Home > Linh Cảm Ứng
Vốn Đến Đòi Nợ Niệm Phật Được Giải Oan
Cư Sĩ Lâm Khán Trị | Sa Môn Thích Hoằng Chí, Việt Dịch


Nhớ lại vào đầu tuần tháng 2 mười năm trước, Ái cô nương, trụ trì của chùa Đại Nhã Long Thiện, gặp tôi ở trạm xe cục Công lộ, bèn nói với tôi rằng: “Chị Khán Trị, ngày 19 tháng 2 là ngày khai pháp hội của chùa tôi, tín chúng đều muốn nghe chị giảng Phật Pháp, xin mời chị phát tâm đến”. Tôi liền nhận lời. Ngày ước định đến liền đi, lại còn mang theo rất nhiều “vô thượng chí bảo” và những sách về pháp môn Tịnh độ, hôm đó sau khi giảng xong, phân phát cho các thính chúng để kết duyên. (Vô thượng chí bảo là một loại như tấm thiếp xếp bỏ túi, in hình Tây phương Tam Thánh và những phương pháp giản tiện về niệm Phật)

Tháng 2 năm sau lúc tôi đả thất tại chùa Linh Sơn ở Đài Trung, hôm đó là ngày sư tỷ Huệ Phồn hộ thất; khoảng hơn 3 giờ chiều, tôi đang niệm Phật trong Niệm Phật đường, sư tỷ Huệ Phồn đi vào nhè nhẹ kéo áo tràng tôi một cái, tôi liền đi theo Huệ Phồn ra ngoài xem coi chuyện gì, chỉ thấy một người đàn bà ở dưới quê, hoàn toàn không quen biết, khoảng hơn 50 tuổi, đang đứng ngoài sân. Tôi liền hỏi: “Bà ở đâu kêu tôi có việc gì?”. Bà ta nói: “Ông nhà tôi kêu tôi kiếm bà, gặp mặt bà để nói lời tạ ơn bà. Tôi từ sáng sớm vào thành, ở trong thành hỏi thăm khắp hết: “Sư tỷ Khán Trị ở đâu?”, trong đó có người chỉ, nói bà ở trong Liên Xã. Đến Liên Xã, người trong Liên Xã nói bà đang ở chùa Linh Sơn cho nên tôi tìm đến đây, muốn nói một chuyện để bà biết, cũng là báo đáp cái ân của bà”. Tôi nghe xong lấy làm lạ, thật chẳng biết ất giáp gì cả! Xem ra chuyện này không thể nói hai ba lời mà xong được, vả lại quy củ Phật thất ở chùa Linh Sơn rất nghiêm, ở sân chùa không được nói chuyện, tôi liền dẫn bà ta cùng ra phía ngoài tường, để tiện hỏi cho rõ, lúc đó Huệ Phồn cũng đi theo.

Người đàn bà kia liền nói: “Tôi là người ở trong làng Lại Lịch mười ba giáp, hồi tháng 2 năm ngoái lúc bà giảng Phật Pháp ở chùa Đại Nhã Long Thiện, con trai của tôi là Lại Phúc Hưng cũng có nghe giảng ở đó. Sau khi nghe xong có thỉnh “vô thượng chí bảo” và một ít quyển sách nhỏ về nhà nữa. Từ hôm đó, nó bắt đầu tin Phật, lại còn mỗi ngày lạy Phật, niệm Phật, y theo phương pháp trong “vô thượng chí bảo”, hai thời khóa tụng niệm sáng tối, từ đó đến giờ không hề gián đoạn, gần như là được đến trình độ đi, đứng, nằm, ngồi Phật không rời tâm, tâm không rời Phật”. Tôi nghe xong rất là ngạc nhiên, trong thế giới Ta Bà này sao lại có người có phúc khí lớn như thế, mới nghe Phật pháp một lần, liền bắt đầu tu hành sớm tối như vậy? Tôi liền hỏi bà ta: “Con bà bao nhiêu tuổi? Làm nghề nghiệp gì? Làm sao mà phát tâm được như thế?”. Người đàn bà đó lại nói: “Con tôi hồi năm ngoái hai mươi lăm tuổi, nó học xong trung học vào đại học và hai mươi ba tuổi thì tốt nghiệp đại học, song về nhà nó bị lao phổi, hàng ngày chạy chữa Đông Tây y, chích thuốc châm cứu v.v… trong ba năm tốn rất nhiều tiền, mãi đến sau khi nó niệm Phật sức khỏe mới đỡ hơn lúc trước, về mặt tinh thần cũng rất lạc quan, nó cũng thường vào thành phố thỉnh mua những sách Phật Pháp về xem, cho nên thấy nó rất là vui vẻ”.

Tôi hỏi bà ta: “Trong nhà bà có mấy người?”. Bà nói: “Ông nhà tôi ngoài tôi là vợ chính ra, còn có một người vợ lẽ, cùng với con tôi tổng cộng bốn người. Vì bệnh của con, chúng tôi ba người già đều phải hết sức trông nom nó, hy vọng nó mau lành bệnh, một lòng nuôi con phòng lúc tuổi già, hy vọng ba người già chúng tôi có chỗ nương tựa. Nhưng đến cuối năm ngoái, đầu tuần tháng chạp âm lịch, Phúc Hưng bỗng nhiên mời ba người già chúng tôi đến bên giường, nói rằng: “Ba và hai má! Con trưa hôm nay sẽ vãng sanh Tây phương Cực Lạc thế giới, ba má đều già, nhất thiết chớ quá đau buồn, than thở tuổi già không con, anh cả của con đi qua Nhật mười mấy năm bặt vô âm tín, nhưng ba má không cần phải lo, hiện nay anh ấy đã lập nghiệp, thành gia thất, lấy vợ sinh con ở Nhật Bản rồi, anh ấy vào đầu tuần tháng 2 sẽ có thư về hỏi thăm, về sau sẽ qua qua lại lại giữa Đài Loan và Nhật Bản, cảnh già của ba má không đến nỗi cô quạnh đâu!”.

Ông nhà tôi nghe xong những lời như thế, liền khóc mà nói với con rằng: “Sức khỏe con gần đây đã đỡ hơn trước nhiều rồi mà, con không được bỏ ba má. Con nên cầu Phật A Di Đà phò hộ cho con đi”. Lúc đó Phúc Hưng con chúng tôi lại nói: “Con vốn là đến đây để đòi nợ, ba má ba người trong đời quá khứ đã kết oán cừu với con rất sâu, thiếu nợ của con rất nhiều, đời này đến làm con của ba má, từ lúc sanh cho đến khi tốt nghiệp đại học, rồi bị cái bệnh lao phổi ác ôn này, thuốc thang suốt ba năm, đến nay nợ vẫn chưa hết, con vốn muốn chờ đến sau khi bán tiêu căn nhà này đi khiến cho ba má ba người già nghèo cùng khốn khổ, không có chỗ nương thân, sống khổ như chết. Nhưng năm nay nhờ gắng sức nhất tâm niệm Phật, nên đã tiêu diệt được tội nghiệp nhiều đời, sắp vãng sanh Tây phương Cực Lạc thế giới. Từ nay bốn người chúng ta không còn oán cừu gì nữa, oán cừu đã được cởi mở hết rồi. Ba má ba người cũng phải chí tâm niệm A Di Đà Phật cầu sanh Tây phương, về sau chúng ta sẽ có thể ở chung một chỗ mãi mãi, không còn chia lìa nữa. Mong rằng ba má nhờ kỹ lời con! Thôi thời gian đã đến rồi, đem giùm quyển “Vô Thượng Chí Bảo” lại cho con, không được khóc, cũng không nên động đến thân con, ba má ba người nên quay lưng lại, không nên nhìn con, con cũng sẽ tự niệm Phật”

Phúc Hưng để quyển “Vô Thượng Chí Bảo” trong lòng bàn tay và chắp tay lại, bắt đầu to tiếng niệm Phật, chúng tôi cũng giúp trợ niệm, mặc dù nó đã nói không nên nhìn nó, nhưng chúng tôi cũng cứ lén lén quay đầu lại nhìn. Niệm được 20 phút, tiếng của Phúc Hưng từ từ nhỏ dần, đến khi dứt thở, hai tay buông ra, quyển “Vô Thượng Chí Bảo” rớt trên ngực, liền ra đi một cách nhẹ nhàng tốt đẹp. Người đàn bà nói tới đây thở một cái, lại nói tiếp: “Nhà của tôi có nhiều phòng đều cho mướn, số người mướn trong đó có người tỉnh này, có người tỉnh khác đến, lâu nay thấy Phúc Hưng bị lao phổi, mọi người đều sợ lây bệnh, nên đã đi khắp các nơi muốn dời chỗ, bây giờ nhìn thấy con chúng tôi khi lâm chung nói chuyện một cách sáng suốt rõ ràng, tướng trạng trang nghiêm khác người thường như thế, ai cũng khen ngợi Phật Pháp vô biên, không thể nghĩ bàn! Thế là họ đều không dời nhà nữa. Nhưng cái việc nó nói lúc lâm chung về anh cả của nó ở Nhật Bản, mới đầu chúng tôi không tin, nhưng gần đây quả thực có thư anh nó từ Nhật gửi về nói sắp về Đài Loan thăm chúng tôi, so với lời dự báo trước của Phúc Hưng hoàn toàn phù hợp. Ông nhà tôi rất vui nói: “Nếu không có sư tỷ Khán Trị đến dạy người niệm Phật, thì Phúc Hưng làm sao lúc lâm chung biết được nhân duyên đời trước và cái quả sau này, đồng thời giải hết được oán kết? Từ việc lá thư của anh cả nó từ Nhật Bản gửi về có thể chứng minh những lời của Phúc Hưng có thể tin chắc được”. Ông nhà tôi lại nói ba người chúng tôi về sau có thể sống an nhiên trong tuổi già đây đều là công đức của sư tỷ Khán Trị. Cái ân tình này nhất định cần tôi phải đến Đài Trung tìm sư tỷ Khán Trị, gặp mặt sư tỷ để nói ra việc cảm ứng đặc biệt này cho sư tỷ biết, cũng là để sư tỷ hoan hỷ! Đây chính là chúng tôi muốn báo đáp ân tình của sư tỷ, nên tôi từ sáng sớm đến bây giờ mới tìm ra được sư tỷ đấy!”. Sau khi nói những lời cám ơn liền muốn đi về. Lúc đó tôi liền hỏi bà: “Nhà bà ở đâu? Chồng của bà tên họ là gì?”. Bà ta nói: “Tôi ở số 13 giáp, đường Đại Nhã, chồng tôi tên là Lại Tuấn, con tên là Lại Phúc Hưng”. Lúc đó sư tỷ Huệ Phồn ở kế bên, nghe từ đầu đến đây bỗng nhiên nói với bà ta: “Thì ra cô là em dâu Tuấn, tôi là chị của ông Tuấn, do vì nhiều năm không có qua lại, thật có lỗi! Xin mời đến nhà tôi dùng trà đi”. Bà ta nói cám ơn xong liền bỏ đi. Lúc đó mặt trời đã lặn về phía Tây, hơn 5 giờ rồi. Ba người chúng tôi đứng ngoài tường chùa Linh Sơn, lâu hơn hai tiếng đồng hồ.

Hai câu chuyện vãng sanh ghi đúng sự thật ở trên đều có thể chứng minh đích thực có Phật A Di Đà, đích thực có thế giới Cực Lạc ở Tây phương; niệm A Di Đà Phật đích thực có thể giải được oán kết, tiêu diệt được oán thù trong nhiều đời nhiều kiếp. Căn cứ theo Đức Phật Thích Ca trong Kinh A Di Đà có nói: “Chúng sanh trong cõi đó, thường vào lúc sáng sớm đều lấy đãy đựng hoa tốt đem cúng dường mười muôn ức Đức Phật ở phương khác, đến giờ ăn liền trở về bổn quốc…”. Đây là Đức Phật nói về chúng sanh ở Tây phương, sau khi vãng sanh về đó liền có được thần túc thông. Còn căn cứ theo kỳ tích của Lại Phúc Hưng mà suy đoán, Lại Phúc Hưng lúc lâm chung đã phát sanh được tha tâm thông, mặc dù không thể tìm ra chứng cứ trên kinh điển, nhưng sự thật là như thế. Các độc giả thông minh có thể giải thích dùm cho tôi không?



Kinh Sách Liên Quan

 
1.    48 Pháp Niệm Phật, Cư Sĩ Giang Đô Trịnh Vĩ Am | Sa Môn Thích Tịnh Lạc, Việt Dịch
2.    Cảm Ứng Thiên Vựng Biên, Cư Sĩ Như Hòa, Việt Dịch
3.    Hương Thơm Niệm Phật, Thượng Tọa Thích Phổ Huân
4.    Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật, Pháp Sư Viên Anh | Thích Nguyên Anh, Việt Dịch
5.    Những Truyện Cảm Ửng Về Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm, Lão Cư Sĩ Định Huệ | Diệu Tuyền, Việt Dịch
6.    Những Truyện Tích Triết Lý, Hòa Thượng Thích Hồng Tại (Đoàn Trung Còn), Việt Dịch
7.    Niệm Phật Căn Bản Cho Người Tại Gia, Thiện Phúc
8.    Niệm Phật Cảnh, Sa Môn Đạo Cảnh và Thiện Đạo Đại Sư | Hòa Thượng Thích Minh Thành, Việt Dịch
9.    Niệm Phật Chỉ Nam, Mao Dịch Viên | Hòa Thượng Thích Minh Thành, Việt Dịch
10.    Niệm Phật Chuyển Hóa Tế Bào Ung Thư, Pháp Sư Đạo Chứng | Thích Minh Quang, Việt Dịch
11.    Niệm Phật Dẫn Đi Khỏi Luân Hồi, Lý Lâm Qúy | Mạt Nhân Đạo Quang, Việt Dịch
12.    Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ
13.    Niệm Phật Kiếm, Đời Dao Tần, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập | Cư Sĩ Nguyễn Xuân Chiến, Việt Dịch
14.    Niệm Phật Kính, Đại Sư Thiện Đạo Đời Đường | Hòa Thượng Thích Hồng Nhơn, Việt Dịch
15.    Niệm Phật Luận, Pháp Sư Đàm Hư | Cư Sĩ Như Hòa, Việt Dịch
16.    Niệm Phật Nhất Định Được Vãng Sanh, Pháp Sư Huệ Tịnh | Hòa Thượng Thích Giác Qủa, Việt Dịch
17.    Niệm Phật Pháp Yếu, Cư Sĩ Mao Lăng Vân cung kính kết tập | Cư Sĩ Như Hòa, Việt Dịch
18.    Niệm Phật Sám Pháp, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm
19.    Niệm Phật Sinh Tịnh Độ, Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm | Thượng Tọa Thích Chân Tính, Việt Dịch
20.    Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương Luận, Đại Sư Phi Tích | Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, Việt Dịch