Skip Navigation LinksHome > Pháp Bảo > Khai Thị Phật Học > Phap-Mon-Niem-Phat-Cau-Sinh-Tinh-Do-La-Mong-Thau-Suot-Vuot-Thoat-Sinh-Tu

Pháp Môn Niệm Phật Cầu Sinh Tịnh Độ Là Mong Thấu Suốt Vượt Thoát Sinh Tử
Cư Sĩ Mao Lăng Vân cung kính kết tập | Dịch Giả :Hòa Thượng Thích Minh Thành

* Pháp môn niệm Phật cầu sinh Tịnh độ là mong thấu suốt vượt thoát sinh tử. Nếu chẳng biết cội rễ của sinh tử, rốt cuộchướng đến chỗ nào để thấu suốt vượt thoát. Vậy cái gì là cội rễ sinh tử? Người xưa nói: “Nghiệp chẳng nặng chẳng sinh Ta-bà, ái chẳng đoạn chẳng sinh Tịnh độ”. Vậy ái là gốc sinh tử. Từ lúc mới có sinh tử đến nay, đời đời kiếp kiếp, bỏ thân này thọ thân khác đều do ái dục, nên bị lưu chuyển đến ngày nay. Nay niệm Phật, niệm niệm phải đoạn gốc ái này. Nghĩa là hằng ngày ở nhà niệm Phật, thấy con cháu, việc nhà, của cải không có gì chẳng thuộc về ái. Như thế, không có một việc gì, không có một niệm nào chẳng phải là thứ dẫn đến sinh tử. Khi đang niệm Phật, trong tâm chưa từng có một niệm buông bỏ gốc ái. Niệm Phật như thế, càng niệm ái càng tăng trưởng. Lại như lúc tình cảm con cháu khởi lên, phải xoay trở lại quán xét kỹ câu niệm Phật, quả thật có thể chống chọi và đoạn trừ được ái này chăng? Nếu không đoạn được, làm sao vượt thoát sinh tử? Vì duyên ái đã nhiều kiếp huân tập sâu dày, còn niệm Phật chỉ mới phát tâm, lại chẳng tha thiết chân thật, nên không đắc lực. Nếu hiện tại không làm chủ được cảnh ái, khi gần chết chắc chắn chỉ thấy gốc ái sinh tử hiện ra, rốt cuộc chẳng làm chủ được. Cho nên, khuyên người niệm Phật, đầu tiên là tâm phải tha thiết đối với việc sinh tử, phải tha thiết đối với việc đoạn dứt sinh tử, cần phải trong mỗi niệm đoạn dứt cội gốc sinh tử. Như thế, mỗi niệm mỗi niệm là lúc liễu ngộ sinh tử, gọi là trước mắt đều là việc sinh tử, trước mắt thấu suốt sinh tử không. Như thế, mỗi niệm chân thật thiết tha thì hiệu quả rõ ràng. Nếu không thoát khỏi sinh tử thì chư Phật mắc tội nói dối.

* Học đạo không có khả năng đặc biệt gì khác, chỉ là phải làm cho đạo lực tăng trưởng, nghiệp lực tiêu mòn, lâu ngày thuần thục trở thành một khối, tự nhiên mỗi niệm đều là Di-đà, nơi nào cũng là Cực Lạc. Gần đây, nhận thấy người học đạo chỉ biết tham cầu huyền diệu, chẳng biết quyết tâm công phu ở chỗ căn bản, đến khi gặp cảnh vinh nhục, họa hoạn sinh tử liền thấy họ bấn loạn tay chân, đó chẳng phải là do người khác làm thành mà chính họ tự lầm đó thôi. Cội gốc sinh tử tức là mọi thứ vọng tưởng trong hàng ngày của chúng ta. Các thứ nghiệp phiền não, nhân ngã, yêu ghét, tham dục, nóng giận, si mê, nếu còn một mảy may chưa đoạn dứt tức là cội gốc sinh tử. Nay muốn tham thiền đốn ngộ vượt thoát sinh tử, xin tự lường xét! Quả như có thể ngay một niệm nhanh chóng đoạn dứt phiền não trong nhiều kiếp, như cắt đứt tơ rối hay chăng? Nếu chẳng thể đoạn dứt phiền não, dù có thể đốn ngộ cũng trở thành nghiệp ma, sao lại xem thường? Từ trước, chư Tổ đốn ngộ cũng do tích lũy công phu tu hành dần dần trong nhiều đời mà được, cho nên việcđốn ngộ nói thì dễ nhưng thật rất khó. Nếu không có hai ba chục năm quyết tâm công phu, làm sao được một niệm đốn ngộ ở trong chỗ nhiệt não? Quan trọng là tự biết căn cơ mình thế nào mà thôi!

Trích Dẫn Mộng Du Tập Của Đại Sư Hám Sơn
Trích từ: Niệm Phật Chỉ Nam
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Niệm Phật Nhất Định Được Vãng Sanh, Hòa Thượng Thích Giác Qủa Tải Về
2 Niệm Phật Cảnh, Hòa Thượng Thích Minh Thành Tải Về
3 Niệm Phật Tứ Đại Yếu Quyết, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
4 Niệm Phật Thành Phật, Hòa Thượng Thích Phước Nhơn Tải Về
5 Ý Nghĩa Chân Thật Của Bổn Nguyện Niệm Phật, Cư Sĩ Diệu Âm Tải Về
6 Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật, Thích Nguyên Anh Tải Về
7 48 Pháp Niệm Phật, Sa Môn Thích Tịnh Lạc Tải Về
8 Niệm Phật Vô Tướng, Cư Sĩ Hạnh Cơ Tải Về
9 Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương Luận, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về
10 Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ Tải Về
11 Niệm Phật Tam Muội Bửu Vương Luận, Tịnh Sĩ Tải Về