Home > Khai Thị Phật Học
Không Chỉ Quan Tâm, Cần Cả Sự Bao Dung
Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm | Khuyết Danh, Việt Dịch


“Quan tâm” và “bao dung” tuy giống nhau nhưng giữa chúng vẫn có những điểm khác biệt rất lớn. “Quan tâm” là chăm lo đến người khác, không nhất định bao gồm cả sự bao dung. Khi nào bạn mở rộng lòng mình, đón nhận lấy họ, đó mới là “bao dung”.

Bao dung tức lo nghĩ cho người khác, đặt mình vào vị trí người khác để nhìn nhận vấn đề, chia sẻ những lo toan, phiền muộn của họ. Khi người khác thành công bạn thấy vui như chính mình thành công. Bạn thấy người khác được khen ngợi, ca tụng bạn vui như đang khen mình và ngược lại, khi người khác hiểu nhầm, phê bình, đả kích, giày vò người đó, bạn cảm thấy như đang giày vò mình.

Khi bạn bị đối phương giày vò, nếu bạn biết bao dung, bạn sẽ đặt mình vào người đó để suy nghĩ, tìm cách lí giải xem tại sao họ đối xử với mình như thế:

Tại sao anh lại giày vò tôi, phê bình tôi? Có thể anh cũng có lập trường, có những lý do riêng, nếu không vì lí do đó, có thể anh sẽ không đứng ở lập trường đó và cũng sẽ không đối xử với tôi như vậy. Ví dụ, con chó trung thành với chủ, vì vậy khi nó sủa người khác trước mặt chủ mình, điều đó có thể tha thứ, vì đấy là điều bất đắc dĩ của nó, nó phải đứng về phía chủ mình. Con chó sủa khi thấy người lạ để bảo vệ chủ mình chứ không phải nó là loài hung dữ, đó chính là nguyên nhân khiến nó xem người lạ là đối thủ của chủ.

Bao dung có ba tầng ý nghĩa Thứ nhất, khi người khác không đả kích hoặc làm hại bạn, họ có năng lực tốt, nếu bạn khen ngợi ưu điểm, tán dương thật lòng, tôn trọng đối phương, đó là bao dung. Nếu làm được điều này, bạn sẽ là một người lương thiện.

Thứ hai, khi đối phương có lập trường đối lập với mình, dùng thủ đoạn xấu xa, thấp hèn để đối phó với mình, trường hợp này, bạn sẽ khó bao dung hơn. Thứ ba, đây là sự bao dung khó nhất. Bạn quan tâm chu đáo đến đối phương nhưng họ không những không biết cảm ơn, ngược lại còn lấy oán trả ơn. Bạn vẫn bao dung là điều rất khó.

Phần lớn mọi người chỉ làm được đến tầng nghĩa thứ nhất; tầng nghĩa thứ hai ít người làm được và hầu như không ai hoặc rất hiếm người làm được tầng thứ ba của bao dung.

Vì vậy, bao dung không phải là điều dễ thực hiện. Muốn thực hiện được, lòng bạn phải chấp nhận điều gì đó không bình thường với mình, có thể ví đó là hạt cát trong mắt Thông thường trong trường hợp giữa mình và đối phương như vậy, hoặc gặp những đối thủ có sức mạnh hơn mình, điều đó không nhất định họ sẽ đả kích bạn, bạn cũng vì đối phương nhường cho mình vì mình thua kém mà có hành động đố kị, đả kích làm tổn thương đối phương. Thực chất, nếu có thể tôn trọng, khen ngợi đối phương, điều đó sẽ thể hiện sự độ lượng “anh hùng xót thương anh hùng”, tuy nhiên để làm được như vậy không đơn giản.

Bao dung mặc dù rất khó có thể làm được, nhưng bao dung lại có tầm quan trọng đối với việc làm trong sạch tâm hồn mình, nếu có thể bao dung với người khác, trái tim sẽ được mở rộng ra đến vô tận. Nếu bất kì việc gì cũng suy nghĩ cho người khác, trung tâm của cái tôi sẽ giảm bớt đi một chút và cũng giảm bớt đi một chút đau khổ, một chút phiền muộn. Vì vậy trái tim bao dung không chỉ là một sự tu dưỡng mà đối với bản thân mình, đó cũng là một kiểu trí tuệ, hơn nữa nó lại là sự hưởng thụ.



Từ Ngữ Phật Học Trong: Không Chỉ Quan Tâm, Cần Cả Sự Bao Dung

Kinh Sách Liên Quan

 
1.    Giao Tiếp Bằng Trái Tim, Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm | Khuyết Danh, Việt Dịch
2.    Khái Niệm Tánh Không Phật Giáo, Hoang Phong, Việt Dịch
3.    Lược Sử Phật Giáo, Edward Conze | Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến, Việt Dịch
4.    Nhận Thức Phật Giáo, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Vọng Tây, Việt Dịch
5.    Những Hạt Ngọc Trí Tuệ Phật Giáo, Hòa Thượng Thích Tâm Quang
6.    Phật Giáo, Trần Trọng Kim
7.    Phật Giáo Chánh Tín, Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm | Phân Viện Nghiên Cứu Phật Học, Việt Dịch
8.    Phật Giáo Khái Luận, Thượng Tọa Thích Mật Thể
9.    Phật Giáo Là Gi?, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Thích Tâm An, Việt Dịch
10.    Phật Giáo Nhân Gian Của Pháp Môn Tịnh Độ, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Minh Chánh, Việt Dịch
11.    Phật Giáo Sử Đông Nam Á, Cư Sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền
12.    Phật Giáo Và Cuộc Sống, Đại Sư Thích Ấn Thuận | Thượng Tọa Thích Hạnh Bình, Việt Dịch
13.    Phật Giáo và Giáo Dục, Hòa Thượng Thích Viên Lý
14.    Phật Giáo Và Nhân Sanh, Pháp Sư Thích Huyền Đức | Đại Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan, Việt Dịch
15.    Phật Giáo Và Những Dòng Suy Tư, Hòa Thượng Thích Đồng Bổn
16.    Phật Giáo Và Vũ Trụ Quan, Cư Sĩ Lê Huy Trứ MSEE
17.    Phật Giáo Vấn Đáp, Hòa Thượng Thích Trí Chơn
18.    Phật Giáo Việt Nam, Cư Sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền
19.    Phật Giáo Yếu Lược Song Ngữ, Narada Maha Thera | Hòa Thượng Thích Trí Chơn, Việt Dịch
20.    Phật Nói Kinh Phạm Võng Bồ Tát Tâm Địa Phẩm Lược Sớ, Đại Sư Hoằng Tán | Ni Sư Thích Nữ Trí Hải, Việt Dịch