Phật Học Vấn Đáp


Nếu lãnh đạo tham ô nhận hối lộ, chúng con có thể trình báo không?
Lão Pháp Sư nói đến “không hủy báng quốc chủ”, quốc chủ chính là người lãnh đạo đoàn thể. Nếu lãnh đạo tham ô nhận hối lộ, chúng con có thể trình báo không?

8/13/2022 11:11:45 AM

Sự việc này, chúng ta phải biết dụng ý khi Thế Tôn lập ra pháp. Giới luật, mỗi điều giới luật đều có nhân duyên tạo ra giới luật, vì sao Ngài phải chế ra giới luật này, cho nên trì giới phải hiểu khai giá trì phạm. Khi nào Ngài khai duyên, khai giới thì không phải phạm giới. Khi đáng khai mà bạn không khai thì là phạm giới; khi đáng trì mà bạn không trì thì phạm giới, cho nên giới là linh hoạt. Phải nghiên cứu giới luật, nếu chiếu theo điều này để đi làm mà hoàn toàn không hiểu thì đó là chết cứng trong giới điều, vậy thì sai rồi.

Quốc chủ là lãnh đạo của một đoàn thể, người lãnh đạo nhất định phải nhận được sự tôn kính của mọi người thì đoàn thể này mới có thể tốt. Nếu bạn hủy báng, mọi người không tôn kính họ nữa thì đoàn thể này bị phá hoại rồi. Người lãnh đạo đất nước là một hình tượng rất lớn đối với đất nước, nếu họ thường bị hủy báng, người lãnh đạo quốc gia sẽ không được sự tôn kính của nhân dân, sự oai nghiêm của họ không còn nữa, xã hội này nhất định sẽ loạn. Nếu xã hội an toàn, xã hội có trật tự, nhất định phải tôn trọng người lãnh đạo. Đoàn thể lớn nhỏ đều như vậy, đạo lý là ở chỗ này. Cho nên đây là vì sao không được hủy báng quốc chủ. Họ làm việc sai, tự nhiên sẽ có pháp luật phân xử họ, họ phải chịu trách nhiệm nhân quả, không cần chúng ta nói. Trừ khi là tội cực nặng, nguy hại đến an toàn xã hội, nguy hại đến quốc gia dân tộc, đây là điều bất đắc dĩ, đây gọi là đại nghĩa diệt thân. Nếu không đến mức độ này thì phải nhẫn nại. Cho nên điều này phải xem xét tình hình, không được tùy tiện làm. Chúng ta không có trí huệ lớn như vậy thì vẫn là tuân thủ giáo huấn của Phật là chính xác.

Nói thật ra, chúng ta nói nhân quả, nói cảm ứng, chính là lấy Phật môn ra mà nói. Người lãnh đạo Phật môn nếu đối với Phật pháp có gây tổn hại nghiêm trọng thì cũng không cần bạn phải đi tố cáo. Thần Hộ Pháp sẽ chuyển họ đi, là thật, một chút chẳng giả, Thần Hộ Pháp ở nơi đó hộ trì. Họ không muốn đi, Hộ pháp sẽ khiến họ sanh bệnh, hoặc là khiến họ gặp phải khó khăn gì đó, họ không đi không được, cách này hiệu quả hơn bất cứ cách gì, lại không phá hoại nhân tình.

Chúng tôi đã từng gặp rồi, khi chúng tôi vừa mới xây dựng Quỹ Giáo Dục Phật Đà ở Đài Bắc, trong đó có một người, khi đến thì rất tốt, chúng tôi cảm thấy ông ta học Phật rất lâu rồi, đến sau cùng không giữ quy củ, ở trong đó làm cho tâm mọi người đều bất an. Tổng Cán sự của chúng tôi là cư sĩ Giản Phong Văn đã hỏi tôi phải làm sao, tôi nói đừng đụng vào người này, tính cách của ông ta rất ngạo mạn, đắc tội với ông ta, tương lai kết oán thù thì phiền phức. Ông ấy hỏi phải làm sao? Tôi nói mỗi ngày cầu Thần Hộ Pháp, mỗi ngày lạy Bồ tát Vi đà, giao cho các Ngài xử lý sự việc. Kết quả sau một tháng, ông ta từ chức. Giản cư sĩ nói thật có hiệu quả, ông ta muốn đi rồi, ông hỏi phải làm sao? Tôi nói ông cứ chấp thuận, để ông ta đi. Bạn xem ông ấy đã rời đi rồi, lại không mất mặt, đến được đi được, có hiệu quả! Chúng ta gặp phải sự việc khó khăn này, viết ra vấn đề khó khăn để ở dưới chân Phật Bồ tát, giao cho Phật Bồ tát xử lý, chẳng gì tốt bằng, thật sự có hiệu quả. Cho nên chúng ta phải có tín tâm kiên định, tin tưởng Phật Bồ tát.

Trích từ:  Học Phật Vấn Đáp. Hòa Thượng Thích Tịnh Không



Câu Hỏi Ngẫu Nhiên


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật