Home > Khai Thị Phật Học
Nhận Định Về Tha Lực Và Tự Lực
Minh Đức Thanh Lương


Vấn đề Tha lực và Tự lực xưa nay vẫn được nhiều người tranh luận sôi nổi.

Đứng trước sức mạnh cuồng bạo của thiên nhiên, loài người tự cảm thấy mình nhỏ nhoi yếu đuối, sợ bị tiêu diệt, nên mới phải thần phục sức mạnh của tạo hoá và dựa vào Tha lực để an tâm lập mệnh. Đó là căn bản của bản năng sinh tồn mang nặng tính chất ỷ lại và vô minh, ngã si và vị kỷ. Nhưng mặt khác, trong con người biết suy nghĩ, lại có sức mạnh tinh thần quật khởi, có ý chí khát khao tự do muốn vươn lên để đòi hỏi con người phải ức chế dục vọng để tự cứu mình thoát khỏi sự chế ngự của thiên nhiên nhất là ngày nay khoa học đã tiếp tay giúp loài người đoạt quyền tạo hoá trong nhiều lãnh vực, thì loài người đã cảm thấy rằng mình đã nhiều phen thoát khỏi sự chế ngự của thiên nhiên.

Giữa hai lập trường trái ngược đó, hoặc là ỷ lại vào tha lực, thường thường là một đấng Thần linh cao cả, ban phúc giáng hoạ cho con người, giao phó tính mệnh của mình vào tay con tạo xoay vần, không còn tin ở tài sức của mình nữa, hoặc là chỉ dựa vào Tự lực vùng lên với tinh thần dũng mãnh để tự giải thoát, không cầu mong ở bất cứ ai. Còn một khuynh hướng thứ ba là dung hoà cả hai phái trên, đi theo con đường “Thần, Nhân hợp tác” hay “Tự tha đồng hiệp lực” (Synergisme). Trong Phật giáo Đại thừa, vấn đề Tha lực và Tự lực đã từng được nhiều nhà bình luận cổ kim tranh biện, làm nổi bật hai luồng tư tưởng khác nhau :

1.- Một đường thì thừa nhận chúng sinh nào cũng có Phật tính và khả năng thành Phật, do đó phải tìm cách phát huy năng lực sẵn có của mình : đó là lập trường của phái Thiền tông chủ trương “trực chỉ nhân tâm kiến tính thành Phật”, quy Tự lực vào một mối nhằm đạt tới Phật tính chân tâm của mình.

2.- Một đường thì tin rằng : Các vị Bồ tát đã sẵn có lòng từ bi và lập nguyện sâu dày cứu độ chúng sinh, nếu chưa độ tận chúng sinh thoát vòng khổ đau sinh tử, thì các Ngài quyết không thành Phật, cho nên chẳng ai lại dại mà không cầu Phật cùng các Bồ tát có thần lực hơn hẳn mình cứu giúp để được giải thoát : đó là lập trường của phái Tịnh độ tông và Chân ngôn tông, quy về nguyện lực của chư Phật và Thánh hiền.

Lập trường của Thiền tông là chỉ trông cậy vào chính mình. Khắc phục tự tâm để tiến tới giác ngộ, giải thoát. Những người tu Thiền phải là bậc thượng căn, hội đủ năm điều kiện thiết yếu sau đây mới mong đạt tới Thánh quả :

1.- Giữ giới trang nghiêm.

2.- Căn cơ bén nhọn.

3.- Thông hiểu giáo lý và phân biệt rành rẽ chân vọng, chánh tà.

4.- Có ý chí cương quyết tiến tới mục đích đã định, không chịu lùi bước trước mọi chướng ngại trên đường tu.

5.- Ngoài ra còn phải nương cậy vào một bậc Thiền sư dẫn đạo cho mình, tức là vẫn phải đi theo con đường “Tự, Tha đồng hiệp lực”. Tuy phần lớn nhờ vào ý chí sắt đá của mình để quyết định công phu tu tập, nhưng muốn chứng ngộ thì Thiền sinh phải tuỳ thuộc vào một yếu tố then chốt gọi là “Thời tiết nhân duyên bất khả tư nghị”, nghĩa là dù hành giả có nỗ lực tới đâu mà “thời tiết nhân duyên” chưa tới thì vẫn chưa thể chứng ngộ được. Bởi vì sự chứng ngộ là trạng thái bộc phát bất thần, cũng như hòn than hồng phải được thổi hay quạt vào để cho sức nóng của nó gia tăng tới mức độ cao tột, mới mong bốc thành ngọn lửa được. Có thể nói đó là một loại “Thần Khải” (Révélation). Sự bộc phát bất thần ấy tức là sự “hốt nhiên khai ngộ” mà người Nhật Bản gọi là Satori, là giây phút thần diệu, thiêng liêng xảy ra trong trường hợp đặc biệt mà người tu coi là một sự kiện mặc nhiên khai ngộ, siêu việt mọi suy tư, ngôn ngữ. Giây phút thần diệu thiêng liêng ấy chỉ đến với Thiền sinh vào lúc hành giả ở trong Đại Định hay Quán tưởng chín mùi, và chỉ riêng người chứng ngộ ấy tự biết mà thôi, cũng ví như người uống nước trà mới thưởng thức mùi vị đậm nhạt, thơm ngon và nóng lạnh của chén trà mình vừa mới uống. Như trên đã nói : tuy sự hốt nhiên khai ngộ là kết quả chủ yếu của công phu tu luyện bền gan lâu dài của hành giả, nhưng dù cho khắc phục, gian nan khổ luyện tới mức nào cũng vẫn chưa đủ, mà còn phải đợi “thời tiết nhân duyên” bất khả tư nghị kia tới với mình mới thành tựu được việc lớn hằng ước mong. Bởi thế cái “thời tiết nhân duyên” ấy đóng một vai trò quan trọng đặc biệt trong sự thành công của hành giả. Câu nói : “Hữu cầu tất ứng, hữu cảm tất thông” thường được dùng đến có nghĩa là Thiền sinh phải đợi tới lúc thời tiết nhân duyên đến với mình. Và câu “Thôi trác đồng thời”nghĩa là tình trạng quả trứng khi sắp nở, chim con trong quả trứng thôi thúc muốn thoát ra ngoài hì ngay lúc đó chim mẹ phải mổ vào vỏ trứng, làm cho cái vỏ đó rạn nứt mới giúp cho chú chim con phá được vỏ trứng vây bọc nó mà chui ra ngoài. Cảnh chứng ngộ của Thiền sinh cũng vậy, phải do nỗ lực song phương của hành giả phối hợp với Tha lực là thời tiết nhân duyên, trong ngoài nhất trí mới mong đạt tới giây phút thiêng liêng của sự Đại Ngộ. Như vậy thì Tự lực vẫn cần phải có Tha lực, nhưng ở vào mức độ có giới hạn, không ỷ lại quá đáng vào Tha lực mà thôi.

Xét về chủ nghĩa Tha lực, nghĩa là không tin ở tài sức của mình mà chỉ trông cậy vào sự giúp đỡ của một thế lực ngoại lai, thường là một đấng thiêng liêng nào đó, nhưng nếu không diệt được Tự ngã, tức là không từ khước được ý chí tự kỷ một cách triệt để thì không thể hướng vào tuyệt đối được. Cũng ví như người đi biển gặp nạn đắm thuyền, cố bám vào một mảnh ván trôi lênh đênh giữa biển khơi trong cơn giông tố, nghĩa là ở trong cảnh tuyệt vọng tột đỉnh chờ chết, không còn tin vào sức mình để được cứu thoát nữa, nếu không thiết tha mong cầu Thần lực của Thượng đế thì khó lòng thoát khỏi thuỷ tai. Muốn được cứu thoát tất phải nỗ lực xả kỷ và tinh tấn cầu nguyện lực của Phật để được giải thoát mà không tin tấn diệt trừ vọng niệm, cùng những nết xấu tật hư, chỉ niệm Phật suông mà thôi, trong khi vẫn buông thả cho lục dục, thất tình của mình làm càn thì tất nhiên không thể đạt được nguyện vọng. Cũng ví như người sắp chết đuối, chỉ còn cái phao để bám vào, nếu không biết giữ gìn cái phao cho tốt, lại còn phạm lỗi huỷ hoại cái phao đó thì Tha lực cũng khó hòng cứu nổi. Cuối cùng chúng ta đi đến kết luận : Tự lực vẫn phải nhờ vào Tha lực, và trong Tha lực vẫn có Tự lực hàm chứa. Tha lực với Tự lực chẳng qua chỉ là sự bất đồng trên mặt danh từ mà thôi, chứ thực chất thì không có sự phân khu biệt gì trong vấn đề đó cả. Trong Tự có Tha, trong Tha có Tự, chỉ vì câu nệ danh ngôn nên mới bày đặt ra Tự và Tha mà thôi. Cả hai đường lối Sự trì danh và Lý trì danh hiệu Phật A Di Đà đều đòi hỏi phải có sự nỗ lực quyết tâm vượt bậc vững tin ở tài sức của mình. Và cũng tin cậy vào cả nguyện lực của chư Phật gia hộ nữa. Có Tự lực dũng mãnh lại thêm được Tha lực gia hộ thì Tự lực ấy càng vững mạnh, tăng lên gấp bội và trở thành một sức mạnh vô biên, muốn gì chẳng được ? Như vậy thì bất luận dựa vào Tha lực hay Tự lực danh từ tuy khác nhau, song đều đưa tới kết quả là diệt trừ được phiền não, nhiễm ô, được giác ngộ, giải thoát, và chung cuộc, nếu dựa vào Tha lực lấy việc niệm danh hiệu Phật làm nhân, sẽ được hái quả Vãng sinh Tịnh độ, nghĩa là có Định thì có Tuệ, do đó mới nói rằng : Vãng sinh Tịnh độ tức là thành Phật hay là trở về với Chân Tâm, Phật tính của mình.
 
Trích từ: Tịnh Độ Luận


Kinh Sách Liên Quan

 
1.    Bồ Đề Chánh Đạo Bồ Tát Giới Luận, Đại Sư Thang Hương Danh | Hòa Thượng Thích Tịnh Nghiêm, Việt Dịch
2.    Đại Thừa Khởi Tín Luận, Mã Minh Bồ Tát | Cố Giáo Sư Cao Hữu Đính, Việt Dịch
3.    Đại Thừa Ngũ Uẩn Luận, Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang | Hòa Thượng Thích Như Điển, Việt Dịch
4.    Đại Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận, Hòa Thượng Thích Quảng Độ
5.    Đại Thừa Tập Bồ Tát Học Luận, Hòa Thượng Thích Như Điển, Việt Dịch
6.    Đại Trí Độ Luận Tập 1, Đời Dao Tần, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập | Hòa Thượng Thích Thiện Siêu, Việt Dịch
7.    Đại Trí Độ Luận Tập 2, Đời Dao Tần, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập | Hòa Thượng Thích Thiện Siêu, Việt Dịch
8.    Đại Trí Độ Luận Tập 3, Đời Dao Tần, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập | Hòa Thượng Thích Thiện Siêu, Việt Dịch
9.    Đại Trí Độ Luận Tập 5, Đời Dao Tần, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập | Hòa Thượng Thích Thiện Siêu, Việt Dịch
10.    Khuyên Người niệm Phật cầu sinh tịnh độ, Chu An Sĩ | Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến, Việt Dịch
11.    Lá Thư Tịnh Độ, Đại Lão Hòa Thượng Thích Ấn Quang | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch
12.    Luận Bảo Vương Tam Muội, Đại Sư Phi Tích | Hòa Thượng Thích Hồng Nhơn, Việt Dịch
13.    Luận Bảo Vương Tam Muội Niệm Phật Trực Chỉ, Đại Sư Diệu Hiệp | Cư Sĩ Minh Chánh, Việt Dịch
14.    Luận Đại Trượng Phu, Đề Bà La Bồ Tát | Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang, Việt Dịch
15.    Luận Khởi Tín Đại Thừa, Mã Minh Bồ Tát | Hòa Thượng Thích Giác Qủa, Việt Dịch
16.    Luận Về Bốn Chân Lý, Pháp Sư Bà Tẩu Bạt Ma | Hòa Thượng Thích Như Điển, Việt Dịch
17.    Luận Về Con Đường Giải Thoát, Ngài Tam Tạng Già Bà La | Hòa Thượng Thích Như Điển, Việt Dịch
18.    Ngộ Tánh Luận, Bồ Đề Đạt Ma | Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, Việt Dịch
19.    Niệm Phật Tam Muội Bửu Vương Luận, Đại Sư Phi Tích | Tịnh Sĩ, Việt Dịch
20.    Phát Bồ Đề Tâm Kinh Luận, Hòa Thượng Thích Như Điển