Home > Linh Cảm Ứng
Một Đạo Bạch Quang Tiếp Dẫn Người Mất
Cư Sĩ Lâm Khán Trị | Sa Môn Thích Hoằng Chí, Việt Dịch


Cư sĩ Lý Thanh Nguyên là ban trưởng ban niệm Phật Trung Chánh ở cơ sở hoằng pháp tại Vụ Phong, ông ta từng là chồng của sư tỷ Hạc, làm tài xế ở cục công lộ. Sư tỷ Hạc từ sau năm 48 biết học Phật, tin sâu niệm Phật, đối với đời người nhiều tai nạn, nhiều nghịch cảnh có thể gặp dữ hóa lành, thường hay khuyên chồng niệm A Di Đà Phật, nhất là lúc tai nạn nguy cấp càng phải cố sức niệm A Di Đà Phật. Ông Lý Thanh Nguyên mặc dù nghe thoáng qua không được hiểu lắm, nhưng có một lần lái xe ban đêm trên đường núi từ Bộ Lý về Đài Trung, tại một cái cua quẹo, xe bỗng dưng bị hư, nhưng kiểm tra thế nào cũng không tìm ra được hư cái gì, những khách ngồi trên xe lăng xăng xuống đi bộ tìm điện thoại kêu taxi lại đi. Chị quản lý xe cũng phải đi thông báo cho cục công lộ phái xe đến chở về, còn lại một mình ông Lý Thanh Nguyên, ngồi trên ghế sau tay lái, trên đường núi trong đêm tối lại không có người ta, một màn đen dầy đặc, lông tóc trên người muốn dựng đứng, trời không lạnh mà muốn run lên! Nghĩ tới nghĩ lui bỗng nhớ lại việc A Hạc vợ ông ta dạy ông ta niệm Phật, tức thời to tiếng niệm lên: “Nam mô A Di Đà Phật”, niệm được mấy chục tiếng, bỗng nhiên chiếc xe có thể chạy lại được rồi, bèn lái xe chạy thẳng đến Đài Trung an nhiên vô sự. Câu chuyện nhờ một câu Thánh hiệu mà được sự cảm ứng không thể nghĩ bàn này là lúc bút giả đến nhà Lý tiên sinh, chính miệng Lý tiên sinh nói với tôi. Lúc đó sư tỷ Hạc cũng nói chen vào: “Còn có một lần nữa từ đầm Nhựt Nguyệt về cũng xảy ra tình trạng giống như thế, nhờ niệm Phật mà thoát được nguy nàn”.

Nhưng mạng người vô thường! Lý Thanh Nguyên tiên sinh, lúc bình thường coi rất là phước tướng, nhưng mắc phải chứng cao huyết áp, bảy năm trước vào đầu tuần tháng tư, do bởi huyết áp quá cao nằm triền miên trong nhà hơn năm, thuốc thang không thấy công hiệu, trong thời gian này ông niệm Phật đến mức tâm chẳng rời Phật, Phật chẳng rời tâm, một hôm mệnh sắp lâm chung, sư tỷ Hạc đến bố giáo sở mời mấy vị liên hữu trợ niệm cho ông. Các vị liên hữu từ sáng sớm luân phiên niệm mãi đến 12 giờ đêm, chỉ thấy người bệnh còn thở thoi thóp có khả năng kéo dài đến sáng mai, bèn ai về nhà nấy nghỉ, ước định ngày mai lại đến tiếp tục trợ niệm, chỉ có sư tỷ Tú và vợ ông cùng với con trai con gái, năm, sáu người vẫn ở lại trợ niệm. Đến hơn 2 giờ khuya, bỗng có một thanh niên quân nhân ở trong tỉnh cùng xin đến trợ niệm, vị thanh niên này được cái tiếng tốt, lại thành khẩn, cùng với sư tỷ Tú, mọi người phấn khởi tinh thần, chánh niệm đến mức có thể nói là “nhứt tâm bất loạn”. Bỗng nhiên mọi người nhìn thấy một vầng sáng tròn trắng, giống như mặt trời từ ngoài cửa lớn bay vào trong nhà. Do vì nhà của sư tỷ Hạc tọa ở hướng Đông quay sang hướng Tây, chính là đối với con đường lớn của đường Trung Chánh ở Vụ Phong cho nên anh thanh niên kia chạy ra xem, cho rằng xe nào mà đậu ngay cửa? Nhưng vào lúc nửa đêm nửa hôm, bốn bề vắng lặng, một màn đen dầy đặc, chỉ thấy một đường ánh sáng từ hư không hướng Tây phóng thẳng vào trong cửa. Anh thanh niên kia vừa thấy cảnh giới không thể nghĩ bàn như thế, không hiểu ra sao, lại quay vào trong xem vừa đúng ngay khoảnh khắc đó, người sắp mạng chung diện mạo tươi vui, thở ra một hơi mạnh bèn cùng với vầng ánh sáng như mặt trời kia đồng thời biến mất, trong nhà tức thời sáng sủa trở lại như thường. Bà vợ của ông ta và con trai, con gái, A Tú, mọi người… đều nhìn thấy kỳ tích Phật A Di Đà phóng quang tiếp dẫn này, do đó mà tiếng niệm Phật cứ y nhiên không dứt, cứ niệm mãi đến trời sáng. Các vị liên hữu Trương Thẩm, Bảo Vân ở Bố giáo sở qua ngày hôm sau lại đến trợ niệm, niệm mãi đến hơn 11 giờ trưa, đến sau lúc người mất hết thở 8 tiếng đồng hồ, tiếng niệm Phật mới dứt. Mọi người xúm lại xem tướng lành của người mất còn hảo tướng trang nghiêm hơn lúc còn sống nữa, thử thăm dò đỉnh đầu vẫn còn ấm, thân thể mềm như bông, các vị liên hữu buổi sáng trở lại trợ niệm nghe nói sự việc người mất lúc lâm chung nhờ Phật phóng quang tiếp dẫn, mọi người đều không khỏi một phen đại thất vọng, luôn miệng nói xấu hổ, chưa có thể chính mắt nhìn thấy quang minh của Phật.

Phàm việc gì đều có nhân duyên quả báo, cho nên nhà Phật nói nhân quả là xác thật không sai một mảy nào cả. Chúng ta phải biết sư tỷ A Tú suốt đêm trợ niệm cho ông ta, vốn là vị liên hữu trung thành của Bố giáo sở, nhưng phát tâm niệm Phật cho ông ta như thế, cũng không phải không có nhân duyên.

Cư sĩ Lý Thanh Nguyên khi còn sanh tiền, lúc làm tài xế xe, mỗi sáng sớm lúc đi ngang Thảo Hồ, đều có một đám nam nữ học sinh trèo lên xe muốn đến Đài Trung, những người đến trạm xe không kịp thì cư sĩ Lý Thanh Nguyên thường dừng xe lại để cho đám học sinh đó lên xe. Tâm địa của Lý Thanh Nguyên tốt lành như thế đó là nhân, đến lúc ông mắc bệnh hết chữa, con cái của sư tỷ A Tú nghe nói chú Lý sắp lìa đời, cần người trợ giúp niệm Phật, liền nhớ lại cảnh lúc còn đi học vội vội vàng vàng lên xe và chú Lý thì dừng xe lại, hiện rõ ở trong đầu, thế là liền thúc giục mẹ: “Mẹ à! Nhanh lên đi trợ niệm cho chú Lý. Chú Lý đối với chúng con rất tốt, mẹ nhất định phải niệm đến lúc chú vãng sanh Tây phương mới thôi”.

Nếu như không có sư tỷ A Tú trợ niệm suốt đêm không ngủ đến 2 giờ khuya, thì làm sao cảm ứng đến một thanh niên quân nhân trợ niệm nữa? Nói đến vị thiện nam tử này cũng là một nhân duyên thù thắng không thể nghĩ bàn, anh ta vốn đứng gác ca gác nửa đêm ở trại lính gần đó, trong đêm tối yên tĩnh, bên tai bỗng nhiên nghe một lớp tiếng niệm A Di Đà Phật. Trong hai giờ đứng gác, câu Thánh hiệu thanh tịnh vạn đức trang nghiêm thâm nhập vào trong ruộng thức thứ tám của vị thanh niên quân nhân kia, trong miệng tự nhiên cũng theo đó niệm “A Di Đà Phật” không ngớt, vị thiện nam tử này muốn xem thử là người chân tu nào có được sự dụng công như thế, liền dò theo phương hướng của tiếng niệm Phật đi thẳng đến nhà họ Lý đường Trung Chánh ở Vụ Phong, chỉ thấy cửa mở, có rất nhiều người đang niệm Phật, anh ta liền tự động tham gia trợ niệm. Anh thanh niên này nhất định có căn lành rất lớn, nếu không thì trợ niệm hơn một tiếng đồng hồ làm sao có thể thấy được quang minh của Phật? Tôi lúc đến Bố giáo sở giảng kinh, anh thanh niên này cũng đến nghe, các vị liên hữu vì tôi giới thiệu gặp mặt với anh ta, do vì anh ta giúp đỡ một phàm phu sanh tử đang ở trong biển khổ được Phật thương xót phóng quang tiếp dẫn vãng sanh Tây phương Cực lạc thế giới, khiến tôi vừa thấy, trong lòng vô cùng cảm kích, tặng cho anh ta một xâu chuỗi và mấy quyển sách Phật, sau hơn một tháng anh ta được điều đi nơi khác. Tiếc một điều lúc đó tôi quên hỏi chỗ ở và tên họ của anh ta!



Kinh Sách Liên Quan

 
1.    48 Pháp Niệm Phật, Cư Sĩ Giang Đô Trịnh Vĩ Am | Sa Môn Thích Tịnh Lạc, Việt Dịch
2.    Cảm Ứng Thiên Vựng Biên, Cư Sĩ Như Hòa, Việt Dịch
3.    Hương Thơm Niệm Phật, Thượng Tọa Thích Phổ Huân
4.    Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật, Pháp Sư Viên Anh | Thích Nguyên Anh, Việt Dịch
5.    Những Truyện Cảm Ửng Về Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm, Cư Sĩ Định Huệ | Diệu Tuyền, Việt Dịch
6.    Những Truyện Tích Triết Lý, Hòa Thượng Thích Hồng Tại (Đoàn Trung Còn), Việt Dịch
7.    Niệm Phật Căn Bản Cho Người Tại Gia, Thiện Phúc
8.    Niệm Phật Cảnh, Sa Môn Đạo Cảnh và Thiện Đạo Đại Sư | Hòa Thượng Thích Minh Thành, Việt Dịch
9.    Niệm Phật Chỉ Nam, Mao Dịch Viên | Hòa Thượng Thích Minh Thành, Việt Dịch
10.    Niệm Phật Chuyển Hóa Tế Bào Ung Thư, Pháp Sư Đạo Chứng | Thích Minh Quang, Việt Dịch
11.    Niệm Phật Dẫn Đi Khỏi Luân Hồi, Lý Lâm Qúy | Mạt Nhân Đạo Quang, Việt Dịch
12.    Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ
13.    Niệm Phật Kiếm, Đời Dao Tần, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập | Cư Sĩ Nguyễn Xuân Chiến, Việt Dịch
14.    Niệm Phật Kính, Đại Sư Thiện Đạo Đời Đường | Hòa Thượng Thích Hồng Nhơn, Việt Dịch
15.    Niệm Phật Luận, Pháp Sư Đàm Hư | Cư Sĩ Như Hòa, Việt Dịch
16.    Niệm Phật Nhất Định Được Vãng Sanh, Pháp Sư Huệ Tịnh | Hòa Thượng Thích Giác Qủa, Việt Dịch
17.    Niệm Phật Pháp Yếu, Cư Sĩ Mao Lăng Vân cung kính kết tập | Cư Sĩ Như Hòa, Việt Dịch
18.    Niệm Phật Sám Pháp, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm
19.    Niệm Phật Sinh Tịnh Độ, Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm | Thượng Tọa Thích Chân Tính, Việt Dịch
20.    Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương Luận, Đại Sư Phi Tích | Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, Việt Dịch