Bạn xem, bạn nói một câu thừa thải không được phước, không những không được phước mà còn tạo nghiệp.
Tại sao không đem câu nói thừa thải đổi thành niệm A Di Đà Phật? Người xưa dạy chúng ta "Nói ít một câu chuyện niệm nhiều danh hiệu Phật, đánh chết được ý niệm, để pháp thân bạn sống", đó là Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát nói. Nói chuyện ít, niệm Phật nhiều, câu Phật hiệu này là mỗi ngày bạn đang tu phước, tu đại phước của phước điền, trồng đại phước báo! Tại sao không làm? Tâm tạp lời phiếm, đem thời gian lãng phí hết rồi. Nhìn người ở thế gian đều bình đẳng, ai cũng là A Di Đà Phật, thì không lại còn có phân biệt rồi, tâm phân biệt toàn là sai lầm, đều là đang tu nghiệp tội, không phải đang tu phước báo.
Công đức của câu Phật hiệu này, có thể giúp chúng ta đoạn phiền não, tiêu nghiệp chướng. Tôi không có cầu đoạn phiền não, cũng không có cầu tiêu nghiệp chướng, đừng nên cầu, một câu Phật hiệu niệm đến cùng, phiền não tự nhiên không còn, nghiệp chướng cũng tự nhiên không còn. Tâm tịnh tức Phật độ tịnh, đạo lý quyết định vãng sanh là ở nơi này.
Hiện thời, toàn bộ bạc nhược, thong dong, biếng nhác, đó là phá hoại và tiêu diệt Phật pháp! Chính chúng ta đang phá hoại, tiêu diệt, nhưng chính mình không biết, vẫn tưởng chính mình làm rất chánh đáng, rất chính xác! Làm như vậy có thể vãng sanh hay chăng? Rất khó!
Chúng ta thấy người niệm Phật vì bệnh khổ, lúc mất hồ đồ, mê loạn. Quý vị thấy người ra đi như vậy bèn biết quả báo của người ấy, rất đáng cho chúng ta cảnh tỉnh, kiêng dè! Nếu vẫn tiếp tục như vậy, chính mình có phần trong tam đồ, vãng sanh thì sẽ quyết định vãng sanh, nhưng vãng sanh trong địa ngục A Tỳ, chẳng phải là sanh về thế giới Tây Phương.
Đây là cơ hội tốt. Đời này chúng ta không thể vãng sanh, thì phải luân hồi thêm một vòng nữa. Như vậy thì không biết còn trải qua bao nhiêu kiếp, chắc chắn không chỉ mười kiếp. Vì Sao? Cư sĩ Bành Tế Thanh nói. Đời này của chúng ta có thể gặp được Tịnh độ, gặp được tịnh tông, từ vô lượng kiếp đến nay khó gặp được ngày này. Vô lượng kiếp mới gặp được đấy. Bài kệ khai kinh do bà Võ Tắc Thiên viết. Trong bài kệ nói “bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ”. Chúng ta ngụp lặn trong luân hồi đã trăm ngàn kiếp.
Những việc này suy nghĩ nhiều một chút, cố gắng suy nghĩ, mới có thể buông bỏ được thế gian này. Ngay trong cương vị hiện tại. Bất luận là ai, làm nghành gì đều nên nghiêm chỉnh thực hành. Mục đích là thành Phật, là lợi ích chúng sanh, hành Bồ Tát đạo. Không phải vì kiếm tiền, không phải vì danh lợi. Nên biết nếu mục tiêu là danh lợi, sẽ đoạ lạc trong luân hồi. Học Phật cũng đoạ lạc trong luân hồi. Chúng ta tạo nghiệp luân hồi, tâm luân hồi tạo nghiệp luân hồi. Phải đem tâm luân hồi điều chỉnh lại. Tâm niệm ở nơi thành Phật đạo, ở nơi quyết định cầu sanh Tịnh độ.
Việc này chúng ta làm được mà. Sao chúng ta lại không làm? Duyên này không dễ gặp. Trong khai kinh kệ có nói: “Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ”. Bành Tế Thanh cư sĩ cũng đã nói: “Vô lượng kiếp lai hi hữu nan phùng”. Chúng ta đã gặp được rồi, gặp rồi mà không biết, để lỡ mất thì tiếc biết bao. Đó gọi là gì? Sai lầm thực sự!
Người xưa nói: “học Phật nhất niên, Phật tại nhãn tiền”. Giống như việc này vậy, thật tu. Học Phật hai năm, hai năm liền biến thành bánh quẩy nguội. Phật ở trên trời, cự ly xa lắm. Học Phật ba năm, Phật đã biến thành mây khói rồi, không còn nữa. Đó chính là phóng dật, giải đãi. Bản thân một tí niệm thiện, tâm tốt không giữ được nữa. Dễ dàng bị tài sắc danh thực thùy bên ngoài mê hoặc. Vừa bị quyến rũ đã chạy theo rồi. Người xưa nói: danh cao lợi nhiều là thứ mê hoặc con người. Ngày nay một tí danh lợi đã mê hoặc được quí vị, mê hoặc quí vị theo mất. Quí vị là thứ gì? Ban đầu nhìn người kia tu hành rất tốt, tán thán họ, ca ngợi họ. Danh lợi nhỏ nhoi thôi đặt ở trước mặt tâm liền thay đổi. Phật không còn nữa. Quí vị nghĩ xem như vậy sao được? Sức mê hoặc trong xã hội này lớn lắm! Khi nào chúng ta mới thật sự làm được, không bị cảnh giới bên ngoài mê hoặc, không bị ngoại cảnh quấy nhiễu. Không bị ngoại cảnh quấy nhiễu là quí vị đã có định công. Không bị danh lợi mê hoặc là quí vị đã có trí tuệ rồi.
Đây là điều chư vị tại gia đồng học tu Tịnh độ tông của chúng ta phải nghiêm khắc chấp hành. Tam qui, ngũ giới, thập thiện, phải dùng nghiêm trì giới luật để đối trị. Bởi vì quí vị không giữ được tam quy, ngũ giới, thập thiện, thì niệm Phật có vãng sanh được không? Thật lòng mà nói: không thể vãng sanh. Nói bạn có thể vãng sanh, có thể vãng sanh, đó chính là lời khích lệ, không phải thật. Thầy Lý nói lời chân thật với chúng ta. Quí vị xem, bạn bè trong Liên Xã của Đài Trung là học trò của thầy, theo Thầy Lý đã mấy mươi năm rồi, Thầy Lý sáng lập ra Liên Xã tại Đài Trung đến lúc vãng sanh 38 năm, theo thầy thời gian dài như vậy, có thể vãng sanh không? Không thể vãng sanh. Ngày ngày được thầy giáo huấn, nhưng nhận sự giáo huấn rồi không tu, không làm. Ngày ngày giảng, ngày ngày nghe, thầy có thể nói, nhưng họ làm không được, vẫn còn tham sân si, vậy thì còn cách gì? Những pháp đối trị này, Thầy Lý 38 năm không biết đã giảng bao nhiêu lần rồi. Tôi ở Đài Trung mười năm, nghe không những chỉ vài lần. Quí vị không làm thì chẳng còn cách gì cả. Thầy chỉ có thể khuyên quí vị, nghe hiểu hay không hiểu là việc của quí vị. Sau khi nghe rồi chịu làm hay không, cũng là việc của quí vị, không liên quan gì đến Thầy giáo, không liên quan đến Phật Bồ Tát. Cuối cùng tự làm tự chịu. Thế giới ngày này nói dân chủ, cởi mở, tự do, không ai có thể can thiệp đến ai, cha mẹ không thể dạy con cái, nó không tiếp nhận; thầy giáo không thể dạy học trò, đây là thế giới gì vậy? Đem so sánh với thời xưa thì bất thường! Khác thường đến 180 độ. Đó gọi là lòng người hư rồi. Cho nên chiêu cảm tai nạn lớn. Toàn nhân loại tồn vong trên trái đất, thời khắc cuối cùng, người biết quay đầu vẫn còn cứu được. Người không biết quay đầu thì thật sự theo nghiệp mà đi, đành chịu vậy.
Đầu tiên chúng ta hiểu rồi phải cứu bản thân, cứu bản thân rồi mới có thể giúp người khác. Bản thân cứu không nổi, làm sao có thể giúp đỡ người khác.