Kinh Đại Tập dạy rằng: “Thời mạt pháp, muôn ức người tu hành cũng ít có được một người đắc đạo. Chỉ có y theo pháp môn niệm Phật mà được độ thoát sinh tử”.

Đại sư Thiện Đạo dạy rằng: “Đức Như Lai sở dĩ xuất hiện trên thế gian này, mục đích duy nhất là giảng thuyết về bổn nguyện to lớn của đức Phật A-di-đà”.

Chỉ một câu A Di Đà Phật là tinh hoa cao trổi nhất của đức Phật thuyết pháp trong 49 năm; là con đường tắt trong đường tắt; là diệu pháp trong diệu pháp. Nương nhờ đại từ đại nguyện của đức A Di Đà Phật, nương nhờ sức Phật mà cắt ngang qua dòng trược lưu sinh tử, siêu thoát luân hồi quả báo.

Thời mạt pháp tu hành, nếu lìa khỏi pháp môn niệm Phật thì trong muôn ức người tìm không ra một người thành tựu. Niệm Phật có đầy đủ công đức không thể nghĩ bàn. Chúng ta nên chỉ theo một môn này mà thâm nhập. Đời này, kiếp này nên hết lòng niệm Phật, không xen tạp, không lòng này ý khác. Vì niệm một câu Nam-mô A Di Đà Phật thì tương đương như tụng hết 3 tạng, 12 phần giáo điển.

Một câu A Di Đà Phật cũng tức là pháp thiền. Kinh Đại Tập dạy rằng: “Nếu ai nhất tâm niệm được câu Nam Mô A Di Đà Phật thì gọi là pháp thiền vô thượng thâm diệu”.

Một câu A Di Đà Phật cũng tức là pháp mật. Sáu chữ hồng danh toàn y theo Phạn văn, chưa phiên dịch một chữ nào, là câu chú chân thật nhất, đơn giản nhất.

Thế nên, một câu niệm Phật cũng vừa là pháp thiền, vừa là pháp mật, lại vừa có thể bao quát cả 3 tạng 12 phần giáo điển.

Trong kinh dạy rằng: “Hàng Bồ Tát Thập địa xưa nay vẫn chưa từng rời bỏ câu niệm Phật”. Khi chúng ta niệm Phật, mười phương chư Phật đều đến hộ niệm. Trên từ các vị Bồ Tát Đẳng Giác, dưới đến bao chúng sanh nhiều tội nghiệp, một niệm đó đều như nhau, chính là một câu Nam Mô A Di Đà Phật.

Thử nghĩ xem, chúng ta là phàm phu đầy dẫy phiền não, có phước đức năng lực gì mà được phước báu cùng các vị Đại Bồ Tát cùng tu một pháp môn? Các vị Bồ Tát Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Âm, Thế Chí đều dạy chúng ta niệm Phật. Pháp môn niệm Phật thù thắng như vậy, khó gặp như vậy, đời này kiếp này chúng ta càng phải nắm vững. Nếu không có thiện căn của nhiều đời nhiều kiếp thì chúng ta không thể được nghe, càng không thể tin nổi câu Phật hiệu này.

Pháp sư Viên nhân đem một câu Nam Mô A Di Đà Phật mà dung hội vào mọi việc: ăn, mặc, ngủ nghỉ, trong sinh hoạt hằng ngày. Nhất cử nhất động đều không lìa khỏi việc niệm Phật. Đối với Ngài thì chim hót, ếch kêu, mỗi tiếng đều là tiếng niệm A Di Đà. Ngài lấy thân giáo thị hiện mà chỉ dạy chúng ta một lòng niệm Phật.

Chúng ta may mắn được gặp pháp sư Viên Nhân là bậc mẫu mực trong sự hành trì niệm Phật chân chánh, lại còn được thân cận thỉnh ích. Đây là một phước báu hết sức to lớn. Nguyện cho tất cả mọi người niệm Phật đều có thể một lòng một dạ niệm Phật cầu vãng sanh, một đời thành tựu để chẳng cô phụ đại từ bi nguyện của đức Di Đà, cũng chẳng quên ơn dạy dỗ với sự lao nhọc và ân cần chỉ dạy của pháp sư.
Trích từ: Công Đức Phóng Sanh
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Niệm Phật Thành Phật, Cư Sĩ Diệu Âm Tải Về
2 Niệm Phật Thập Yếu, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
3 Niệm Phật Chuyển Hóa Tế Bào Ung Thư, Hòa Thượng Thích Minh Quang Tải Về
4 Niệm Phật Chỉ Nam, Hòa Thượng Thích Minh Thành Tải Về
5 Niệm Phật Pháp Yếu, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
6 Niệm Phật Sinh Tịnh Độ, Thượng Tọa Thích Chân Tính Tải Về

Năm Cửa Phương Tiện Niệm Phật
Đại Sư Thiên Thai Trí Giả

Niệm Phật Có Bốn Phương Pháp
Hòa Thượng Thích Tuyên Hóa

Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông
Hòa Thượng Thích Tuyên Hóa

Con Gà Biết Niệm Phật
Đại Lão Hòa Thượng Hư Vân

Các Cách Niệm Phật
Hòa Thượng Thích Trí Thủ