Đạo Đại Sư | Hòa Thượng Thích Minh Thành, Việt Dịch
9.    Niệm Phật Chỉ Nam, Mao Dịch Viên | Hòa Thượng Thích Minh Thành, Việt Dịch
10.    Niệm Phật Chuyển Hóa Tế Bào Ung Thư, Pháp Sư Đạo Chứng | Thích Minh Quang, Việt Dịch
11.    Niệm Phật Dẫn Đi Khỏi Luân Hồi, Lý Lâm Qúy | Mạt Nhân Đạo Quang, Việt Dịch
12.    Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ
13.    Niệm Phật Kiếm, Đời Dao Tần, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập | Cư Sĩ Nguyễn Xuân Chiến, Việt Dịch
14.    Niệm Phật Kính, Đại Sư Thiện Đạo Đời Đường | Hòa Thượng Thích Hồng Nhơn, Việt Dịch
15.    Niệm Phật Luận, Pháp Sư Đàm Hư | Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa, Việt Dịch
16.    Niệm Phật Nhất Định Được Vãng Sanh, Pháp Sư Huệ Tịnh | Hòa Thượng Thích Giác Qủa, Việt Dịch
17.    Niệm Phật Pháp Yếu, Cư Sĩ Mao Lăng Vân cung kính kết tập | Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa, Việt Dịch
18.    Niệm Phật Sám Pháp, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm
19.    Niệm Phật Sinh Tịnh Độ, Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm | Thượng Tọa Thích Chân Tính, Việt Dịch
20.    Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương Luận, Đại Sư Phi Tích | Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, Việt Dịch