Home > Khai Thị Niệm Phật
Pháp Môn Cõi Cực Lạc Ở Phương Tây Của Phật A Di Đà
Đại Sư Thích Ấn Thuận | Lê Hồng Sơn, Việt Dịch


Đối với người thù thắng,
Vãng sanh về Cực Lạc,
Phật Di Đà bảo trì,
Tâm Bồ Đề không lui.

Bằng Tín Nguyện mà đi vào Phật Đạo là pháp môn Tha Lực, Lạc Hạnh. Như kinh, luận Đại Thừa nói, cũng có rất nhiều pháp môn, nhưng trong những pháp môn thù thắng ấy, Phật giáo Trung Quốc đặc biệt chú ý, không thể không nói đến pháp môn xưng niệm Phật A Di Đà, vãng sanh Tịnh Độ Cực Lạc.

Hoàn cảnh Tịnh Độ của Di Đà.

Thế giới Cực Lạc, ngoài, hơn mười vạn ức cõi nước về hướng Tây; Phật A Di Đà hiện đang nói pháp, giáo hóa ở đó.

Đặc sắc Tịnh Độ của Di Đà

Dựa vào đại nguyện của Phật A Di Đà hiện ra thế giới Cực Lạc.

Con đường Phật đi giống nhau, công đức, nguyện lực không thể nói hơn, kém được; vậy thì rốt cuộc đến được Tịnh Độ của Phật A Di Đà, có gì thù thắng? Ở trong một pháp giới bình đẳng, con đường Phật đi giống nhau; xác thật, không nghi ngờ, không sai biệt mà hiển lộ thù thắng đặc biệt của chư Phật. Ở trong kinh đại thừa, tuy nói rộng Tịnh Độ trong mười phương, khen ngợi vô số con đường dễ đi; nhưng thật ra, phần nhiều khen ngợi, biểu dương, Tịnh Độ của Phật A Di Đà. Đặc sắc mà Phật A Di Đà biểu hiện là trong Nhân lập ra hai mươi bốn đại nguyện hoặc là bốn mươi tám nguyện với vô biên công đức Bi, Trí và hiện ra thế giới Cực Lạc.

Điều kiện vãng sanh về nước ấy.

Khẳng định nói rằng bất luận là ai, chỉ cần tin tưởng, nương tựa vào Nguyện Lực của Phật A Di Đà, nguyện sanh về thế giới Cực Lạc; Xưng; Niệm Phật A Di Đà; dù trong một ngày, hai ngày, cho đến, chỉ trong mười niệm chí thành, cung kính; nhất tâm bất loạn thì sẽ được Phật lực Di Đà gia trì, sau khi chết, vãng sanh về thế giới Cực Lạc.

Trong nước ấy, không có các Khổ.

Ở trong thế giới Cực Lạc, vật dụng vô cùng phong phú, cho nên không có cái Khổ muốn mà không được. Ở một chỗ với các bậc Thượng Thiện Nhân, siêng năng tu tập, cho nên không có cái Khổ ghét nhau mà gặp nhau, cái khổ do yêu thương mà xa nhau.

Do hóa sanh từ hoa sen, ngay trong khi sanh, nhất định chứng ngộ pháp Vô Sanh Nhẫn (lý Thể lìa sanh diệt), cho nên không có cái Khổ sanh, bệnh, chết.

Được sanh về nước ấy, chắc chắn, không thối chuyển.

Vãng sanh về nước Cực Lạc ở ngôi vị Thượng Phẩm Thượng Sanh, hoa nở liền thấy Phật, ngộ Vô Sanh Nhẫn (niết bàn của Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát). 

Trong những căn cơ trung phẩm và hạ phẩm còn lại; tuy còn sanh tử, nhưng có thể nói sanh tử đã dừng rồi (còn sanh tử trên cõi Cực Lạc gọi là Biến dịch sanh tử). Đây là điều chắc chắn, không nghi ngờ; tuy chưa chứng được Bất thối chuyển, nhưng có thể nói đã chứng được Bất thối. Tóm lại, tu học ở cõi Cực Lạc; không kể thời gian dài, ngắn; nhất định, đã dứt hẳn sanh tử; đối với Bồ Đề Vô Thượng không thoái lui. Vì vậy, nếu biết được tâm tánh của chính mình khiếp nhược thì đại Bồ Tát khí làm, sợ rơi xuống Nhị Thừa; hoặc là theo Nghiệp Lực trôi nổi theo dòng tử sinh, không thể hướng đến Phật Đạo; thế thì xưng niệm Phật A Di Đà là thích hợp nhất, cũng chính là cách giúp đỡ cho chúng sanh sẽ sanh tâm tu tập tốt nhất, là phương tiện nhiệm mầu ngăn ngừa không để Tín Tâm thoái thất (thoái lui, mai một).

Tu học theo pháp môn Tịnh Độ

Bảy cách tu theo Thập Trụ Luận

Xưng, Niệm Phật A Di Đà gồm có: Lễ bái, Tán thán, Sám hối, Khuyến thỉnh, Tùy thuận, Hồi hướng. 

Thứ tự năm cách tu theo Tịnh Độ Luận

Có năm cách tu thành tựu tuần tự theo Tịnh Độ Luận mà nói: Nên từ Lễ bái, Tán thán rồi đi vào Chỉ, Quán, Hồi hướng, cũng là cách thành tựu từ từ Trí huệ, Từ bi, Phương tiện. Đây là nguyên nhân chứng được Vô Thượng Bồ Đề không thoái chuyển; so với ý nghĩa trong luận của Bồ Tát Long Thọ như nhau: "Người cầu A duy Việt trí địa (đến mức Bất thoái chuyển), không chỉ Nhớ Nghĩ, Gọi Tên, Lễ Bái mà thôi".
 
Trích từ: Thành Phật Chi Đạo