Home > Khai Thị Phật Học
Phá Vọng Hiển Chơn
Đại Sư Diệu Hiệp | Cư Sĩ Minh Chánh, Việt Dịch


Hành nhơn muốn sanh về Cực Lạc, xa lìa sanh tử, trước tiên phải nhận thức kỷ tâm chơn vọng mà cầu sanh.

Thế giới Cực Lạc là cảnh thật hay do tâm tưởng? Nếu do tâm thì chỉ là hư tưởng không có cõi nước để sanh, nếu có cảnh để sanh thì không phải do tâm, nếu bảo là gồm cả hai để cầu sanh như vậy thì tự thân và tâm là một như vậy sanh vào hai nơi sao? Nếu bảo tâm cảnh là một mà nhứt tâm cầu sanh thì tâm cảnh đương nhiên là hai không thể là một được. Vả lại Cực Lạc, Ta bà tịnh uế không đồng mà đức Thế Tôn lại khuyên nên bỏ uế về tịnh, như vậy bảo một là thế nào? Tứ cú (3) đã không rõ, nếu bảo nơi nơi là Tây phương Cực Lạc, hoặc tâm tịnh là Cực Lạc, hoặc Cực Lạc không lìa tự thân, nếu giải thích như vậy đều là tà kiến, bất đắc dĩ phải nhận sao? Nếu bảo CựcLạc tại tâm và nhận tâm hiện ở trong tự thân, đã ở trong thân thì cầu tâm sao lại cầu sanh?

Đấng Thế Tôn chúng ta không biết Cực Lạc tại tâm sao mà nói tại phương Tây có cõi Cực Lạc cách đây mười vạn ức Phật độ, không chỉ nội tâm mà nói ở ngoài thật có thế giới Cực Lạc, đức Phật A DiĐà hiện đang thuyết pháp?

Đây là lời chơn thật của bậc Thánh nhơn há dám không tin! Lại không hiểu Cực Lạc ngoài duyên ảnh tâm, tâm này chính thật là chơn tâm, như nước trong biển cả không tăng không giảm, do vọng nhận là cảnh rồi bảo Cực Lạc tại tâm duyên khởi, tâm đó như bọt nước biển sanh diệt toàn là vọng mà vọng nhận tại tâm, nếu cứ theo vọng kiến cố chấp không tin ở ngoài có thế giới Cực Lạc mà tin do tự tâm sanh ra, tâm duyên ảnh này đã không thật thể thì không thể đem tâm cầu sanh nơi tâm.

Lại không hiểu Cực Lạc ở về phương Tây, Tây phương tức là chơn tâm, chơn tâm vô tánh là thể, để hiển rõ bản tâm thể ấy vốn không cũng tức nơi bản tâm mà có các cảnh, khi tâm cảnh thành nhứt thể rồi thì chúng sanh, Phật đồng nguyên, cầu Phật tức cầu nơi chơn tâm không phải ở ngoài mà mong cầu vậy. Xét tự tâm phải cầu Phật ở ngoài há là nói sai ư? Thế thì tâm giữ bỏ, hớn hở, chán nãn nên cầu nơi tâm, sao lại lìa tâm mà cầu? Chơn tâm thì đủ tất cả y, chánh, cảnh giới cho đến sắc tâm, tịnh uế, chúng sanh, Phật, nhơn quả ba đời mười phương các pháp nhiếp thu tất cả, đồng nhứt thọ dụng, cầu một tướng ở ngoài hoàn toàn không thể có được, tuy ở ngoài không có tướng, không phân chia mà có phân chia tịnh uế rõ ràng, nên phải biết như vậy mà cầu, sao lại đem vọng tâm mà mong cầu? Sự nguyện cầu này đức Phật đã ấn khả, người đời ngu si vô trí không thấu hiểu bản tâm, không cầu Phật ở Tây phương Cực Lạc chỉ hướng vào duyên ảnh nhục thể vọng tâm mà cầu, lại bảo duy tâm Tịnh độ, bản tánh Di Đà thật là xa vời!

Cõi Cực Lạc kia không y vào duyên ảnh vọng tâm. Sắc thân đức Phật A Di Đà không thể ở nơi thân ngũ ấm chúng sanh được. Nếu cứ hướng vào duyên ảnh thân tâm tứ đại nơi bản tánh mình mà cầu Phật không cầu Phật ở Tây phương Cực Lạc, lại vọng tâm đã sanh diệt thì Phật cũng sanh diệt, được đi nữa cũng thành Phật sanh diệt thôi, lại trở lại cõi sanh sanh diệt diệt vậy, không thành chánh hạnh được.

Kinh nói: Dùng tâm luân hồi sanh kiến luân hồi, thì giác tánh viên mãn kia cũng đồng luân chuyển là nghĩa này đây.

Nếu muốn xa lìa vọng kiến trực vãng Cực Lạc nên phải cầu đức Phật A Di Đà ở Tây phương Cực Lạc xa mười vạn ức cõi Phật. Lấy xứng tánh diệu quán như thật mà quán khiến cho bổn giác tướng hảo của Như Lai hiển nhập vào thỉ giác chơn tâm của chúng ta, do đây thỉ bổn tương hiệp, chúng sanh Phật giao cảm, tam muội viên thành, chánh hạnh trọn nên, không còn sanh diệt mới có thể sanh về CựcLạc được. Do đó biết tâm này biến khắp mọi nơi ngõ hầu không nghe danh địa ngục mà đến Cực Lạc, cái khổ địa ngục này thuận tánh ra khỏi, chín phẩm sen vàng nay cũng thuận tánh đến nơi. Chỉ y theo kinh giáo thuận theo pháp âm thì lìa khổ được vui, từ phàm nhập thánh, thật chẳng ra khỏi tâm tánh của mình, ấy mới thật là duy tâm Tịnh độ bản tánh Di Đà. Không nên đem vọng tâm mà cầu vì vọng tâm không tự thể thì làm sao bảo là duy tâm Tịnh độ, Di Đà tại bản tánh được. Nếu cứ hướng về vọng tâm duyên ảnh mà cầu thì sắc thân, đại địa, mười phương sát hải là ngoại cảnh, nếu quay về chơn tâm bất động mà cầu tức thì mười phương sát hải, đại địa, sơn hà là nội tâm rồi, rõ được mười phương sát hải nội tâm liền thành một khối nên ta mặc nhiên nhậm ý bỏ uế lấy tịnh, rời Đông về Tây không ngoài tự tâm mới thật hiệp với đại nguyện đức Phật thường hằng tiếp dẫn, nên đã cầu không thể không ứng. Nếu cho rằng mười phương sát hải là ngoại cảnh liền thành hai cảnh, nên mới khởi niệm liền trái với pháp thể, liền mất thật dụng không được tự tâm, tánh này chỉ đủ nhơn Phật mà không có lực dụng tuy có cầu cũng không kết quả. Lại vọng tâm chỉ là duyên ảnh hư vọng trong sắc thân nên không độ để sanh; chơn tâm bao gồm tất cả trần sát. Vốn đủ Cực Lạc y, chánh cầu đó tất sanh. Vọng tâm thì bỏ ngoại hướng nội, chơn tâm tức ngoại là nội, nội không có ngoại, cầu ở ngoài thật có Phật tức cầu ở chơn tâm. Nội đã không thật mà hướng nội cầu vào duyên ảnh không thật thể nên không thấy được tự tâm. Chơn tâm thì tức tâm tức cảnh, vọng tâm thì sanh diệt không chỗ y, chơn tâm thì không động không đổi. Vọng tâm tại nhơn không quả, thỉ chung sanh diệt; chơn tâm nhơn quả một bề tánh tu giao triệt. Như vậy thấy rõ sự sai biệt trong sự cầu sanh của chơn tâm và vọng tâm. Nói về thời gian thì biết bao giờ mới được, về nơi chốn thì biết đâu mà đến, về thể thì hoàn toàn không, dụng thì thật có thể rời khỏi Ta bà thoát ly sanh tử không? Nấu sỏi đá mong thành cơm thật muôn kiếp khó thành. Nên hành giả phải phát tâm bồ đề cầu sanh Tịnh độ, sao lại cầu nơi duyên ảnh vọng tâm không cầu nơi Tây phương Cực Lạc chơn Phật, thật đáng thương thay!

Ví như kẻ muốn đi về phương Tây mà quay mặt về hướng Đông, muốn bay lên lại mang đá tảng, muốn có nước lại đến lửa, ở nơi lửa mà tìm nước, làm sao có được? Than ôi! Người đời nay không hiểu chơn tâm biến khắp nơi, ngay nơi cảnh sắc hiển thể mà vọng nhân duyên trần ảnh sự là bản tánh. Lầm lẫn lắm lắm vậy! Như người nhận giặc làm con, bao nhiêu gia tài bảo vật ắt bị tiêu tan, phân biệt ảnh sự vọng nhận là tâm cũng lại như vậy. Nếu biết con là giặc thì giặc không hại được, đã biết ý là vọng thì cái vọng đó sao hại được, nên không nhận cái duyên ảnh kia là y, chánh Cực Lạc. Trong Tứ Minh của Pháp Trí đại sư có nói vọng tức chơn, quán Phật tức quán tâm, nhưng cũng không bỏ thật cảnh y chánh cõi Cực Lạc. Sao kẻ hậu thế lại khởi lên những tà kiến lắm vậy? Bạn ma loạn ngôn phá hoại phật pháp, đoạn mất Phật tánh, vọng chấp Cực Lạc diệu độ nơi tâm duyên ảnh không chịu cầu Tây phương thật là điên đảo. Những kẻ ngu muội kia chưa thấu rõ chánh pháp lại đem tà kiến âm thầm truyền trao. Hạng ngu si ấy không trốn khỏi khổ báo địa ngục còn có thể thứ tha; kẻ xuất gia tôi đứng đầu trong bốn chúng thấy những người cùng với kiến giải này thật rất lo lắng, thảng hoặc thật vì sanh tử thì phải giữ lời nầy làm bằng, nếu có hạng người chướng trọng cứ giữ ý này không nên tùy thuận, phải xét lại duyên ảnh vọng tâm cảnh giới là thế nào. Tâm hư vọng này đã không thật thể, theo ta sanh diệt, vọng nói là ta, vọng nhận là ta, lại bảo tâm này hiện ở trong sắc thân ta, sắc thân này hiện ở trong thế giới, thế giới này hiện ở trong hư không, tánh của hư không thì rộng lớn không lường bao hàm cả trần sát, như vậy hư không thì lớn phạm vi lại nhỏ, tâm kém cỏi nơi thân một niệm chuyển đổi không thể làm bằng há lại đem một niệm nhỏ hẹp mê muội vọng tâm không thật mà cầu cảnh vi diệu y, chánh CựcLạc ư! Cái không thể cầu mà cầu há chẳng rất sai sao?

Đã rõ nghĩa này thời phải biết không tánh thật vô biên không thể lường, không ngoài đại giác thanh tịnh tâm, như cụm mây nhỏ giữa bầu trời xanh, huống là thế giới trong hư không, sắc thân trong thế giới, vọng tâm trong sắc thân ư! Vọng cho thân nhỏ bé này có phạm vi rộng lớn cả hư không, từ lớn chí nhỏ không ra ngoài bản tâm, nên biết ngã tâm như hư không thì hư không kia như hạt bụi, nếu vọng cho tâm rộng lớn không ngằn mé khắp cả mười phương ba đời, khắp cả hư không vi trần sát độ, trong tất cả sắc thân chúng sanh, muốn cầu một pháp ở ngoài tâm hoàn toàn không thể được, há Tây phương Cực Lạc không phải ngoài tâm sao? Gặp chút hoạn nạn còn không thể tránh, thì tịnh hạnh trang nghiêm cần phải cầu ở Tây phương xa kia, muốn thoát ly sanh tử có dám cầu ngoại không?

Kinh nói: Nhận ngộ trong mê, mê mờ nơi không; nhận không trong mê, tâm mê nơi sắc, sắc cùng vọng tưởng, tưởng đến nơi thân, duyên họp tâm loạn, rong ruổi ngoại cảnh, mê loạn tâm tánh, một phen mê tâm nhứt định lầm cho nơi sắc thân, không biết ngoài thân cho đến sơn hà đại địa hư không đều ở trong diệu minh chơn tâm cả. Ví như bỏ nước trong xanh nơi biển cả nhận bọt nước làm thể rồi cho là biển cả, các ngươi là kẻ mê trong hạng người ấy không khác. Lại diệu giác minh tâm biến khắp mười phương giới, đủ cả mười phương Như Lai thanh tịnh bảo nghiêm diệu giác vương quốc độ. Lại mười phương hư không ở trong chân tâm như cụm mây giữa thái hư, như các thế giới trong hư không, dùng nghĩa này mà quán. Đã rõ mười phương hư không quốc độ y chánh sắc tâm có đủ nơi ta, ta phải quyết chí cầu sanh cõi thật có đó, cầu thấy Phật thật có đó, thật có sao không cầu mà bảo là ngoại cầu? Khi ta đã nguyện cầu tâm liền cảm đến đức Phật vì ta mà hiển hiện thì trong thân ta vốn sẳn có tâm Phật liền hiển hiện, tâm Phật chơn thật, sao có từ ngoài đến? Đã không từ ngoài nghĩa là khi đức Phật hiển thị thì tâm ta hiển thị, khi tâm ta hiển thị thì Phật hiển thị, như vậy tâm ta tức tâm đức Phật kia, đức Phật kia là Phật nơi tâm ta, một thể không hai, bản tánh viên dung, sao lại có thể bỏ Phật Tây phương Cực Lạc ở nội tâm mà vọng chấp có một Phật tâm riêng vậy.

Hoặc nói rằng: Vọng tâm há cũng không đủ y chánh các pháp sao hà tất phải cầu ngoại cảnh?

Đáp: Vọng tâm dù đủ y chánh các pháp há cũng không có Tây phương Cực Lạc, nếu biết Tây phương Cực Lạc nhứt như với thật cảnh Ta bà có thể cầu mới có thể nói tâm vốn đủ, nếu bảo tâm này là tâm ngoại không có thật cảnh thì đó là vọng tâm hư tưởng, làm sao thật được mà bảo là đầy đủ? Lại tức tâm sanh cảnh là chơn tâm, tâm lìa cảnh là vọng tâm, nên biết rằng chơn vọng đồng nhau, tức ly mà ly, tức đắc mà đắc tức là ly phi, là nghĩa này đây. Như pháp sư Thiếu Khang nhơn niệm Phật mà mỗi khi xưng danh hiệu Phật thì hình Phật từ miệng đi ra lỉên tục như tràng chuổi trong chúng hội đều thấy cả. Phật đã có hình tướng thì cõi nước không thật ư, mà bảo sự thì có mà lý thì không. Hoặc nói nơi nơi là Tịnh độ, thương thay cho những hạng này lầm lẫn sâu dày khó đổi. Như ngài Nam Dương quốc sư của Thiền tông vì thiền khách nêu lời thuyết pháp cho loài vô tình tuy không chuyên nói chí thú Tịnh độ cũng thương cho những người trong đời mạt pháp hướng duyên ảnh mà cầu Phật.