Home > Học Phật Căn Bản
Trú Trì
Sa Môn Thích Đạo Thế chùa Tây Minh biên soạn | Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, Việt Dịch


Thiên này có 10 phần: 1 Thuật ý; 2 Trị phạt; 3 Tư thận; 4 Thuyết thính; 5 Bồ tát; 6 La hán; 7 Tăng Ni; 8 Trưởng giả; 9 Thiên vương; 10 Quỷ Thần.

Thứ nhất: PHẦN THUẬT Ý:

Pháp không tự mở rộng, mở rộng bởi con người, người thông suốt tà chánh, pháp theo người sai lạc. Tương lai muốn Tam bảo trú trì, nhất định phải đầy đủ đức hạnh. Một tông Giáo Luật gồm đủ trước tiên phải suy xét thông thạo, không ngại vất vả mệt nhọc không ham tiếng tăm danh dự, khiến cho đạo tục xa gần tâm tư vui sướng có chổ dựa theo, người thực hành trong địa phương ngưỡng mộ tôn sùng tiến tu đạo nghiệp, kẻ Tăng người tục cùng y theo pháp nhất định lâu dài. Vì vậy, trong Tứ Phần Luật nói: “Chế định không hợp thì không chế định, chế định thích hợp thì liền thực hành. Như vậy dần dần khiến cho giáo pháp tồn tại lâu dài”. Nếu như pháp đưa ra theo lẽ thường nói là không có quy củ, trái lại giống như dung tục, làm sao trở thành người giúp đỡ cho mọi người? Nên tự mình rút lui tự kiểm điểm lại mình vì người. Vì vậy luật nói: “Không chế định mà chế định, phải chế định thì đoạn trừ. Như vậy dần dần làm cho giáo pháp hủy diệt nhanh hơn”. Thường thấy triều đình quý trọng tôn giáo cao nhất, quả thật là có chữa trị căn bệnh của Tăng Ni. Hoặc có người hành nghề chữa bệnh châm cứu tham cầu danh lợi. Hoặc có người đánh bạt hát ca không hề giữ gìn dung mạo oai nghi. Hoặc có người mượn cớ giúp hôn nhân mai mối trai gái. Hoặc có người gom góp rượu thịt tụ hội không kiêng nể gì. Hoặc có người chơi bời xa hoa duỗi rong theo áo quần xe ngựa. Hoặc có người nắm cổ tay thay bàn tay chẳng khác gì hạng đê tiện tầm thường. Hoặc có người câu kết với bạn bè xấu ác cậy thế người thô kệch, khiến cho tiếng xấu vang lên khắp nơi làm nhiễm bẩn tình cảm tầm thường, người cao quý hơn hẳn

cùng biết tai tiếng mọi nơi tự nhiên nghe thấy. Thế là phụ họa theo dù sao cũng phải loại trừ oan ức lạm dụng người trong sạch. Không phải Tăng Ni thực sự thì không ý theo Thánh giáo, cũng bởi vì hàng bạch y không biết người nào có tài đức. Thật sự bởi vì dăm ba kẻ phàm Tăng mà hủy báng vô lượng người tốt lành. Hoặc có người siêng năng cầu sự học hỏi hiểu biết nhiều về Tam Tạng. Hoặc có người giảng giải đạo lý lợi ích cho chúng sinh suốt năm không thiếu sót. Hoặc có người chú tâm trong thiền định tư duy thường ngồi không nằm. Hoặc có người đọc tụng kinh luận thường siêng năng không lười nhác. Hoặc có người sáu thời lễ sám đêm ngày hành đạo, luôn có ý phục bình thường khất thực đạm bạc thuần phác tự nhiên. Hoặc có người sống trong núi rừng yên lặng thực hành đầu đà khổ hạnh. Hoặc có người chuyên tâm tích góp phước thiện lợi ích cúng dường Tam bảo. Hoặc có người phát triển xây dựng trai hội giảng thuyết cảm hóa phàm tục đi vào đạo pháp. Hoặc có người tìm cách in ấn kinh tượng xây dựng chùa chiền. Như vậy sơ lược nêu ra chủng loại có thể nhớ hết. Tên gọi và đức hạnh của những người này thường dựa vào đạo tràng chuyên tâm thực hành phước trí, thời gian vút nhanh không dừng lại, không có thời gian rỗi để nhiễm thói dung tục. Vì lẽ đó công bằng mà nói địa vị cao nhưng không hiểu biết, chỉ cùng với kẻ thô tục kết bạn thân mật. Vấy nhiễm thói quen đã lâu lấy điều trái làm điều phải, dù cho nhìn thấy Thánh Tăng nhưng mà đem làm phàm chúng, chỉ sinh ra sân hận ngã mạn đâu đã từng có tâm kính trọng. Lặng yên suy nghĩ điều này, há không phải là quá lắm ư?

Thứ hai: PHẦN TRỊ PHẠT

Từ khi bậc Đại Thánh ẩn về Tây chánh giáo lưu truyền về Đông, Phật pháp gởi gắm nhờ vào Quốc vương khiến cho càng thêm hộ trì. Nhưng Vương pháp tiếp cận làm thay đổi ngày càng trở nên suy sụp, hiến chương sửa trị vi phạm dần dần sẽ không còn. Nếu như nghe nói thì trái lại bị lăng nhục, bởi vì đạo tục lẫn lộn xấu xa tình ý trái ngược lâu ngày. Giả sử muốn sửa trị trách phạt bỏ ác theo thiện, thì cậy thế lực quan quyền chèn ép người trong sạch. Tăng chúng không có khả năng mà còn làm bẩn tâm tư thanh tịnh, lòng dạ chuyển đổi gian trá trung thực khó mà làm cho khuất phục, khiến cho Đại giáo chấm dứt, dùng phong khí thời xưa còn lưu lại mà lừa bịp đổi thay. Vì vậy kinh Đại Tập nói: “nếu đời vị lai các bậc vua chúa quyền uy vì bảo vệ giáo pháp cho nên có thể xả bỏ thân mạng, thà rằng bảo vệ một vị Tỳ kheo như pháp, chứ không bảo vệ vô lượng các Tỳ kheo xấu xa thì vị vua này xả thân sanh trong Tịnh Độ. Nếu thuận theo điều ác, thì vị vua này trong vô lượng đời kiếp không trở lại làm thân người. Bậc vua chúa không sửa trị thì đoạn mất Tam bảo làm mất đi con mắt của chúng sinh, tuy vô lượng đời kiếp tu bố thí trì giới trí tuệ mà cũng bị diệt mất. Còn Tỳ kheo phạm sai lầm cần phải sửa trị, thì một tháng hai tháng sai bảo làm cho khổ sở, hoặc không cho nói năng không cho ngồi chung, hoặc đuổi ra khỏi một nước thậm chí bốn nước nơi có Phật pháp. Sửa trị những Tỳ kheo xấu xa như vậy, các Tỳ kheo tốt lành sẽ được an lạc tiếp nhận giáo pháp, vì thế làm cho Phật pháp tồn tại lâu dài không thể hủy diệt”. Lại trong luận Tát bà đa nói: “Làm trái quy định vương pháp cho nên phải chịu tội Đột cát la”.

Lại trong kinh Thắng Man nói: “Đức Thế Tôn đối với người cần phải chiết phục mà chiết phục họ, người cần phải nhiếp thọ thì nhiếp thọ cho họ. Tại vì sao? Bởi vì cách chiết phục và nhiếp thọ vốn là làm cho chánh pháp được tồn tại lâu dài, Trời, Người tăng thêm mà ác đạo giảm bớt, hướng về pháp luân Như lai đã chuyển mà được chuyển theo”. Lại trong kinh Niết bàn nói: “Này người thiện nam hãy lắng nghe kỹ càng! Ta sẽ giảng giải cho ông. Như lai đã đạt được nghiệp trường thọ, Bồ tát dùng nhân duyên của nghiệp này cho nên đạt được thọ mạng lâu dài. Muốn được trường thọ cần phải thương xót nghĩ đến tất cả chúng sinh giống như nhớ đến con cái của mình, phát lòng Đại Từ, Đại Bi, Đại Hỷ Đại Xả, thọ trì giới cấm Bất Sát khuyên dạy tu tập thiện pháp. Cũng nên an trí tất cả chúng sinh vào trong năm giới mười thiện. Lại đi vào địa ngục ngạ quỷ súc sanh A tu la cùng tất cả các đường ác, cứu giúp mọi chúng sinh khổ não trong này, giải thoát người chưa giải thoát, hoá độ người chưa hóa độ, người chưa Niết bàn khiến cho được Niết bàn, an ủi vỗ về tất cả những người đang sợ hãi. Nhờ vào nhân duyên những nghiệp như vậy, cho nên Bồ tát sẽ được thọ mạng lâu dài, đối với những trí tuệ mà được tự tại, tùy theo khi thọ mạng chấm dứt sanh lên cõi Trời. Bồ tát Ca diếp thưa với đức Phật rằng: Thưa Đức Thế tôn! Ở trong Phật pháp có người phá giới, có người gây ra nghịch tội, có người hủy báng chánh pháp, vì sao phải đối với những người như vậy mà sinh ý tưởng giống như con cái? Đức Phật bảo với Ca diếp: Này người thiện nam! Ví như Quốc vương cùng các quần thần, có phạm vào Vương pháp thì tùy theo tội mà trách phạt chứ không bỏ qua. Như lai Thế tôn thì không phải như vậy, đối với người hủy báng giáo pháp, cho phép yết ma đuổi đi yết ma trách mắng, yết ma bỏ qua yết ma vạch tội yết ma không đáng thấy yết ma loại trừ yết mà chưa bỏ ác kiến. Này người thiện nam! Như lai Thế tôn cùng với người hủy báng giáo pháp, làm những pháp yết Ma hàng phục như vậy, là muốn chỉ rõ cho người có những ác hạnh vốn đã có quả báo. Ta Niết bàn rồi thuận theo những phương diện ấy, có Tỳ kheo trì giới đầy đủ oai nghi hộ trì chánh pháp, thấy người hủy hoại giáo pháp thì có thể đưa ra sửa trị để trách mắng hay đuổi đi, nên biết rằng người này có được vô lượng phước thiện không thể nào diễn tả tính toán được. Thậm chí nếu Tỳ kheo tốt lành thấy người hủy hoại giáo pháp, bỏ qua không đưa ra xử tội để trách mắng hay đuổi đi, nên biết rằng người này là kẻ thù trong Phật pháp. Nếu có năng lực đưa ra xử tội để trách mắng hay đuổi đi, thì người này thật sự là Thanh văn đệ tử của Ta”. Kinh lại nói: “Nay Như lai đem chánh pháp Vô thượng giao phó gởi gắm cho các vị Quốc vương Đại thần Tể Tướng Tỳ kheo Tỳ kheo ni Ưu bà tắc Ưu bà di, thì các Quốc vương và bốn bộ chúng, cần phải khích lệ những người học, khiến cho giới định trí tuệ được Tăng lên. Nếu có người không học ba phẩm pháp này thì lười nhác phá giới hủy hoại chánh pháp, hàng Quốc vương Đại thần và bốn bộ chúng, cần phải sửa trị làm cho khổ sở!” Kinh lại nói: “Nếu có Tỳ kheo vật dụng cung cấp cho thân cũng được đầy đủ, lại có năng lực hộ trì giới cấm đã thọ, có thể làm Sư tử hống giảng giải rộng pháp vi diệu, nghĩa là Tu đa la cho đến A phù đà ma, đem những kinh điển trong chín bộ như vậy giảng giải rộng ra cho người khác, làm lợi ích an lạc cho chúng sinh, xướng lên lời nói như vậy. Trong kinh Niết bàn chế định các Tỳ kheo không nên nuôi giữ nô lệ tôi tớ trâu dê cùng những vật trái với giáo pháp. Nếu có Tỳ kheo nuôi giữ những vật không thanh tịnh như vậy, thì cần phải sửa trị người đó”. Trước đây Như lai ở trong bộ kinh khác có thuyết rằng: Có Tỳ kheo nuôi giữ những vật trái với giáo pháp như vậy, có vị Quốc vương đó đã sửa trị như pháp, đuổi đi khiến phải hoàn tục. Nếu có Tỳ kheo có thể làm Sư tử hống như vậy, lúc ấy có người phá giới, nghe lời nói này rồi tất cả cùng nổi giận làm hại vị Pháp sư này. Người giảng giải giáo pháp này, giả sử có chấm dứt mạng sống, cũng vốn gọi là trì giới tự lợi và lợi tha”. Vì nhân duyên này cho nên tôi tùy theo Quốc chúa quần thần tể tướng cùng các vị thiện nam tín nữ bảo vệ người giảng giải giáo pháp. Trong kinh trình bày rộng hơn: “Lúc Tỳ kheo Giác Đức bảo vệ chánh pháp, chế định các Tỳ kheo không được phá giới tích chứa đồ vật phi pháp. Đồ chúng phá giới nghe lời nói này rồi, liền đến làm hại. Lúc ấy có vị Quốc vương, tên gọi Hữu Đức, âm thầm truyền lệnh hộ trì Tỳ kheo Giác Đức, và cùng nhau chiến đấu cứu được Pháp Sư. Từ đó về sau thường được gặp được đức Phật, cho đến khi cả hai người đều được thành Phật”. Trong Tự Chỉ nói: “Quốc vương lúc bấy giờ là thân Ta bây giờ, Tỳ kheo thuyết pháp là đức Phật Ca diếp, vì bảo vệ giáo pháp cho nên đều được thành tựu thân Kim cang này”. Lại nói: “Sau khi ta Niết bàn ở đời đầy ác trược, quốc độ rất hổn loạn hà hiếp cướp đoạt lẫn nhau, nhân dân lâm vào cảnh đói khát khốn cùng. Lúc ấy có nhiều người vì đói khổ cho nên phát tâm xuất gia. Người như vậy gọi là người trược đầu. Hạng người trược đầu này thấy có Tỳ kheo thanh tịnh trì giới đầy đủ oai nghi hộ trì chánh pháp, xua đuổi khiến cho phải ra ngoài, hoặc là giết chết hoặc là làm hại. Bồ tát Ca diếp thưa với đức Phật rằng: Thưa đức Thế tôn! Người trì giới này bảo vệ chánh pháp, vì sao phải chịu đi lang thang khắp thôn làng thành ấp để giáo hóa? Này người thiện nam! Vì vậy nay Ta thuận cho người trì giới dựa vào các hàng bạch y cầm dao gậy để làm thành bầu bạn. Nếu các vị Quốc vương Đại thần Trưởng giả Ưu bà tắc, vì bảo vệ giáo pháp cho nên tuy cầm dao gậy, nhưng Ta nói những người này gọi là trì giới, tuy cầm dao gậy mà không phải làm hại mạng sống. Nếu có thể như vậy, thì được gọi là trì giới bậc nhất”. Lại nói: “Ta ở trong kinh cũng có nói đến những hạng phạm vào bốn Ba la di cho đến Đột cát la là lổi lầm vi tế, nên sửa trị làm cho khổ sở. Nếu chúng sinh không hộ trì cấm giới, thì làm sao có thể thấy được Phật tánh? Tất cả chúng sinh tuy là có Phật tánh, nhưng cần phải dựa vào trì giới sau đó mới thấy được, nhờ thấy Phật tánh mà được thành tựu quả vị A nậu Bồ đề. Lại nói kệ rằng:

Nếu như Tỳ kheo tu tập, giới định cùng với trí tuệ, Nên biết là sẽ không lâu, chính mình gần Đại Niết bàn”.

Còn Nguyệt Đăng nói kệ rằng:

Cho dù đọc nhiều kinh điển, cậy đa văn phá giới cấm,

Đa văn không thể cứu được, khổ đau địa ngục phá giới.

Lại trong kinh Thập Luân, đức Phật thuyết kệ rằng:

Có Sát đế lợi chân thiện, cúng dường đối với chánh pháp, Tam thừa được phát triển mạnh, nên đạt được nhiều công đức. Đầy đủ các loại châu báu, khắp ở cõi Diêm phù đề, Lấy để cúng dường chư Phật, phước đó hãy còn có hạn. Thậm chí khắp Tứ thiên hạ, xây dựng Tăng xá cúng dường, Điều ấy tuy được phước lớn, nhưng kém hộ trì chánh pháp.

Giả sử kính thờ chư Phật, xây dựng tháp miếu khắp nơi, Việc ấy tuy được phước lớn, không bằng hộ trì chánh pháp. Ví như năm mặt Trời mọc, có thể làm khô biển lớn,

Nếu ai bảo vệ pháp Ta, thì cạn dòng nước phiền não. Ví như phong tai nổi lên, tất cả núi non sập hết,

Nếu người bảo vệ chánh pháp, cũng diệt sạch các phiền não.

Ví như thủy tai xảy ra, mặt đất hủy hoại trôi hết,

Nếu người bảo vệ chánh pháp, cũng tiêu trừ mọi phiền não.

Thứ ba: PHẦN TƯ THẬN

Phàm muốn trở thành bậc đại y mở rộng Tam Tạng giáo pháp, trước tiên cần phải thích hợp căn cơ, tự chữa căn bệnh của mình rồi sau chữa trị cho người. Pháp được tồn tại lâu dài, không thể nào vì danh lợi cố ý bàn suông về danh giáo, không tu tập một hạnh nào thì giống như hạng say sưa ngông cuồng. Vì vậy trong luận Đại Trang Nghiêm nói: “Có hai loại say: Một là say sưa khi mình thành tựu về tài sắc, hai là say sưa khi người khác ca ngợi tán thưởng”. Hai loại say này, một loại trước phần nhiều là những người tại gia say sưa khi mình giàu sang, mở rộng cánh cửa phóng dật tạo ra nhân tố địa ngục; một loại sau phần lớn là những người xuất gia, tham lam học thói danh lợi khinh rẻ tự thân, hy vọng người ta khen ngợi liền sanh ra kiêu mạn, chí thú mơ màng lạc mất Thánh ý, mù lòa không thấy Đạo lưu lạc trong ba đường. Cho nên trong kinh Niết bàn nói: “đức Phật bảo với Ca diếp: Ta nhập Niết bàn rồi bảy trăm năm sau, là lúc Ma Ba Tuần dần dần sẽ ngăn trở làm hỏng chánh pháp của Ta. Ví như người thợ săn thân khoác pháp y, Ma Vương Ba Tuần cũng lại như vậy, làm thành hình tượng Tỳ kheo hình tượng Tỳ kheo ni hình tượng Ưu bà tắc Ưu bà di, cũng hóa làm thân Tu đà hòan cho đến hóa làm thân A la hán và sắc thân đức Phật. Ma vương dùng hình hài hữu lậu này, làm thành hình hài vô lậu để phá hoại chánh pháp của Ta”. Kinh lại nói: “Nếu có Tỳ kheo, vì lợi dưỡng thuyết pháp cho người ta, thì tất cả đồ chúng quyến thuộc của người này, cũng bắt chước ông Thầy này tham cầu lợi dưỡng, người này đã tự mình phá hoại đồ chúng như vậy”. Lại nói: “Nếu có Tỳ kheo tuy trì cấm giới, mà vì lợi dưỡng cho nên cùng với người phá giới giao du qua lại thân thiết, cùng gần gũi nhau, cùng chung sự nghiệp với nhau, thì gọi là phá giới, cũng gọi là tạp Tăng”. Lại nói: “Có người luôn luôn ẩn kín không phải là hạng Nhất Xiển Đề, tại sao như vậy? Bởi vì như người có tu bố thí trì giới tốt đẹp, thì gọi là luôn luôn ẩn kín”. Cho nên trong kinh nói: “Này người thiện nam! Có bốn việc thiện thu hoạch quả báo xấu ác. Những gì là bốn việc thiện? Một là vì hơn người khác cho nên đọc tụng kinh điển, hai là vì lợi dưỡng cho nên thọ trì giới pháp thanh tịnh, ba là vì quyến thuộc người khác cho nên thực hành bố thí, bốn là vì cõi Phi tưởng phi phi tưởng mà bận lòng tư duy. Đây là bốn việc thiện nhận lấy quả báo xấu ác”. Lại nói: “Là Nhất Xiển Đề diệt các thiện căn, cho nên không phải là căn cơ ấy. Giả sử là người trăm ngàn vạn năm, nghe và tiếp nhận kinh Đại Niết bàn như vậy, rốt cuộc không thể nào phát tâm Bồ đề được. Vì sao như vậy? Bởi vì không có thiện tâm”. Kinh lại nói: “Này người thiện nam! Sau khi ta Niết bàn vô lượng trăm ngàn năm, Thánh nhân bốn đạo cũng đều Niết bàn. Sau khi chánh pháp hủy diệt, ở trong Tượng pháp sẽ có Tỳ kheo, có vẻ giống như trì luật nhưng ít đọc tụng kinh điển, ham thích ăn uống nuôi lớn xác thân, y phục nơi thân thô lậu xấu xa, hình dáng tiều tụy, không có một chút uy đức, chăn nuôi trâu dê gánh củi lửa, râu tóc bờm xờm, móng tay móng chân thảy đều dài nhọn. Tuy khoác ca sa mà giống như người thợ săn, bước nhẹ nhàng đi chầm chậm như mèo rình chuột, thường xướng lên lời này: Tôi đạt được quả vị La hán. Thật là nhiều bệnh khổ nằm ngủ nơi rác rưởi, bẩn thỉu, ngoài hiện ra tướng hiền thiện trong lòng đầy ắp tham lam ganh ghét, như những Bà la môn tiếp nhận pháp âm, thật sự không phải Sa môn mà hiện hình dạng Sa môn, tà kiến rừng rực phỉ báng chánh pháp. Những người như vậy phá hoại làm mất oai nghi chánh pháp giới luật mà Như lai đã chế định, nói về quả giải thoát pha lẫn pháp bất tịnh, và hủy hoại giáo pháp bí mật rất sâu xa, tất cả đều tự mình tùy ý nói ngược lại với kinh luật, mà dấy lên nói rằng: Như lai đều cho phép chúng ta ăn thịt uống rượu. Tự mình phát ra luật thuyết này nói là Như lai thuyết ra, cùng nhau tranh cãi đúng sai, ai cũng tự xưng là Sa môn Thích tử. Này người thiện nam! Lúc bấy giờ lại có các hạng Sa môn, tích chứa gạo, được lấy cá thịt, tay tự cầm lấy bình dầu làm thức ăn, lọng quý che đầu chân mang giày da gần gũi Quốc vương Đại thần Trưởng giả xem tướng đoán sao chịu khó học tập phương pháp chữa bệnh, nuôi giữ tôi tớ hầu hạ, vàng bạc tiền của chất đầy, học các loại nghề nghiệp tinh xảo, vẽ tranh nặn hình, làm sách dạy học, trồng trọt kinh doanh, nuôi ươm sâu độc bùa chú huyền ảo, hoà chế các loại thuốc làm các loại kỹ nhạc, hương hoa chữa trị thân hình, đánh bạc chơi cờ cùng các loại tinh xảo Nếu có Tỳ kheo luôn luôn xa rời các việc xấu ác ấy, nên nói rằng người này thật là đệ tử của Ta. Nếu như trái lại luyện tập việc này, gần gũi Quốc vương Vương Tử Đại thần và những người nữ, lớn tiếng cười to, hoặc là lặng lẽ, ở trong các pháp nảy sinh nhiều nghi hoặc, lắm lời nói xằng đúng sai đẹp xấu hoặc là thiện bất thiện, thích mặc áo đẹp…Các loại sự việc bất tịnh như vậy đều không phù hợp. Ơû trước thí chủ khúm núm khen ngợi, lang thang vào ra những nơi bất tịnh, đó là nơi mua rượu gái dâm cờ bạc. Hạng người như vậy nay Ta không cho phép ở trong Tỳ kheo, cần phải loại ra khỏi đạo hoàn tục làm hạng nô dịch, ví như cặn bả gạt hết không sót lại gì. Nên biết rằng những điều này kinh luật đã chế định, đều là lời Như lai đã thuyết ra. Nếu có người nào tùy thuận lời ma thuyết ra, thì người đó làm quyến thuộc của ma. Nếu có người nào tuỳ thuận lời Phật đã thuyết, thì người đó chính là Bồ tát”. Thậm chí trong kinh nói: “Tỳ kheo phá giới phải ở trong trăm ngàn vạn ức kiếp số, cắt xẻ thịt mình để đền nợ của thí chủ. Nếu sanh trong súc sanh thì thân luôn luôn mang vác nặng. Vì sao như vậy? Bởi vì giống như tách một sợi tóc ra làm ngàn ức phần, thì Tỳ kheo phá giới hãy còn không thể nào trừ được một phần cúng dường, huống là có thể trừ hết món nợ về áo quần ăn uống đồ nằm thuốc men của người khác cung cấp ư?” Lại nói: “Thích nhìn phụ nữ mà không gần gũi người nam, thậm chí ghét người trì giới mà gần gũi kẻ phá giới, thường khen ngợi bố thí mà không tán đồng trì giới nhẫn nhục tinh tiến thiền định trí tuệ. Không ca ngợi tịch diệt một mình ở nơi vắng lặng, thường thích bàn tán mỉa mai sai lầm của người trì giới, cũng không ca ngợi tán thưởng người thực hành đầu đà, hoặc là dựa vào điều ấy thêm bớt tệ hại thật là ngang ngược”. Trong kinh lại nói: “Này người thiện nam! Chánh pháp của Như lai vào lúc sắp diệt hết, bấy giờ có nhiều Tỳ kheo ác hành, không biết kho tạng sâu xa bí mật của Như lai, lười nhác uể oải không thể nào đọc tụng, rêu rao phân biệt chánh pháp của Như lai, ví như kẻ giặc ngu si vất bỏ vật báu thực sự mà mang vác rơm cỏ trở về. Bởi vì không hiểu rõ kho tạng sâu xa bí mật của Như lai, cho nên ở trong kinh này lười nhác chịu khó, đau xót thay thật nguy hiểm! Đời tương lai thật đáng kinh hãi, khổ đau thay chúng sinh, không chịu khó lắng nghe tiếp nhận kinh điển Đại Thừa này! Kinh Đại Niết bàn chỉ riêng các bậc Bồ tát Ma ha tát mới có khả năng đối với kinh này, đạt được nghĩa lý chân thật mà không chấp vào văn từ, tùy thuận không trái ngược mà giảng giải cho chúng sinh. Lại nữa, này người thiện nam! Giống như người nữ chăn trâu vì muốn bán sữa, ham nhiều lợi cho nên thêm vào hai phần nước, chuyển sang bán cho người nữ chăn trâu nơi khác. Người nữ kia mua sữa được rồi lại thêm vào hai phần nước, chuyển sang bán cho người nữ ở thành bên cạnh. Mua được sữa rồi lại thêm hai phần nước, lại chuyển sang bán cho người nữ ở trong thành. Người nữ ấy mua được sữa rồi lại thêm hai phần nước, mang đến chợ mà bán. Lúc ấy có một người con trai cưới vợ, đang cần sữa tốt để tiếp đãi khách bạn, đến chợ muốn mua.

Người bán sữa này đòi giá rất cao, người mua trả lời rằng: Sữa của nhiều nước không đáng giá như vậy đâu, chính vì hôm nay tôi tiếp đãi khách bạn, cho nên phải lấy. Lấy sữa rồi trở về nhà nấu chín dùng thay cháo, đã không còn mùi vị của sữa. Tuy là không còn mùi vị nhưng ở trong vị đắng ngàn lần vẫn cho là hơn hẳn. Tại vì sao? Bởi vì sữa là vị đứng đầu trong các vị. Này người thiện nam! Sau khi Ta Niết bàn chánh pháp chưa diệt mà còn lại tám mươi năm, lúc bấy giờ kinh này sẽ truyền bá rộng khắp ở cõi Diêm phù đề. Lúc này có nhiều Tỳ kheo làm những điều xấu xa, cướp đoạt kinh này phân làm nhiều phần, có thể mất hết sắc hương và mùi vị tuyệt vời của chánh pháp. Những người xấu xa này tuy là đọc tụng kinh điển như vậy nhưng mà diệt trừ ý nghĩa cốt yếu sâu xa bí mật của Như lai, sắp xếp từ ngữ trang nghiêm của thế gian, trau chuốt câu chữ không còn ý nghĩa, lấy trước đặt sau, lấy sau đặt trước, trước sau đặt vào giữa, giữa đặt vào trước sau. Nên biết rằng những Tỳ kheo tệ hại như vậy là bạn bè của ma, tiếp nhận cất giữ tất cả các thứ bất tịnh, mà nói là Như lai đều cho phép mình cất giữ. Như người nữ chăn trâu thêm nhiều nước vào sữa, các Tỳ kheo tệ hại cũng lại như vậy, chỉ dùng ngôn từ thế gian đan vào nhau nhất định cho là kinh, kh iến nhiều chúng sinh không thể nào giảng giải đúng viết chép đúng chọn lấy chính xác để ca ngợi tôn trọng cung kính cúng dường được. Tỳ kheo tệ hại này bởi vì lợi dưỡng, cho nên không có thể truyền bá rộng rãi kinh này đến mọi nơi được. Những gì có thể phân bố lưu truyển ít quá không đủ để nói, như người nữ nghèo túng chăn trâu kia, truyền qua tay nhiều người nên sữa nhạt dần không còn mùi vị; tuy không có mùi vị nhưng hãy còn hơn hẳn vị khác, đủ để gấp ngàn lần như mùi vị của sữa ấy, đối với các vị đắng là hơn cả ngàn lần. Tại vì sao? Bởi vì kinh Đại Niết bàn là chuẩn mực của Đại thừa, đối với kinh Thanh văn quả thật là Thượng Thủ, dụ như sữa trâu là vị tốt nhất trong các vị. Bởi vì nghĩa này cho nên gọi là Đại Niết bàn”.

Thứ tư: PHẦN THUYẾT THÍNH.

Như kinh Niết bàn nói: “Lại nữa, này người thiện nam! Nếu đệ tử của Ta thọ trì đọc tụng viết chép giảng giải kinh Niết bàn này, thì đừng nói trái thời, đừng nói ở quốc độ không hợp, đừng nói khi không yêu cầu, đừng nói bằng tâm lý khinh thị, đừng nói khắp nơi, đừng nói chính mình ca ngợi, đừng nói người khác coi thường, đừng nói vào lúc Phật pháp hoại diệt, đừng nói thế gian rừng rực! Này người thiện nam!

Nếu đệ tử của Ta thọ trì kinh này trái thời mà nói, cho đến pháp thế gian rừng rực mà thuyết giảng, thì người ta sẽ khinh thị trách mắng mà dấy lên nói rằng: nếu kinh Đại Niết bàn là kho tạng bí mật của Phật có uy lực to lớn, vì sao khiến cho ông trái thời mà nói thậm chí lúc pháp thế gian rừng rực mà ông cũng nói? Nếu người trì kinh dấy lên nói như vậy: Nên biết rằng kinh này không còn uy lực. Nếu không còn uy lực thì tuy tiếp tục thọ trì cũng không lợi ích gì. Bởi vì khinh thị hủy báng kinh Niết bàn này, cho nên khiến vô lượng chúng sinh rơi vào địa ngục, đó là ác tri thức của chúng sinh, không phải đệ tử của Ta mà là quyến thuộc của ma. Nếu như vì lợi dưỡng năm thứ dục lạc danh tiếng vang xa mà thuyết kinh, thì sự việc giống như buôn bán làm cho chánh pháp mau chóng hủy diệt”. Lại trong kinh Niết bàn nói: “Vì sao nói chiên đàn trao đổi cây gỗ tầm thường? Nếu như đệ tử của Ta, vì sự cung dưỡng, hướng đến những người bạch y mà diễn giảng kinh pháp, người bạch y tính tình phóng dật không vui lòng lắng nghe, người bạch y ở trên cao Tỳ kheo ở dưới thấp, và dùng các loại đồ ăn thức uống sang trọng mà cung cấp cho, vẫn không bằng lòng lắng nghe; đây gọi là chiên đàn đổi lấy loại gỗ tầm thường. Vì sao nói lấy vàng ròng trao đổi đá cuội? Bởi vì đá cuội ví như sắc thanh hương vị xúc, vàng ròng ví cho giới. Những đệ tử của Ta, bởi vì nhân duyên của sắc mà phá giới đã thọ, thì gọi là lấy vàng ròng trao đổi đá cuội. Vì sao nói đem bạc nén đổi lất thiếc và chỉ? Bởi vì bạc nén ví như mười thiện, thiếc chì ví như mười ác. Các đệ tử của Ta, buông bỏ mười thiện làm theo mười pháp ác, thì gọi là đem bạc nén đổi lấy thiếc chì. Vì sao nói đem lụa tốt đổi lấy vải thô? Vải thô đem ví như vô tàm vô quý, lụa tốt ví như tàm quý. Những đệ tử của Ta, buông bỏ tàm quý huân tập không còn tàm quý, thì gọi là đem lục tốt đổi lấy vải thô. Vì sao nói cam lồ đổi lấy thuốc độc? Thuốc độc đem ví như các loại cúng dường. Cam lộ dùng ví như các pháp vô lậu. Những đệ tử của Ta, bời vì lợi dưỡng cho nên hướng đến nơi người bạch y, nếu tự khen mình nói là đạt được pháp vô lậu, thì gọi là cam lộ đổi lấy thuốc độc”.

Lại trong kinh Pháp Hoa nói: “Bồ tát Ma ha tát không thân cận với hàng Quốc vương, Vương tử Đại thần Quan trưởng không thân cận với các hạng ngoại đạo Phạm chí Ni kiền tử, không thân cận với người tạo ra văn bút tán vịnh ngoại thư của thế tục, thậm chí với những người săn bắn đánh bắt và những luật nghi xấu ác, không thân cận với người cầu pháp Thanh văn. Lại không thuận theo người nữ làm cho thân hình luôn luôn khởi tướng trạng nghĩ đến dục lạc mà thuyết pháp cho họ, cũng không thích tiếp xúc, nếu đi vào nhà người ta thì không cùng bé gái con gái chưa chồng đàn bà góa…trò chuyện với nhau, lại cũng không gần gũi với năm loại người không phải đàn ông để làm bạn thân. Không một mình đi vào nhà người khác, nếu có nhân duyên cần phải một mình đi vào thì chỉ nhất tâm niệm Phật. Nếu thuyết pháp cho người nữ, thì không cười lộ răng, không bày tỏ lời nói suy nghĩ trong lòng, thâm chí vì pháp hãy còn không coi trọng thân thiết, huống là những việc khác ư? Không thích nuôi đệ tử nhỏ tuổi Sa di bé thơ, cũng không thích cùng chung một Thầy với nhau, thường thích ngồi thiền ở nơi vắng lặng tu tập thâu nhiếp tam mình. Lại trong kinh Phật Tạng nói: “Thuyết pháp bất tịnh có năm loại: Một là tự nói mình biết hết Phật pháp, hai là lúc thuyết về kinh Phật đưa ra sai lầm trái ngược nhau trong các kinh, ba là ở trong các pháp tâm nghi ngờ không tin, bốn là tự dùng cái biết của mình phản đối pháp trong kinh khác, năm là vì lợi dưỡng mà thuyết pháp cho người khác. Người thuyết giảng như vậy, Ta nói rằng người này sẽ rơi vào địa ngục chứ không đến được Niết bàn”. Lại nói: “Ta từ lâu chịu khó chịu khổ cầu mong giáo pháp quý báu này, mà người ác này vất bỏ không giảng thuyết, chỉ dùng ngôn từ nghĩa lý trái ngược với kinh, cùng nhau tranh cãi đúng sai không thuận theo chánh pháp, ở trong Thánh pháp giữ tâm tự đại ngã mạn, tuỳ ý mà giảng thuyết vì cầu lợi dưỡng. Nếu như Tỳ kheo thuyết pháp xen lẫn nghĩa lý của ngoại đạo, có Tỳ kheo tốt nên từ chổ ngồi mà đi, nếu không như vậy thì không phải là Tỳ kheo tốt, lại cũng không gọi là người tùy theo Phật giáo. Người thuyết giảng như vậy, ta rằng người này nói là đệ tử của ngoại đạo Ni Kiền, chẳng phải là đệ tử Phật, gọi là hạng địa ngục súc sanh ngạ quỷ. Tại vì sao? Bởi vì mình không chứng pháp mà ngồi ở tòa cao, tự mình không biết mà dạy cho người ta, là pháp rơi vào địa ngục. Lại ở sau này Tỳ kheo thích học kinh điển ngoại đạo, đang lúc thuyết pháp trau chuốc văn từ khiến cho mọi người vui vẻ, lúc ấy ác ma hổ trợ làm mê hoặc mọi người chướng ngại cho thiện pháp. Hoặc có người tham đắm âm thanh ngôn ngữ văn từ hoa mỹ khéo léo, hoặc có người thích kinh điểm ngoại đạo, thì ma đều làm mê hoặc khiến cho tâm an ổn. Lại giống như đám người mù bỏ đồ vật đã có muốn đến nơi bố thí nhiều hơn mà rơi vào hố sâu. Các đệ tử của ta cũng lại như vậy, bỏ cơm áo đạm bạc mà chạy theo nơi bố thí nhiều hơn mong cầu sự cúng dường tốt đẹp, bởi vì lợi dưỡng thế gian cho nên mất đi trí tuệ to lớn, mà rơi vào hầm sâu của địa ngục A tỳ”. Lại nói: Thuyết pháp bất tịnh thì đắc tội rất nhiều, cũng làm ác tri thức cho chúng sinh, cũng báng bổ chư Phật quá khứ vị lại và hiện tại. Nếu như người làm mất đi tính mạng của chúng sinh trong tam thiên đại thiên thế giới, thì so với tội lổi thuyết pháp bất tịnh còn nhiều hơn tội lổi này. Tại vì sao? Bởi vì người này đều làm việc giúp ma phá trừ quả vị A nậu đa la tam miệu tam Bồ đề của chư Phật, cũng khiến cho chúng sinh ở trong trăm ngàn đời kiếp nhận chịu những sự suy sụp khổ não, chỉ luôn luôn làm cho ràng buộc mà không thể nào khiến cho giải thoát được, nên biết rằng người này là ác tri thức đối với các chúng sinh. Vì vọng ngữ này, ở trong đại chúng hủy báng chư Phật, vì nhân duyên này mà nơi vào địa ngục to lớn. Dạy cho nhiều chúng sinh theo sự việc tà kiến, vì thế cho nên gọi là người tà kiến xấu ác”. Lại nói: “Này Xá lợi phất! Lúc bấy giờ Tỳ kheo phá giới, cho đến vì có được một cốc rượu nên cùng với những người bạch y diễn nói Phật pháp. Ý ông nghĩ thế nào? Nhiều tham sân si hay là nhiều niềm vui học hỏi kinh pháp, tham trước lợi dưỡng mà làm điều không chút thanh tịnh? Này Xá lợi phất! Nếu có Tỳ kheo, tuổi cao có đức hạnh, là con rồng giữa chúng Tỳ kheo, có trí tuệ sâu sắc, là người luôn luôn tin tưởng pháp không vốn có tự tướng rỗng không không có ngã không có Nhân pháp. Tại vì sao? Bởi vì người này không thích đông đúc náo nhiệt nói năng lẫn tạp, không thích ngủ nghỉ và nhiều chuyện, không làm công việc quản lý kinh do anh của người bạch y, không làm sứ mạng chuyển giao văn thư, không làm nghề chữa bệnh, không học phương pháp trị bệnh, không làm nghề buôn bán, không thích luận bàn giảng nói ngôn ngữ thế gian, chỉ mong muốn giảng giải về pháp xuất thế gian. Này Xá lợi phất! Nay ta hiểu rõ bảo cho ông biết rằng những Tỳ kheo cầu tự lợi hoàn thiện mình, lúc đang như vậy không nên đi vào trong chúng thậm chí chỉ một đêm, chỉ trừ A la hán đã đoạn hết phiền não và Tỳ kheo đang bệnh có duyên ở trong chúng. Tại vì sao? Này Xá lợi phất! Con người đang lúc như vậy chứa đầy độc tố của tham dục sân hận ngu si, sợ hãi không được sống luôn luôn làm cho bức bách thực sự, người cầu lợi ích tốt lành thường thuận theo tự mình sống trong núi rừng yên lặng u tịch, thậm chí kết thúc mạng sống giống như thú rừng chết đi”. Lại nói: “Pháp chân thật này của Ta không tồn tại mãi mãi giữa thế gian, tại vì sao? Bởi vì phước đức, thiện căn của chúng sinh đã hết, đời ác trược đang đến gần”.

Còn trong kinh Đại Tập Nguyệt Tạng nói: “Nếu có chúng sinh, chỉ dựa vào đọc tụng kinh điển mà mong cầu quả vị A nậu đa la tam miệu tam Bồ đề, thì người này còn nhiều tham đắm đối với thế tục. Bởi vì thế tục, cho nên phiền não trong tâm mình hãy còn không thể điều phục được, làm sao có năng lực điều phục phiền não cho người khác? Này người thiện nam! Người thích đắm trong sự đọc tụng mà cầu quả vị Bồ đề, thì có tâm lý ganh ghét cầu mong đối với danh lợi, tâm cao ngạo tự cậy mình khinh mạn hủy nhục người khác, thiện căn cõi Dục hãy còn không thể có được, huống là có thể được tất cả thiện căn của cõi Sắc và cõi Vô sắc hay sao?”

Lại trong kinh Ma ha Diễn, Đại bảo Nghiêm nói: “Ví như thầy thuốc mang thuốc đi khắp mọi nơi, mà bệnh của chính mình không thể nào chữa trị được. Người đa văn có căn bệnh phiền não cũng lại như vậy, tuy có đa văn mà không chế ngự phiền não không thể nào tự lợi mình thì chẳng có công dụng gì cả. Ví như người chết mang chuỗi ngọc vòng vàng, hạng đa văn phá giới khoác mặc y pháp thọ nhận sự cúng dường của người cũng lại như vậy”.

Còn trong kinh Phương Quảng Thập Luân nói: “Nếu có chúng sinh dấy lên tâm lý thô thiển tệ hại làm điều ngu si nói năng càn rỡ độc địa, tự cho mình là người có trí, thậm chí không lìa tà kiến, vì mong cầu lợi dưỡng của người khác mà sanh lòng ganh ghét, tham đắm danh xưng tự đề cao mình khinh thường người khác không thể nào giữ gìn các nghiệp của thân khẩu ý, tâm thường nghĩ điều ác luôn luôn dấy lên nói như vậy, mà tự xưng mình là người Đại thừa, cũng dạy cho người đọc tung, nhưng tự khen mình chứ không hủy báng người khác. Bởi vì nghĩa này cho nên ca ngợi Đại thừa mà tự mình không thể điều phục, đối với Đại thừa đạo mà muốn dạy cho người ta tu hành Đại thừa, thậm chí nói rằng có được thân người rất khó, mà cũng mất đi Thanh văn thừa Bích chi Phật Thừa thường hướng về ác đạo. Không muốn thân cận những người có trí, mà lại xướng lên nói rằng: Mình là Đại thừa, làm Sư tử hống. Này người thiện nam! Ví như có con lừa khoác bộ da Sư tử cho mình là Sư tử, có người từ xa nhìn thấy cũng gọi là Sư tử, lúc con lừa chưa kêu thì không làm sao phân biệt được, khi đã phát ra tiếng kêu thì xa gần đều biết không phải là Sư tử thật sự. Những người trông thấy, đều nhổ nước bọt tỏ ý khinh bỉ nói rằng: Con lừa xấu xa tệ hại này chẳng phải Sư tử chăng? Thậm chí hủy hoại phạm vào giới cấm làm những hành vi dơ bẩn, ở tất cả mọi nơi không thể trở thành pháp khí. Nếu như tự mình nói rằng: Mình là Đại Thừa, có năng lực phá tan trận lớn đầy trần lao phiền não của tất cả chúng sanh, cũng làm cho chúng sinh đi vào khu thành vô úy trú trong Bát Chánh Đạo. Điều này không thể có”.

Lại trong kinh Phật Tạng nói: “Ở đời quá khứ có năm Tỳ kheo, một tên là Phổ Sự, hai tên là Khổ Ngạn, ba tên là Tát hòa đa, bốn tên là Tương Khứ, năm tên là Bạt nan đà. Năm Tỳ kheo này là bậc thầy trong đại chúng. Tỳ kheo Phổ Sự biết đức Phật đã thuyết về nghĩa “Không” chân thật pháp không có gì đạt được, bốn Tỳ kheo còn lại đều rơi vào tà đạo, phần lớn nói là có con người. Tỳ kheo Phổ Sự bị bốn chúng coi thường, không có chút thế lực nào, quả thật là người tệ hại hèn mọn, bốn Tỳ kheo xấu ác, phần nhiều dạy cho mọi người đi theo con đường tà kiến, ở trong Phật pháp không cung kính lẫn nhau, mà chống đối xa cách nhau, làm cho Phật pháp bị hủy diệt”. Thậm chí nói rằng: “Những người ác này hủy diệt chánh pháp của Phật, cũng cùng với nhiều người gây ra những điều suy sụp khổ não vô cùng. Còn người ác ngày sau khi mạng chung, rơi vào địa ngục A Tỳ, nằm ngữa mặt chín trăm vạn ức năm, nằm úp mặt chín trăm vạn ức năm, nằm bên trái bên phải cũng như vậy, ở trên sắt nóng đốt cháy nát vụn, trong này chết đi lại sanh vào địa ngục ram nướng, địa ngục ram nướng lớn, địa ngục sống lại, địa ngục ràng buộc tối đen, đều nhận chịu mọi nỗi khổ não như số năm tháng nói trên. Ở trong địa ngục ràng buộc tối đen chết rồi sống lại vào nơi Địa địa ngục A Tỳ”. Thậm chí nói rằng: “Thân cận người này, và thiện tri thức cùng các đàn việt, tất cả có sáu trăm bốn vạn ức người, cùng sống cùng chết với bốn Sư này, ở trong đại địa ngục nhận chịu các hình phạt thiêu đốt nấu nướng”. Thậm chí nói rằng: “Như vậy lần lượt nhận chịu tất cả mọi nỗi khổ đau, Đại kiếp sắp thiêu cháy vẫn còn ở địa ngục. Lại nói đến đại kiếp, nếu thiêu cháy bốn người ác này, và sáu trăm bốn vạn ức người thì từ trong đại địa ngục A tỳ này chuyển đến sống ở phương khác, cũng trong Đại địa ngục. Tại vì sao? Này Xá lợi phất! Bởi vì tội nặng đầy đủ thì báo ứng đó không thiếu chút nào. Ở nơi địa ngục phương khác trải qua vô số trăm ngàn vạn ức na do tha năm tháng nhận chịu mọi nỗi khổ não. Thế giới thành lập trở lại, bốn tội nhân này và sáu trăm bốn vạn ức người, cùng những người phụ thuộc khác vẫn chưa xóa sạch tội lổi, lúc những người kia mạng chung vẫn sanh trong đại địa ngục nơi này”. Lại nói: “Rất lâu về sau tuy tránh khỏi khổ não của địa ngục được sanh trong loài người, mà ở trong năm trăm đời từ lúc sanh ra đã mù, sau đó gặp được đức Phật Nhất Thiết Tướng”. Thậm chí nói rằng: “Xuất gia ở trong giáo pháp của đức Phật ấy, mười vạn ức năm chịu khó thực hành tinh tiến giống như cứu lửa cháy trên đầu mà không thể nào thuận theo nhẫn nại được, huống gì đạt được đạo quả ứ?”

Lại trong kinh Niết bàn nói: “Tỳ kheo Thiện Tinh tụng được 12 bộ kinh”. Trong luận Trí độ nói: “Đề bà đạt đa xuất gia học đạo tụng được sáu vạn pháp tụ”. Thuật rõ rằng: Hai người này, đều không tu tập Phật tánh chân thật trong đạo phương tiện, không quán xét thực hành các pháp Tứ niệm xứ, không quán sát năm ấm là Vô Thường KhổKhông chẳng phải là Ngã Ngã sở, mà đã tham trước vào Ngã kiến Nhân kiến chúng sinh kiến, gây ra tội lổi đại nghịch phỉ báng Như lai. Bởi vì nghĩa này, cho nên hai người này thân đang sống mà đọa vào trong địa ngục A tỳ nhận chịu đau khổ vô cùng tận. Những hạng như vậy kể ra khó có thể hết được!

Thứ năm: PHẦN BỒ TÁT

Như kinh Ca diếp nói: “Lúc bấy giờ đức Phật bảo với Ma ha Ca diếp rằng: Không lâu nữa Như lai sẽ nhập Niết bàn. Ca diếp thưa với đức Phật: Thưa Đức Thế tôn! Chỉ cầu mong Thế tôn trú thế một kiếp, nếu như giảm một kiếp thì ai hộ trì chánh pháp? Đức Phật bảo với Ca diếp: Người ngu si kia cho dù một ngàn đức Phật xuất thế dùng các loại thần thông thuyết pháp giáo hóa, mà hạng người ngu si kia đối với dục vọng xấu ác của họ cũng không thể nào làm cho chấm dứt được. Ca diếp ơi! năm trăm năm sau trong thời kỳ cuối cùng của tương lai có những chúng sinh, đầy đủ thiện căn tâm tư thanh tịnh, có thể báo ân của Phật mà hộ trì giáo pháp của ta. Ca diếp thưa với đức Phật rằng: Thưa Đức Thế tôn! Con tu tập công hạnh thiếu sót trí tuệ nông cạn, nếu như gánh vác trách nhiệm nặng nề thì con không có năng lực đảm đương, chỉ có Bồ tát mới có năng lực có thể gánh vác trách nhiệm nặng nề như vậy. Ví như có người tuổi già rất già đã một trăm hai mươi tuổi, thân mắc bệnh nặng không thể nào ngăn lại được, lúc ấy có người giàu có rất nhiều tài sản, mang những châu báu đến nơi người bệnh, mà nói với người ấy rằng: Tôi có công chuyện phải đến nơi khác, đem vật báu gởi nhờ ông giữ gìn giúp tôi, đợi lúc tôi trở về ông hãy trả lại cho tôi. Người bệnh già nua ấy không có con trai nối dõi, chỉ một thân đơn độc. Người kia đi rồi không lâu sau bệnh chuyển nặng mà qua đời, tiền của châu báu đã gởi gắm đều thất lạc tản mát hết. Người kia đi trở về tìm kiếm không biết chổ nào. Thưa Đức Thế tôn! Người hàng Thanh văn cũng lại như vậy, trí tuệ nông cạn tu hành rất ít, lại không có bạn bè, không thể nào tồn tại lâu dài ở giữa thế gian, nếu gởi gắm chánh pháp thì không bao lâu sẽ tản mát không còn. Đức Phật khen ngợi Ca diếp: Ta đã biết rõ cố ý gởi gắm cho ông, khiến người si mê kia có thể nghe điều này rồi mà sanh tâm hối hận. Bấy giờ Ca diếp thưa với đức Phật rằng: Thưa đức Thế tôn! Nay con lại nói thí dụ thứ hai. Ví như con người thân thể sức mạnh tràn đầy không có những lo lắng khổ sở, thọ mạng lâu dài đến vô lượng trăm ngàn vạn năm, sanh trong giòng họ cao quý đầy đủ tiền của châu báu, khéo giữ gìn tịnh giới có lòng đại Từ bi trong tâm luôn hoan hỷ, làm lợi ích nhiều người khiến cho được an lạc. Lúc ấy có một người mang đến đồ vật quý báu, đi đến chổ người ấy mà nói lời rằng: Tôi có công chuyện phải đến nơi khác, đem đồ vật quý báu gởi nhờ nơi ông mong hãy giữ gìn tốt đẹp! Hoặc là mười năm trở lại, hoặc là hai mươi năm trở lại, đợi lúc tôi đến sẽ gặp nhau trả lại. Người đó nhận vật báu cất giữ bảo vệ cẩn thận. Người gởi kia đi về lập tức trả lại. Thưa Đức Thế tôn! Bồ tát Ma ha tát cũng lại như vậy, nếu đem pháp bảo gởi gắm cho các vị Bồ tát, thì vô lượng ngàn ức na do tha kiếp hoàn toàn không thất lạc hư hoại gì, lợi ích cho vô lượng vô biên chúng sinh không đoạn mất Tam bảo. Thưa Đức Thế tôn! Trách nhiệm như vậy con không có năng lực giữ gìn được, chỉ có Bồ tát mới có năng lực có thể tiếp nhận. Thưa Đức Thế tôn! Bồ tát Di lặc này và các vị Bồ tát Ma ha tát cùng có mặt trong pháp hội này, Như lai gởi gắm cho các vị ấy, vào năm trăm năm sau trong thời kỳ cuối cùng của tương lai lúc pháp sắp hủy diệt, pháp của Như lai đã quy tập, đều có thể giữ gìn truyền bá giảng thuyết rộng ra khắp nơi. Tại vì sao? Bởi vì Bồ tát Di lặc này ở đời tương lai chứng được quả vị A nậu Bồ đề, ví như Thái Tử bậc nhất của Quốc vương, sẽ đảm nhận trách nhiệm của nhà vua như pháp để sửa trị thế gian, Bồ tát Di lặc cũng lại như vậy, gánh vác trách nhiệm pháp vương sửa trị thế gian giữ gìn chánh pháp. Lúc ấy đức Phật khen ngợi Ca diếp rằng: Như ông đã nói! Liền duỗi tay phải xoa đỉnh đầu Di lặc, nói lời như vậy: Này Di lặc, Ta gởi gắm dặn dò ông, năm trăm năm sau trong thời kỳ cuối cùng của tương lai vào lúc chánh pháp hoại diệt, ông hãy giữ gìn Tam bảo đừng để cho đoạn tuyệt! Bấy giờ lúc Như lai xoa đầu Di lặc, ở tam thiên đại thiên thế giới này phát ra sáu loại chấn động, ánh sáng tỏa khắp Đại thiên thế giới. Lúc bấy giờ đại thiên và hư không thiên, lên đến A ca nhị tra thiên, thảy đều chắp tay thưa với Di lặc Bồ tát Ma ha tát rằng: Như lai đem giáo pháp gởi gắm dặn dò Thánh giả, chỉ mong Thánh giả, vì lợi ích cho tất cả Trời người mà tiếp nhận chánh pháp này! Lúc ấy Bồ tát Di lặc từ chổ ngồi mà đứng dậy, trệch áo bày vai phải đầu gối chân phải sát đất, chắp tay cung kính thưa với đức Phật rằng: Thưa Đức Thế tôn! Con vì lợi ích tất cả chúng sinh, hãy còn chịu được khổ đau trải qua vô lượng ức kiếp, huống là Như lai giao phó chánh pháp cho con, mà lại không đáng tiếp nhận hay sao? Thưa Đức Thế tôn! Con vào lúc này tiếp nhận giữ gìn ở đời tương lai diễn thuyết giáo pháp A Nậu Bồ đề của Như lai đã quy tập từ vô lượng a Tăng kỳ kiếp. Lúc Bồ tát Di lặc nói lời này, tam thiên thế giới phát ra sáu loại chấn động”.

Trong kinh Đại Tập nói: “Lúc bấy giờ Đức Thế tôn bảo với Thượng thủ Di lặc và tất cả các vị Bồ tát Ma ha tát trong Hiền kiếp rằng: Này những người thiện nam! Lúc xưa Ta thực hành Bồ tát đạo, đã từng ở nơi chư Phật Như lai đời quá khứ thực hành cúng dường như vậy, lấy thiện căn này làm thành nhân tố của ba loại Bồ đề cho ta. Nay Ta thương xót cho các chúng sinh, đem quả vị báo ứng này phân làm ba phần, giữ lại một phần tự tiếp nhận; phần thứ hai là ở sau khi ta diệt độ ban cho thiền giải thoát tam muội kiên cố tương ưng với Thanh văn, khiến cho không hề thiếu hụt; phần thứ ba là ban cho hạng phá giới kia đọc tụng kinh điển tương ưng với Thanh văn thời kỳ chánh pháp Tượng pháp cạo đầu khoác ca sa, khiến cho không gì thiếu kém. Này Di lặc! Nay ta lại đem ba nghiệp tương ưng với các chúng Thanh văn Tỳ kheo Tỳ kheo ni Ưu bà tắc Ưu bà di gởi gắm nhờ vào tay ông, đừng làm cho thiếu kém cô độc mà chết; và đem hạng hủy hoại phá bỏ cấm giới khoác ca sa ở thời kỳ chánh pháp Tượng pháp, gởi gắm vào tay ông, đừng làm cho hạng đó đối với các loại tiền của vật dụng thiếu kém mà chết, cũng đừng để cho xuất hiện hàng vua chúa Chiên đà la cùng nhau não hại làm cho thân tâm phải chịu khổ đau. Nay ta lại đem những thí chủ kia gởi gắm nhờ vào tay ông, nay ta đã có pháp khí mà không phải pháp khí vì Ta xuất gia, những người cúng dường ấy, các ông cũng nên hộ trì nuôi dạy. Này Di lặc! Nếu ở đời hiện tại và đời vị lai, người đọc tụng thọ trì pháp môn này, thì họ sẽ có được mười loại công đức thanh tịnh. Những gì là mười loại? Đó là bắt đầu từ thân thanh tịnh cho nên xa rời sát sanh cho đến xa rời tà kiến. Đây là mười loại công đức. Từ đây về sau trăm ngàn vạn đời, thường có được mười loại công đức thanh tịnh như vậy. Nếu có người chí tâm lắng nghe pháp môn này, người này trú trong phạm vi như thật đạt được tám loại công đức thanh tịnh. Những gì là tám loại? Đó là: 1 Sống lâu, 2 Đoan chánh, 3 Giàu sang, 4 Danh tiếng, 5 Thường được chư Thiên hộ trì, 6 Những nhu cầu luôn luôn đầy đủ, 7 Không còn các nghiệp chướng, 8 Lúc mạng sống sắp chấm dứt có chư Phật mười phương và các đại chúng, phát ra ánh sáng to lớn chiếu rọi vào mắt, khiến cho người đó trông thấy được nơi sanh đến tốt lành, ở trong trăm ngàn vạn đời thường có được tám loại công đức như vậy. Nay Ta lại sơ lược nói thêm, người này sẽ có được 1ba loại công đức thanh tịnh. Những gì là 1ba loại? Đó là: 1 Sanh tử lưu chuyển chấm dứt không trở lại dấy lên ác kiến điên đảo; 2 Không sanh vào quốc độ đang hổn loạn không có Phật; 3 Thường được gặp Phật; 4 Thường nghe chánh pháp, 5 Thường được cúng dường chúng Tăng; 6 gặp được thiện tri thức; 7 Thường tương ưng với Lục Độ ba la mật; 8 Không rơi vào tiểu thừa; 9 Thường dùng năng lực Đại từ Đại bi, đại phương tiện để thành thục chúng sinh; 10 Thường phát nguyện thù thắng; 11 Cho đến Bồ đề mà luôn không rời xa các pháp như trên; 12 Nhanh chóng được đầy đủ Lục độ Ba la mật; 13 Hướng về A nậu đa la tam miệu tam Bồ đề mà thành bậc chánh giác. Nếu có người thọ trì viết chép đọc tụng vì người khác giải thích như thuyết tu hành pháp môn Nguyệt Tạng này, thì đạt được công đức như trước đã nói”.

Lại trong kinh Đại Tập nói: “Bấy giờ Đồng tử Vô Thắng Ý thưa với đức Phật rằng: Thưa Đức Thế tôn! Tất cả nhân dân trong cõi Phật ở phương khác, thường dấy lên nói rằng: Thế giới ta bà là nơi uế tạp. Nhưng mà bây giờ con thường thấy thanh tịnh. Đức Phật nói: Đúng như vậy, đúng như vậy! Như điều ông đã nói. Vả lại các bậc Bồ tát ở thế giới này, hoặc làm hình dạng các loại Trời người súc sinh đi khắp cõi Diêm phù đề, giáo hóa các loại chúng sinh như vậy. Nếu như làm Trời người để điều phục chúng sinh, thì không có gì là khó. Nếu như làm súc sanh để điều phục chúng sinh, thì quả là rất khó”.

Trong biển phía Đông ở ngoài cõi Diêm phù đề có núi Lưu Ly, gọi nơi đó là hồ nước có đủ các loại vật quý. Núi đó có hang động tên là Chủng Chủng Sắc, là nơi xưa kia Bồ tát đã an trú. Có một con rắn độc, ở trong đó mà an trú, tu hạnh Thanh văn từ. Lại có một hang động, tên gọi là Vô Tử cũng là trú xứ của Bồ tát xưa kia, trong đó có một con ngựa tu hạnh Thanh văn Từ. Lại có một hang động, tên gọi là Thiện Trú Xứ, cũng là trú xứ của Bồ tát xưa kia, trong đó có một con dê tu hạng Thanh văn Từ. Thọ thần ở núi đó, tên gọi là Vô Thắng, có La sát nữ, tên gọi là Thiện Hành, đều có năm trăm quyến thuộc vây tròn xung quanh, hai người nữ này thường cùng nhau cúng dường ba loại thú như vậy.

Trong biển phía Nam ở ngoài cõi Diêm phù đề có núi Pha lê, núi đó có hang động, tên gọi là Thượng Sắc, cũng là trú xứ của Bồ tát xưa kia, có một con khỉ Ma Các tu hạnh Thanh văn Từ. Lại có một hang động, tên gọi là Thệ Nguyện, cũng là trú xứ của Bồ tát xưa kia, trong đó có một con gà tu hạnh Thanh văn Từ. Lại có một hang động, tên gọi là Pháp Lâm, cũng là trú xứ của Bồ tát xưa kia, trong đó có một con chó Tu hạnh Thanh văn Từ. Trong đó có Hỏa thần có La sát nữ, tên gọi là Nhãn Kiến, đều có năm trăm quyến thuộc vây quanh, hai người nữ này thường cúng dường ba loại chim thú này.

Trong biển phía Tây ở ngoài cõi Diêm phù đề có một núi bạc, tên gọi là Bồ đề Nguyệt, trong đó có một hang động, tên gọi là Kim cang, cũng là trú xứ của Bồ tát xưa kia, trong đó có một con heo tu hạnh Thanh văn Từ. Lại có một hang động, tên gọi Hương công đức, cũng là trú xứ của Bồ tát xưa kia, trong đó có một con chuột tu hạnh Thanh văn Từ. Lại có một hang động, tên gọi Cao Công Đức, cũng là trú xứ của Bồ tát xưa kia, trong đó có một con trâu tu hạnh Thanh văn Từ. Núi có Phong Thần tên gọi là Động phong, có La sát nữ tên gọi là Thiện Hộ, đều có năm trăm quyến thuộc vây quanh, hai người nữ này thường cúng dường ba loại thú như vậy.

Trong biển phía Bắc ở ngoài cõi Diêm phù đề có một núi vàng, tên gọi là Công Đức Tướng, trong đó có một hang động, tên gọi là Minh Tinh, cũng là trú xứ của Bồ tát xưa kia, có một con Sư tử (Trung Hoa gọi là hổ) tu hạnh Thanh văn Từ. Lại có một hang động, tên gọi là Tịnh Đạo, cũng là trú xứ của Bồ tát xưa kia, trong đó có một con thỏ tu hạnh Thanh văn từ. Lại có một hang động, tên gọi là Hỷ Lạc, cũng là trú xứ của Bồ tát xưa kia, trong đó có một con rồng tu hạnh Thanh văn Từ. Núi có Thủy Thần tên gọi là Thủy Thiên, có La sát nữ tên gọi Tu Tàm Quý, đều có năm trăm quyến thuộc vây quanh, hai người nữ này thường cùng nhau cúng dường ba loại thú như vậy.

Mười hai con thú này ngày đêm thường đi lại trong cõi Diêm phù đề, Trời người cung kính công đức thành tựu, đã ở nơi chư Phật phát nguyện sâu rộng, một ngày một đêm thường khiến một loài thú đi khắp nơi giáo hóa, còn lại mười hai loài thú an trú tu tập hạnh Từ, vòng quanh lại thay đổi liên tục. Ngày mồng 1 tháng bảy loài chuột bắt đầu đi khắp nơi, dùng Thanh văn Thừa giáo hóa tất cả thân chuột, khiến cho xa lìa ác nghiệp khuyến khích tu thiện sự. Như vậy theo thứ tự đến ngày mười hai, Chuột lại đi vòng. Như thế cho đến hết tháng mười hai, đến năm mười hai cũng lại như vậy, luôn luôn làm công việc điều phục các chúng sinh. Vì vậy cho nên quốc độ này có nhiều công đức, ngay cả súc sanh thú vật, cũng có thể giáo hóa diễn thuyết về đạo Vô thượng Bồ đề. Do đó các bậc Bồ tát ở phương khác, thường thuận theo cung kính thế giới của đức Phật này. (Lời thuật nói rằng: Mười hai loài thú này, đều là Bồ tát Từ bi cảm hóa dẫn dắt, cho nên hóa thành các loại hình hài của người súc sanh, an trú giữ gìn thế giới khiến cho không đoạn tuyệt. Vì vậy ban đầu sanh loài người, lúc ấy ở trong hang động của Bồ tát chính là thuộc về loài thú này, bảo vệ được lợi ích. Do đó mười hai giờ ở đất Hán dựa theo loài thú này mà lưu hành, không khác với kinh vậy).

Thứ sáu: PHẦN LA HÁN

Dựa theo Phó Pháp Tạng truyện nói: Phật đem chánh pháp trao cho Đại Ca diếp khiến cho hộ trì không để Thiên ma rồng quỷ tà kiến vua quan phát sinh tội lổi khinh thị hủy hoại. Đã tiếp nhận lời dặn dò rồi kết tập lại thành Tam Tạng lưu truyền khắp nơi Trời người. Ca diếp lại đem pháp nhiều lần dặn dò A nan. Như vậy chuyển tiếp cho đến Sư tử, gồm có mười lăm người, đều là Thánh giả Lục Thông trong châu Diêm phù. Đại Ca diếp nay ở trong đỉnh Tây phong núi Linh Thứu, ngồi nhập Diệt Tận Định, trải qua năm mươi sáu ức bảy ngàn vạn năm, Phật Từ Thị giáng trần trao truyền Đại ý của Phật Thích Ca đã gởi gắm, hiện bày nhiều thần thông biến hóa sau đó sẽ Niết bàn.

Còn phía Nam nước Vu Điền hai ngàn dặm là nước Thư Cừ có La hán Tam Vô Học, nhập định ở trong núi, vô số năm nay vẫn tuyệt vời như đang sống, đến ngày mười lăm Tăng bên ngoài vào núi để cắt râu cạo tóc. Lại dựa theo các kinh luật, đức Phật chỉ thị cho Đại A la hán Tân đầu lô, không được diệt độ, để truyền bá Phật pháp, cứ mỗi lần ba ngày dùng phước làm lợi ích cho chúng sinh khiến thoát khỏi sanh tử. Còn trong Nhập đại Luận, Tân đầu lô La hầu la cùng mười sáu vị La hán Vô học, và chín mươi chín ức La hán, đều ở trước đức Phật tiếp nhận lời dặn dò giữ gìn giáo pháp.

Lại dựa theo Đại A la hán Nan Đề Mật Đa La Sở Thuyết Pháp Trú Ký bản dịch mới nói rằng: “Sau khi đấng Bạc già phạm nhập Niết bàn, trong tám trăm năm ở nước Chấp Sư tử của Thắng Quân Vương, cũng có A la hán tên gọi Nan đề Mật đa la (Đường nói là Khánh Hữu) hóa duyên đã xong sắp nhập Niết bàn, tập hợp các Tỳ kheo Tỳ kheo ni, hễ ai có nghi ngờ thì nên mau chóng hỏi han. Sau lời bày tỏ thì nước mắt đầm đìa Trời tối sầm lại rất lâu mới hỏi: Chúng con không biết, Đức Thích Ca Mâu Ni Thế tôn cùng với chánh pháp cao cả sẽ an trú đến lúc nào? Lúc ấy Tôn giả nói rằng: Các người lắng nghe kỹ càng, Như lai trước kia đã thuyết ra kinh Pháp Trú, nay sẽ vì các người sơ lược tuyên thuyết lại. Lúc đức Phật Bạc già phạm nhập Niết bàn, đem giáo pháp Vô thượng giao phó dặn dò mười sáu vị Đại A la hán cùng các quyến thuộc, khiến cho các vị ấy hộ trì để không hủy diệt và sách tấn chính mình cho các thí chủ làm ruộng phước chân thật, để cho người bố thí ấy có được quả báo to lớn. Lúc ấy các đại chúng nghe lời dạy này rồi giải trừ phần nào đau buồn. Lại tiếp tục thưa thỉnh rằng: Mười sáu vị Đại A la hán đã nói, chúng con không biết tên gọi các vị ấy như thế nào? Khánh Hữu đáp rằng: Tôn giả thứ nhất tên gọi Tân độ la Bạt la đọa xà, cùng với một ngàn A la hán quyến thuộc của mình, phần nhiều trú tại Tây cù đà ni châu. Tôn giả thứ hai tên gọi Ca nặc ca phạt sa, cùng với năm trăm A la hán quyến thuộc của mình, phần nhiều trú tại nước Ca thấp di la ở phía Bắc. Tôn giả thứ ba tên gọi Ca nặc Bạt li đọa xà cùng với sáu trăm A la hán quyến thuộc của mình, phần nhiều trú tại Đông Thắng Thân Châu. Tôn giả thứ tư tên gọi Tô Tần Đà, cùng với bảy trăm A la hán quyến thuộc của mình, phần nhiều trú tại Bắc Câu Lô Châu. Tôn giả thứ năm tên gọi Nặc Cự La, cùng với tám trăm A la hán quyến thuộc của mình, phần nhiều trú tại Nam Thiện Bộ Châu. Tôn giả thứ sáu tên gọi Bạt đà la, cùng với chín trăm A la hán quyến thuộc của mình, phần nhiều trú tại Đam Một La Châu. Tôn giả thứ bảy tên gọi Ca lý ca, cùng với một ngàn A la hán quyến thuộc của mình, phần nhiều trú tại Tăng Già Đồ Châu. Tôn giả thứ tám tên gọi Phạt Xà La Phất Đa La, cùng với 1một trăm A la hán quyến thuộc của mình, phần nhiều trú tại Bát Thứ Nã Châu. Tôn giả thứ chín tên gọi Tuất Bát Ca, cùng với chín trăm A la hán quyến thuộc của mình, phần nhiều trú ở trong núi Hương Tuý. Tôn giả thứ mười tên gọi Bán Thác Ca, cùng với một ngàn một trăm A la hán quyến thuộc của mình, phần nhiều trú tại cõi Trời ba mươi ba Tôn giả thứ 11 tên gọi La hổ la, cùng với 1một trăm A la hán quyến thuộc của mình, phần nhiều trú tại Tất lợi dương cù châu. Tôn giả thứ mười hai tên gọi Na già tê na, cùng với một ngàn hai trăm A la hán, quyến thuộc của mình, phần nhiều trú tại núi Bán độ ba. Tôn giả thứ mười ba tên gọi Mục yết đà, cùng với 1ba trăm A la hán quyến thuộc của mình, phần nhiều trú ở trong núi Quảng Hiếp. Tôn giả thứ mười bốn tên gọi Phạt Na Bà Tư, cùng với một ngàn bốn trăm A la hán quyến thuộc của mình, phần nhiều trú ở trong núi khả Trú. Tôn giả thứ mười lăm tên gọi A thị đa, cùng với một ngàn năm trăm A la hán quyến thuộc của mình, phần nhiều trú ở trong núi Thứu Phong. Tôn giả thứ mười sáu tên gọi Chú Đồ Bán Thác Ca, cùng với một ngàn sáu trăm A la hán quyến thuộc của mình, phần nhiều trú ở trong núi Trì Trục, mười sáu vị Đại A la hán như vậy, tất cả đều có vô lượng công đức như Tam Minh Lục thông Bát giải thoát, xa lìa sự nhiễm trước của tam giới, tụng trì Tam Tạng, thông suốt nhiều ngoại điển, nối tiếp lời dạy của Phật cho nên dùng năng lực thần thông kéo dài thọ lượng của mình, cho đến thuận theo an trú thường xuyên hộ trì chánh pháp của Như lai. Và làm ruộng phước chân thật cho các thí chủ, khiến cho những người bố thí ấy có được quả báo to lớn. Nếu tất cả Quốc vương Phụ tướng Đại thần Trưởng giả Cư sĩ ở thế giới này, hoặc nam hay nữ phát tâm thiết tha sâu nặng, vì tứ phương Tăng tổ chức pháp hội Đại thí, hoặc có tổ chức pháp hội bố thí Vô giá mỗi năm, hoặc tổ chức pháp hội to lớn như khánh chúc chùa tháp khánh chúc hình tượng khánh chúc kinh pháp phan phướn, hoặc thỉnh mời chư Tăng đến trú xứ của mình tổ chức pháp hội Đại Phước, hoặc đến trong chùa ở những nơi trải qua thực hành, sắp đặt bố trí chổ ngồi đồ nằm áo quần thuốc men đồ ăn thức uống tốt lành nhất để dâng cúng Tăng chúng, thì lúc ấy mười sáu vị Đại A la hán này cùng các quyến thuộc, tùy theo những nơi thích hợp phân tán ra để hướng về nơi ấy, hiện bày các loại hình tướng giấu kín hình tướng Thánh nhân, giống như mọi người phàm tục bình thường bí mật thọ nhận vật dụng cúng dường, khiến cho các thí chủ có được quả báo tốt đẹp, mười sáu vị Đại A la hán như vậy, hộ trì chánh pháp làm lợi ích nhiều cho chúng sinh. Đến lúc này tuổi thọ của người Nam Thiện Bộ Châu rất dài. Còn như đến lúc thọ mạng chỉ 10 tuổi kiếp nạn binh đao dấy lên tàn sát lẫn nhau, Phật pháp vào lúc bấy giờ sẽ tạm thời chìm mất; sau kiếp nạn binh đao thì tuổi thọ con người dần dần Tăng lên đến nơi một trăm tuổi, người ở châu này đều chán ngán cảnh binh đao tàn hại khổ não trước đây, lại thích tu thiện. Lúc ấy mười sáu vị Đại A la hán này cùng với các quyến thuộc, lại đến trong loài người, xưng dương giảng thuyết rõ ràng chánh pháp Vô thượng, hóa độ vô lượng chúng sinh khiến cho họ xuất gia, vì các chúng sinh làm nhiều sự việc lợi ích. Như vậy cho đến lúc tuổi thọ con người ở Châu này lên đến sáu vạn năm, chánh pháp Vô thượng lưu hành giữa thế gian rừng rực bốc cao không hề ngừng lại. Về sau đến lúc tuổi thọ con người lên đến bảy vạn năm, chánh pháp Vô thượng mới không chìm mất. Lúc ấy mười sáu vị Đại A la hán này cùng với các quyến thuộc, quay về nơi Châu này cùng đến quy tụ gặp gỡ, dùng năng lực thần thông đem các thứ bảy báu dựng lên tòa tháp, trang nghiêm rực rỡ cao rộng vô cùng, tất cả xá lợi để lại của đức Phật Thích Ca Mâu Ni đều mang đế an trí thờ kính trong tháp. Lúc bấy giờ mười sáu vị Đại A la hán cùng với các quyến thuộc vòng quanh tòa tháp, dùng các loại hương hoa để cung kính cúng dường ca ngợi. Đi quanh trăm ngàn vòng chiêm ngưỡng lễ bái xong, tất cả bay lên giữa hư không hướng về tòa tháp phát ra lời nói như vậy: Cung kính đảnh lễ Đức Thế tôn Thích Ca Như lai Ứng Chánh ĐẳngGiác! Chúng con trước đây tiếp nhận lời dạy hộ trì chánh pháp, và làm những điều lợi ích cho Trời người pháp tạng đã ẩn, người có duyên đã chu toàn, nay lạy chào Từ biệt mà diệt độ! Nói lời này xong trong một lúc cùng đi vào Vô dư Niết bàn, trước tiên dùng nguyện lực của Định bốc lửa thiêu cháy thân hình, như ngọn lửa đèn tắt đi hài cốt không để lại gì. Lúc ấy tòa tháp liền lún sâu vào lòng đất, đến phạm vi của tầng Kim cang mới dựng lại. Bấy giờ chánh pháp Vô thượng của Đức Thế tôn Thích Ca Mâu Ni, vĩnh viễn ẩn đi không hiện bày ở tại tam thiên đại thiên thế giới này. Từ đó trong cõi Phật này liên tiếp có bảy trăm câu chi độc Giác, cùng lúc xuất hiện. Đến lúc tuổi thọ con người lên đến tám vạn tuổi, thì Thánh chúng Độc Giác lại đều diệt độ. Sau đó Đức Di lặc Như lai Ứng Chánh Đẳng Giác xuất hiện giữa thế gian, lúc ấy Thiện Bộ Châu trang nghiêm thanh tịnh vô cùng”. Đầy đủ như kinh đã nói.

Thứ bảy: PHẦN TĂNG NI

Như trong kinh Tỳ ni Mẫu nói: “Nếu Tăng Ni xuất gia, có nhân duyên năm pháp có thể làm cho chánh pháp không ẩn chìm mau chóng. Đó là: 1 Đã đọc tụng học tập theo kinh, câu chữ đầy đủ trước sau theo thứ tự, tất cả ý nghĩa đều có thể suy xét đến cùng, lại dạy bảo đồ chúng đệ tử cùng hiểu biết như nhau, người thực hành như vậy thì có thể làm cho Phật pháp tồn tại lâu dài giữa thế gian. 2 Học tập mở rộng Tam Ta ïng đầy đủ văn nghĩa, lại luôn luôn vì bốn bộ chúng, dạy bảo những điều hiểu biết như mình, thân hình tuy hoại diệt mà làm cho chánh pháp ở đời sau nối tiếp nhau không dứt; người thực hành như vậy thì có thể khiến cho chánh pháp không rơi vào nơi hủy diệt. 3 Trong Tăng chúng nếu có vị Đại Đức thượng tọa được bốn Bộ chúng tôn trọng, luôn luôn chịu khó tu dưỡng ba nghiệp xã bỏ mọi điều của thế sự, đồ chúng đệ tử của họ nhiều đời nối tiếp nhau, cũng đều như vậy; đây cũng là tiếp tục làm cho chánh pháp tồn tại lâu dài. 4 Nếu có Tỳ kheo tánh tình nhu hòa nói năng không trái ngược, nghe điều thiện thì thuận theo, nghe điều ác thì tránh xa. Nếu có người tài trí đức hạnh cao vời, dạy bảo vâng lời tôn trọng mà tu hành; đây cũng là có thể làm cho Phật pháp tồn tại lâu dài. 5 Nếu có Tỳ kheo hòa thuận với nhau, không để cho hoàn cảnh lợi dưỡng, bè đảng giúp đỡ nhau tranh cãi đúng sai gây điều phiền lụy cho nhau. 5 Quan hệ như vậy, có thể làm cho chánh pháp lưu chuyển không đoạn tuyệt, đây gọi là hàng Thượng Tọa trong giáo pháp”.

Thứ tám: PHẦN TRƯỞNG GIẢ

Như trong kinh Ưu bà tắc Giới nói: “Lúc bấy giờ trong pháp hội có vị Trưởng giả, tên là Thiện Sanh, thưa với đức Phật rằng: Thưa Đức Thế tôn! Lục sư ngoại đạo thường diễn thuyết về pháp dạy cho chúng sinh rằng: Nếu người nào luôn luôn vào mỗi sáng sớm cung kính lễ lạy sáu phương, thì được tiền của Tăng thêm thọ mạng. Tại vì sao? Bởi vì lãnh thổ phương Đông thuộc về đế thích, có người nào cung dưỡng thì được che chở giúp đỡ. Lãnh thổ phương Tây thuộc về Diêm La vương, có người nào cung dưỡng thì được che chở giúp đỡ. Lãnh thổ phương Tây thuộc về Bà lâu na, có người nào cung dưỡng thì được che chở giúp đỡ. Lãnh thổ phương Bắc thuộc về Câu tỳ la thiên, có người nào cung dưỡng thì được che chở giúp đỡ. Lãnh thổ phương dưới thuộc về Hỏa Thiên, có người nào cung dưỡng thì được che chở giúp đỡ. Lãnh thổ phương trên thuộc về Phong Thiên, có người nào cung dưỡng thì được che chở giúp đỡ. Trong Phật pháp có thể có sáu phương như vậy hay không?

Đức Phật dạy: Này người thiện nam! Trong Phật pháp của ta cũng có sáu phương, đó gọi là sáu ba la mật. Phương Đông tức là Đàn Na, tại vì sao? Bởi vì ban đầu mới sinh ra, là nhân duyên sinh ra ánh sáng trí tuệ. Phương Đông kia là thuộc về tâm chúng sinh, nếu có chúng sinh nào có thể cúng dường Đàn Na ấy, thì được Tăng thêm thọ mạng và tiền của. Phương Nam tức là Thi la, tại vì sao? Bởi vì Thi la gọi đó là bên phải, nếu người nào cúng dường thì cũng được Tăng thêm thọ mạng và tiền của. Phương Tây tức là Sạn Đề, tại vì sao? Bởi vì Phương Tây kia gọi đó là phía sau, tất cả ác pháp bỏ lại phía sau, nếu có cúng dường thì được Tăng thêm thọ mạng và tiền của. Phương Bắc tức là Tỳ lê, tại vì sao? Bởi vì phương Bắc có tên gọi là hơn hẳn các pháp ác, nếu người cúng dường cũng được Tăng thêm thọ mạng và tiền của. Phương dưới tức là Thiền định, tại vì sao? Bởi vì có thể đích thực quán sát ba ác đạo, nếu người cúng dường cũng được Tăng thêm thọ mạng và tiền của. Phương trên tức là Bát nhã, tại vì sao? Bởi vì phương trên chính là Vô thượng, bởi vì Vô thượng, nếu có ai cúng dường thì được Tăng thêm thọ mạng và tiền của. Này người thiện nam! sáu phương này là thuộc về tâm chúng sinh, không phải như Lục sư ngoại đạo đã nói; sáu phương như vậy ai có thể cúng dường? Này người thiện nam! Chỉ có Bồ tát mới có năng lực cúng dường”.

Thứ chín: PHẦN THIÊN VƯƠNG

Như kinh Xá lợi phất vấn kinh nói: “Xá lợi phất thưa với đức Phật rằng: Vì sao Như lai bảo với thiên đế Thích và Tứ Thiên vương rằng: Không lâu nữa ta sẽ diệt độ, các ông đều hướng về quốc độ này hộ trì giáo pháp của Ta, sau khi ta rời thế gian, Ma ha Ca diếp Tân đầu lô Y đồ bàn Thán La hầu la là bốn đại Tỳ kheo, không an trú Niết bàn mà lưu thông giáo pháp của Ta? Đức Phật dạy: Lúc chỉ có tượng giáo tín căn ít ỏi, tuy phát khởi tín tâm mà không thể nào kiên cố, không có năng lực cảm đến chư Phật, đệ tử tuy chuyên chú trải qua nhiều năm, nhưng không bằng một niệm thiện lúc đức Phật còn trú thế. Lúc Di lặc ra đời thì tùy ý ông mà Niết bàn”.

Còn trong kinh Tạp A hàm nói: “Lúc bấy giờ Thế tôn bảo với

Thiên Đế Thích và Tứ Thiên vương rằng: Không lâu nữa Như lai sẽ vào

Vô dư Niết bàn mà nhập Niết bàn, các ông đều hướng về quốc độ này hộ trì chánh pháp. Sau khi Ta diệt độ trải qua một ngàn năm là lúc giáo pháp hoại diệt, sẽ có pháp sai trái xuất hiện giữa thế gian, mười thiện đều hủy hoại, trong cõi Diêm phù đề phát sinh nhiều hoạn nạn, xương đỉnh đầu của Như lai răng của đức Phật bình bát của đức Phật an trí tại phương Đông. (Cuối cùng gởi gắm dặn dò Thiên vương Đế Thích và Tứ

Thiên vương Lục Dục như vậy, đầy đủ ở kinh văn không thể nói hết)”.

Lại trong kinh Thắng Thiên vương nói: “Hoặc có chúng sinh thấy Bồ tát này bây giờ mới thành đạo, hoặc thấy Bồ tát thành đạo từ lâu xa, hoặc thấy Tứ Thiên vương của một thế giới dâng bình bát, hoặc thấy Tứ Thiên vương hằng hà sa thế giới khắp mười phương dâng cúng bình bát. Này Xá lợi phất! Lúc bấy giờ Bồ tát vì hóa độ chúng sinh cho nên đã nhận tất cả bình bát, xếp chồng trong bàn tay hợp lại thành một, các Thiên vương ấy lại không trông thấy nhau, đều nói là Đức Thế tôn chỉ dùng bình bát của mình”.

Lại dựa theo Bát Ký nói: “Lúc Thích Ca Như lai tại thế, Ngài dùng bình bát bằng đá màu xanh, hình dạng bình bát có thể chứa được ba đấu hơn. Sau khi đức Phật Niết bàn thì bình bát này tùy duyên hướng về nơi chúng sinh có phước, cuối cùng để lại làm cho hưng thịnh ở địa phận nhà Hán”. Ký này từ Bắc Thiên Trúc truyền đến, có hơn hai tờ. Tháng ba năm Giáp Tý đến chùa Thạch Giản, Thiền Sư tăng già Da xá tiểu là sứ giả ở đất Hán, nói ra rõ ràng khiến cho biết.

Thứ mười: PHẦN QUỶ THẦN

Như kinh Đại Tập nói: “Lúc bấy giờ tất cả các Trời, tất cả các rồng, cho đến tất cả các loài Ca tra Phú đơn na, ở trong Tam bảo có được niềm tin lớn mạnh phát ra lời nói như vậy: Tất cả chúng con từ nay về sau hộ trì chánh pháp, nếu các vị Quốc vương thấy có ai vì Phật mà xuất gia thọ trì cấm giới như vậy, thậm chí vì Phật mà cạo bỏ râu tóc không thọ cấm giới, thọ mà vi phạm làm hỏng, không có thể giữ gìn chu đáo, như duyên theo sự việc ấy, sửa trị tội lội của người đó bằng cách tra khảo đánh đập, thì chúng con không tiếp tục hộ trì che chở. Quốc vương như vậy lìa đất nước ấy, bởi vì bỏ cho nên khiến đất nước của mình phát sinh các loại nịnh hót gian trá đánh đá tranh giành dịch bệnh lan tràn mất mùa đói kém chiến tranh liên tục xảy ra, mưa gió trái mùa hạn hán gay gắt làm hư hại hoa màu lúa má, làm cho hết thảy Thanh văn đệ tử của đức Thế tôn trong đất nước ấy đều hướng đến đất nước khác, vì thế khiến đất nước trống rỗng không có ruộng phước. Nếu như có Thanh văn đệ tử của đức Thế tôn thậm chí là người chỉ mặc một tấm ca sa, nếu có Tể quan đánh đập những người ấy, mà hàng vua chúa sát đế lợi không cản ngăn để bảo vệ, thì chúng con cũng sẽ rời khỏi nước ấy”.

Lại trong kinh Đại Tập nói: “Lúc bấy giờ Đức Thế tôn đem quốc độ Chấn Đán gởi gắm dặn dò Tỳ thủ kiệt ma Thiên tử cùng năm ngàn quyến thuộc, Ca tỳ la Dạ xoa Đại Tướng cùng năm ngàn quyến thuộc, cho đến Song Đồng Mục Đại Thiên nữ gồm mười bảy Đại Tướng đều dẫn theo năm ngàn quyến thuộc. Và gởi gắm rằng: Hiền Thủ các ông đều cùng nhau hộ trì quốc độ Chấn Đán, ở nơi ấy vốn có tất cả các sự việc xúc chạm khổ não đấu tranh oán thù căm phẫn ganh ghét kiện tụng hai bên đánh nhau mất mùa đói kém tật bệnh lây lan mưa gió trái mùa giá lạnh nóng bức, toàn bộ những ác duyên này làm cho chấm dứt, ngăn cản các hạng chúng sinh xấu ác bất thiện, những loại sân giận thô lổ, những vật đắng cay phiền muộn xúc chạm không thú vị gì, điều khiến cho chấm dứt, để cho pháp nhãn của Ta được tồn tại lâu dài, tiếp nối chủng tứ Tam bảo không thể đoạn diệt.

Tụng rằng:

Vĩ đại thay bậc Đại Thánh, chủng tử giác ngộ sáng ngời, Chẳng qua không thể quán sát, như tiếng vang đáp âm thanh.

Không giúp kéo dài vui mừng, ai hiểu chân thành hướng về?

Đạo nhiệm mầu đáng nương tựa, thật sự dẫn khỏi đường mê. Trăm sông ầm ào sóng cuộn, biển lớn hòa chung một vị, Vật có lựa chọn lấy bỏ, thiện ác phát sinh thừa thiếu. Rong ruổi theo tám nẻo tà, tranh danh đoạt lợi bốn câu, Biết sai trái xét chính đáng, giáo pháp an trú bình yên. Lợi mình lợi người đầy đủ, công đức hành thiện nhân duyên, Hộ trì giáo pháp trường tồn, xa lìa sanh tử triền miên”.



Từ Ngữ Phật Học Trong: Trú Trì