Skip Navigation LinksHome > Pháp Bảo > Khai Thị Phật Học > Trich-Dan-Kinh-Dai-Phat-Danh-Thu-Lang-Nghiem-Chuong-Dai-The-Chi-Bo-Tat-Niem-Phat-Vien-Thong

Trích Dẫn Kinh Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Chương Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông
Cư Sĩ Mao Lăng Vân cung kính kết tập | Dịch Giả :Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa

Con nhớ trong hằng hà sa kiếp xưa có đức Phật tên là Siêu Nhật Nguyệt Quang dạy con Niệm Phật Tam-muội.

Ví như có người, một người chuyên nhớ, một người chuyên quên. Hai người như thế dù là gặp gỡ ,cũng như chẳng gặp, hoặc là thấy nhau, cũng như là chẳng thấy. Hai người nhớ nhau thì hai người càng nhớ nghĩ sâu xa. Cứ như thế từ đời này sang đến đời khác giống như hình và bóng chẳng hề xa rời nhau.

Mười phương Như Lai thương nhớ chúng sanh như mẹ nhớ con. Nếu con bỏ trốn, mẹ dẫu nhớ vẫn chẳng làm gì được! Nếu con nhớ mẹ như mẹ nhớ con; mẹ con đời đời chẳng hề xa nhau. Nếu tâm chúng sanh nhớ Phật, niệm Phật thì trong hiện tại hoặc trong tương lai, nhất định thấy Phật, cách Phật chẳng xa, chẳng nhọc phương tiện, tự được tâm khai...

Lúc con tu nhân, dùng tâm niệm Phật nhập Vô Sanh Nhẫn. Nay trong cõi này, nhiếp người niệm Phật quy về Tịnh Ðộ. Phật hỏi pháp Viên Thông, con chẳng chọn lựa. Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối, đắc tam-ma-địa; ấy là bậc nhất.

Nhận định:

Kinh này dạy về pháp Niệm Phật Viên Thông: nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối; xoay về một mối, chẳng còn bị sáu thức sai sử nữa. Ấn Quang đại sư cho rằng đây là:

“Phương pháp dụng công niệm Phật tuyệt diệu nhất. Nhiếp trọn sáu căn, tức là: Tâm niệm Phật chuyên chú vào danh hiệu Phật, chính là thâu nhiếp ý căn. Miệng niệm Phật sao cho rành rẽ, rõ ràng, chính là thâu nhiếp thiệt căn. Tai nghe sao cho rành mạch, rõ ràng, chính là thâu nhiếp nhĩ căn. Ba căn này đã gom về câu Phật hiệu thì mắt quyết chẳng thể nhìn loạn xạ. Lúc niệm Phật, mắt nên cụp xuống, tức là ánh mắt nhìn xuống, đừng mở to mắt. Mắt đã nhiếp thì mũi quyết chẳng thể ngửi xằng, tức là tỵ căn cũng bị nhiếp. Thân phải cung kính, tức là thân căn cũng bị nhiếp. Sáu căn đã nhiếp thì chẳng tán loạn, nên tâm cũng không có vọng niệm. Ðấy mới là tịnh niệm. Nếu nhiếp được cả sáu căn mà niệm thì gọi là ‘tịnh niệm tiếp nối’. Nếu thường có thể giữ được tịnh niệm tiếp nối như thế thì Nhất Tâm Bất Loạn và Niệm Phật Tam-muội sẽ đều có thể dần dần đạt được.

Tam Ma Ðịa là tên gọi khác của Tam-muội, Hán dịch là Chánh Ðịnh, cũng dịch là Chánh Thọ. Chánh Ðịnh nghĩa là tâm an trụ trong Phật hiệu, chẳng còn ruổi chạy theo bên ngoài. Chánh Thọ nghĩa là chỗ tâm nhận lấy chỉ duy nhất là cảnh duyên công đức của Phật hiệu, không còn hết thảy các cảnh duyên nào khác!”

Ðiều này đủ chứng tỏ: Do ức niệm Phật hiệu, nhất định sẽ thấy Phật, tâm tự được khai ngộ.
 
Trích từ: Niệm Phật Pháp Yếu
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 48 Pháp Niệm Phật, Sa Môn Thích Tịnh Lạc Tải Về
2 Niệm Phật Thành Phật, Hòa Thượng Thích Phước Nhơn Tải Về
3 Niệm Phật Vô Tướng, Cư Sĩ Hạnh Cơ Tải Về
4 Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ Tải Về
5 Niệm Phật Tam Muội Bửu Vương Luận, Tịnh Sĩ Tải Về
6 Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương Luận, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về
7 Niệm Phật Cảnh, Hòa Thượng Thích Minh Thành Tải Về
8 Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật, Thích Nguyên Anh Tải Về
9 Niệm Phật Nhất Định Được Vãng Sanh, Hòa Thượng Thích Giác Qủa Tải Về
10 Niệm Phật Tứ Đại Yếu Quyết, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
11 Ý Nghĩa Chân Thật Của Bổn Nguyện Niệm Phật, Cư Sĩ Diệu Âm Tải Về

Đại Thế Chí Bồ Tát Khai Thị Niệm Phật
Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Chương Thế Chí Viên Thông
Bồ Tát Bật Sô Hành Sách Triệt Lưu