Home > Khai Thị Niệm Phật > Tu-Luong-Tinh-Do
Tư Lương Tịnh Độ
| Thích Viên Duy, Việt Dịch


Hành giả tu học pháp môn Tịnh Độ, tất yếu đầy đủ tư lương Tịnh Độ. Những gì gọi là tư lương? Tức tất yếu phẩm, có nghĩa chuẩn bị, tích tập thực phẩm. Tư tức tư trợ, giúp đỡ, lương là lương thực; ví như người viễn hành, thì phải nương mượn vào lương thực để tư trợ thân mình, cho nên hành giả cực khổ muốn chứng được Tam thừa, phải dùng lương thực thiện căn công đức để tư trợ kỳ thân.Cũng như trong các Kinh mỗi khi dùng đến từ “tư lương’’, tức suy rộng ra xu hướng vốn liếng Bồ đề, hoặc ý nói trưởng dưỡng chư thiện pháp của nhân (nhân duyên) mà tư ích, giúp đỡ lợi ích Bồ đề.

Tư lương Tịnh Độ gồm Tín, Nguyện và Hành, cũng như cái Đỉnh ba chân, không thể thiếu một. Các học phái khác của Đại Thừa Phật Giáo, thì do Tín sinh Giải, do Giải sinh Hành. Còn pháp môn Tịnh Độ thì do Tín sinh Nguyện, do Nguyện đưa đến Hành.

Trong tu hành thứ tự tinh tiến, bước đầu tiên là Hành, bước sau cùng là Hành, trong khoảng giữa cũng chỉ là bước này, các học phái khác của Đại Thừa đòi hỏi ‘‘sinh Giải’’, pháp môn Tịnh Độ thì phải ‘‘phát nguyện’’, hai thứ khác nhau. Giải, bao hàm ý nghĩa giải thích, tức tư duy lý của sự vật mà có thể liễu tri được phần nào. Thế nên học Phật có nói đến khó tin (nan tín), khó hiểu (nan giải) và khó làm (nan hành). Mà cửa ải khó thông qua nhất, ắt là Giải, do lý giải chân lý mà biết được tất cả, thì trong chúng sinh rất ít, pháp môn Tịnh Độ lấy ‘‘nguyện’’ thế  ‘‘giải’’, tức đi qua được cửa ải khó nhất. ‘‘Tín’’ ở đây rất then chốt, nhưng cũng rất khó tin, cho nên pháp môn Tịnh Độ còn gọi ‘‘pháp môn dễ hành khó tin’’ .

Ngẫu Ích Đại sư nói : ‘‘Lấy tín nguyện trì danh làm tông yếu tu hành’’ . Do Tín sinh Nguyện, do Nguyện khởi Hành, Hành tức trì danh diệu hành. Tín Nguyện Hành là ba món tư lương, không Tín không đủ khởi Nguyện, không Nguyện không đủ đưa dến Hành, đó là một vòng liên hoàn. Nếu hành giả hoài nghi Tây Phương Tịnh Độ thật có không, tự mình niệm Phật có vãng sanh không, thì hành giả kia không bao giờ khởi lên được Nguyện chân thật. Nếu có Tín Nguyện, tự nhiên sẽ dẫn khởi được sự diệu hành của trì danh niệm Phật, trì danh niệm Phật không phải là loại tu hành phổ thông, mà là hạng cực kỳ vi diệu, thâm sâu không cùng, và là sự diệu hành công đức nan tư nghì. Chỉ có diệu hành như thế, mới có thể thực hiện được đại nguyện quảng độ chúng sinh. Còn như không có được sự diệu hành như vậy, chúng sinh muốn xuất ly sanh tử đều rất khó, hà huống là độ người khác. Thế nên, không có trì danh diệu hành, những điều Nguyện sẽ không viên mãn, những niềm Tín sẽ không chân chánh. Chỉ có pháp môn trì danh niệm Phật, mới có khả năng làm viên mãn đầy đủ được những đại nguyện mà chính mình phát, mà còn chứng thực những niềm Tín chính mình, chứng thực pháp môn Tịnh Độ niệm Phật trì danh tức đắc được sự thắng hạnh của vãng sanh, chứng thực được diệu lý ‘‘thị tâm thị Phật, thị tâm tác Phật’’.

I.Tín

Yếu nghĩa hàng đầu của tư lương Tịnh Độ là Tín. Văn hóa của nhân loại, nền tảng của xã hội, đều ở nơi ‘‘tín’’. Theo giải thích của chử Hán Trung Quốc : ‘‘con người có ngôn từ là tín’’, 人(nhân) + 言(ngôn) = 信(tín). Những gì nói chuyện đều có thể căn cứ theo đạo lý chân thật, sự thật chân thực, không hề hư vọng, đó chính là ‘‘tín’’ . Những điều người nghe, biết được tính chân thật bất hư của người nói, tin tưởng sự chân thật của những gì họ nói, không hề hoài nghi, cũng đều nơi ‘‘tín’’ . Ngôn ngữ của con người, do vậy có khả năng phát sanh tác dụng tốt đẹp, căn bản ấy hoàn toàn  kiến lập trên mặt chử ‘‘tín’’ này. Phật giáo lấy Tín làm điều kiện nhập môn, nhưng muốn phát sinh tín tâm hướng về Phật pháp, tuyệt đối không phải là chuyện dễ dàng. <<Đại Thừa Bách Pháp Môn Luận>> đem Tín liệt xếp vào thiện tâm sở pháp, Tín là thật ‘‘lý’’ thật ‘‘sự’’, như Pháp Tứ Thánh Đế, thâm tín sẽ xác nhận, đối với công đức Tam Bảo thâm tín là lạc, đối với tất cả việc thiện thế gian và xuất thế gian thâm tín có khả năng sinh khởi hi vọng, bản thể trong sáng ấy là tánh. Lạc ở chính nơi tác thiện làm nghiệp, đối trị bất tín. ‘‘Tín’’ được xếp làm pháp hàng đầu của thiện tâm, bởi vì nó đối với ba tính ‘‘Thực’’ ‘‘Đức’’ và ‘‘Năng’’, thâm tín mà hỉ lạc. ‘‘Thực’’, ý chỉ những gì là thực sự thực lý của các pháp, lý và sự không thể thiên vị một bên; ‘‘Đức’’, chỉ cho sự tu hành đức tính đức hạnh, hạnh và tính không thể trái ngược; ‘‘Năng’’, ý chỉ năng thành năng đắc của tác nghiệp, đắc và thành đều dựa vào nghị lực. Ba tính này lấy tín tâm vững chắc làm cửa nhập đạo.

Từ bản thân pháp môn Tịnh Độ mà nói, nó rất đặc biệt, không cần ‘‘cầu giải’’. Phật pháp nan tín, ngay đến ngộ tín, ngộ giải, do vậy đều vì phải giác giải, mới có thể trở thành  ‘‘Hành’’ . Trí huệ chúng ta không đủ, không những không khả năng ‘‘tín’’, mà tín rồi vẫn còn phát sinh ngộ giải, rồi đi sai đường. Thế nên Như Lai từ bi, khai thị ra điều không cần ‘‘cầu giải’’, tự mình có thể thâm giải phương tiện pháp môn tuyệt đối ổn thỏa không sai lầm. Do vậy tronh Kinh Đức Phật nói : ‘‘Vị thử thế gian thuyết thử nan hành chi pháp, thị vi thậm nan’’, tức là vì thế gian này mà nói pháp môn khó hành, thì là rất khó. Trong <<Tịnh Độ Luận>> Thế Thân Bồ Tát nhấn mạnh đến ‘‘ngã nhất tâm’’ và rất tương ưng điểm trên, tức cùng một đạo lý.

Tín, có thể phân thành sáu loại, tín tự, tín tha, tín nhân, tín quả, tín sự và tín lý.

1, Tín tự, tin nơi tâm của ta một niệm ngay trước mật, dọc không trước sau, ngang không bờ bến, cả ngày tùy duyên, suốt hôm bất biến, mười phương hư không vi trần quốc độ, vốn là trong một niệm ngã sở hiện ra các vật, như ngày nay tuy ta còn mê hoặc trầm luân, trằn trọc quanh co trong lục đạo, nếu nhất niệm hồi tâm, quyết định đắc sanh ‘‘tự tâm bổn cụ Cực Lạc’’, qui kiến tự gia Di Đà, lại không nghi lự, đó gọi là ‘‘tín tự’’. Tại sao phải nói ‘‘tín tự’’ ? Phải biết rằng cái ‘‘tự’’ này không phải là cái tự ngã có ngã tướng, mà là chỉ cái tự tính lìa nhất thiết tướng, cũng tức là bổn hữu diệu minh chân tâm. Chân tâm không phải là một khối thịt tụ lại gọi là quả tim. Tự tâm của ngã, không phải là tâm duyên ảnh. Tâm duyên ảnh tức là thức thứ sáu có khả năng làm tâm phan duyên, bám lấy duyên, tâm này chỉ là duyên sắc, thanh, hương, vị, xúc ngủ trần sở sanh ảnh tượng, cho nên gọi tâm duyên ảnh. <<Kinh Thủ Lăng Nghiêm>> Đức Phật chỉ thẳng cho A Nan thấy, những gì A Nan cho là tự tâm, đó không phải chân tâm của ông, nó chỉ là vọng tưởng của ngủ trần ngoại giới dẫn khởi lên. Nó làm mê hoặc chân tánh ông, đó là vọng tâm. Vọng tâm không những không phải là tự chính ông, mà còn là kẻ địch của chính ông, nó làm ông đánh mất đi bổn hữu chân tâm thường trụ để rồi thọ khổ luân hồi. Đoạn Kinh <<Thủ Lăng Nghiêm>> khai thị rất quan trọng về mối liên hệ giữa ‘‘kiến đạo’’, ‘‘tu đạo’’ và ‘‘chứng đạo’’, do ‘‘kiến đạo’’ mới có thể ‘‘tu đạo’’, có ‘‘tu đạo’’ mới có thể ‘‘chứng đạo’’, nhưng phải biết ‘‘kiến đạo’’ là bước đầu quan trọng của ‘‘tính’’. Phương tiện của ‘‘kiến đạo’’ là hiển chân tâm, mà phương tiện ban đầu của nó tức là phá vọng tâm. Do thế ý thức thức sáu không phải là tự tâm mà chỉ là tâm duyên ảnh. Nên thể hội tín thọ sâu sắc, tín tâm như vậy là điều căn bản của chúng ta, có như vậy mới có hi vọng khôi phục được chân tâm của chính mình, cũng tức là bổn lai Phật tính. Trước đây tuy chúng ta là vọng tâm làm chủ, do vọng tưởng chấp trước, chân tâm chưa thể xuất hiện, cố nên hôn mê đảo hoặc. Nhưng nếu như chúng ta có thể nhất niệm hồi tâm, y Phật giáo chỉ bảo, hợp giác bội trần, phát Bồ Đề tâm, cầu sanh Tịnh Độ, quyết định đắc sanh ‘‘tự tâm bổn cụ Cực Lạc’’. Hành giả Tịnh Độ, đối với điều này nên sanh tín tâm kiên cố, không được nghi hoặc, đó tức là tự tín. Tín tự, cũng tức là tin vào bổn giác Phật tính của chính mình.

2. Tín tha, tức tin vào Phật. Đầu tiên là tin vào Thích Ca Mâu Ni Phật, tuyệt đối không phải những lời hư nguyện, tùy thuận chư Phật chân thật dạy bảo, quyết định sẽ sanh Tịnh Độ Cực Lạc. Thích Tôn là Đấng Đạo Sư của chúng ta, chỉ bảo tín đồ thọ trì Ngủ Giới, bất năng vọng ngữ, do vậy Thích Tôn tuyệt đối không nói lời vọng ngữ, <<A Di Đà Phật Kinh>> là chính nơi thân khẩu Thích Ca Mâu Ni Phật sở thuyết, ‘‘Tùng thị Tây Phương quá thập vạn ức Phật độ, hữu Thế Giới danh viết Cực Lạc. Kỳ độ hữu Phật, hiệu A Di Đà, kim hiện tại thuyết pháp.’’ Vã lại <<Vô Lượng Thọ Kinh>> và <<Quán Kinh>>, đều có ghi chép đại chúng trong Pháp Hội, tận mắt thấy A Di Đà Phật và Cực Lạc thế giới, rất nên tin tưởng, rồi y giáo phụng hành, nguyện sanh bỉ quốc. Thứ hai là phải tin vào nguyện của A Di Đà Phật quyết không hư dối, Điểm trung tâm trong bốn mươi tám lời nguyện của Ngài phát ra là nguyện thứ mười tám, ‘‘Thập phương chúnh sinh, văn Ngã danh hiệu, chí tâm tín lạc, sỡ hữu thiện căn, tâm tâm hồi hướng, nguyện sanh Ngã quốc, nãi chí thập niệm, nhược bất sanh giả, bất thủ Chánh giác.’’ Chúng sinh mười phương, nghe danh hiệu Ta, thành tâm tin vui, hễ có thiện căn, hết lòng hồi hướng, nguyện sanh nước Ta, cho đến mười niệm, nếu không sanh đến, không thành Chánh giác. Thứ ba là phải tin vào tất cả chư Phật mười phương. Thuận theo những chỉ bảo chân thật của chư Phật, quyết tâm cầu sanh, mà lại không nghi, thì đó gọi là ‘‘tín tha’’.

Trong ‘‘lục tín’’ tín tự và tín tha là một cặp không thể phân ly, cả hai đều phải tin, thì mới là Chánh tín. Thông thường mà nói, hành giả mà văn hóa không cao, duyệt độc Kinh điển không nhiều, dễ dàng ‘‘tín tha’’, mà khó nơi ‘‘tín tự’’. Nếu nói tự tâm là Phật, bèn không dám nhận chịu, mà lại cho rằng đó là một thứ ngã mạn. Có người nghe đến duy tâm Tịnh Độ, tự tính Di Đà, liền không dám tin, cho là hư vô mù mịt, sợ rơi vào trống không. Đó đều là biểu hiện của tín tâm không sâu chắc. Rồi một loại hành giả khác, thì chuyên đàm ‘‘tín tự’’, không thể ‘‘tín tha’’. Đây phần nhiều thuộc về những người ‘‘hữu tri thức chướng’’, hay nói tự tâm thị Phật, chứ không tin ‘‘tha Phật’’, cho rằng niệm Phật cầu vãng sanh, là chấp tướng, là tâm ngoại mịch pháp, tìm pháp ngoài tâm. Thế rồi khinh thị Tịnh Độ, Đương nhiên cũng tức là bỏ lỡ đi pháp môn thù thắng này. mà còn khó chứng được bất thối chuyển trong đời sống hiện tại.

3, Tín nhân, tức tin chắc rằng tán loạn trì danh, còn là chủng tử thành Phật, con nay nhất tâm bất loạn, làm sao không sanh Tịnh Độ được, đó là ‘‘tín nhân’’

4. Tín quả, tức tin chắc rằng chư thượng thiện nhân trên Cực Lạc Thế Giới Tịnh Độ, câu hội nhất xứ, đều do niệm Phật đắc sanh, như trồng dưa được dưa, trồng đău được đău; như ảnh tất theo hình, hưởng tất ứng thanh. Trì danh niệm Phật, công lao không mất, không thể lo ngại, đó là ‘‘tín quả’’.

Tín nhân và tín quả cũng là một cặp không thể phân ly. Một người chân chánh thâm tín nhân quả, thì không phải là một người thông thường. Nhân thiện được quả thiện, nhân ác bị quả ác, liền biết tất cả đều có nhân lúc trước, không cần tham cầu, tính toán, mưu mô và phân biệt, tự nhiên tùy theo tự nhiên mà giảm bớt đi phiền não và sai trái. Luật nhân quả ba đời này thì không sai chạy đâu hết, Kinh Phật nói: ‘‘Dục tri quá khứ nhân, hiện tại thọ giả thị. Dục tri tương lai quả, hiện tại tác giả thị’’, có nghĩa ‘‘muốn biết nhân đời trước, hãy xem hiện tại nhận những gì. Muốn biết quả tương lai, nhìn xem hiện tại làm những gì.’’

5. Tín sự, tức thâm tín ở nơi ngoài thập vạn ức Phật độ thật có Cực Lạc quốc độ, hết sức thanh tịnh, tuyệt đối không phải lời nói ngụ ngôn, đó gọi là ‘‘tín sự’’

6. Tín lý, tức tin chắc rằng thập vạn ức Phật độ không ra ngoài khỏi ‘‘ngã nhất niệm hiện tiền’’, do ‘‘ngã nhất niệm hiện tiền’’ cố nên ‘‘tâm vô hữu ngoại’’ ; lại nữa thâm tín Tịnh Độ y chánh chủ bạn, đều là cái ảnh hiện của tâm ‘‘ngã nhất niệm hiện tiền’’, toàn sự tức lý, toàn vọng tức chân, toàn tu tức tánh, toàn tha tức tự, nên tâm ngã biến, tâm Phật diệc biến, tâm tánh tất cả chúng sinh diệc biến, giống như một nghìn ngọn đèn trong phòng, ánh sáng chiếu nhau, không trở ngại nhau, thì gọi là ‘‘tín lý’’.

Sự và lý cũng là một đôi. sự là sự tướng, lý là bổn thể. Sự lý tức là sự vật và chủng chủng các tướng hữu hình vô hình. Những gì thấy trước mắt, những ngôi cao lầu, nam nữ già trẻ, cho đến sơn hà đại địa, nhựt nguyệt tinh tú, chim bay thú chạy, luân hồi lục đạo, tử tử sanh sanh, vạn sự vạn vật, đều là sự tướng. Đối với tất cả sự tướng này, nếu hỏi chúng thực ra lấy cái gì làm bản thể? Từ khoa học mà nói, truy đến tận gốc vạn vật vũ trụ, chẳng qua đều do các loại nguyên tử hợp thành. Nhưng bản chất của nguyên tử là gì đây? Chỉ là điện tử, chất tử và chủng tử. Nhưng nếu càng tiến sâu hơn mà hỏi, đương nhiên trong nhỏ lại còn có nhỏ hơn, đó thì bất khả cùng tận. Tuy nhiên vẫn có thể dùng lý dao động và năng lượng để giải thích trên sự tướng mà nhìn đến sum la vạn tượng, thì đó chính là bản chất. Nếu theo Phật pháp nói về bổn thể, tức bổn tính và Phật tính, vốn là không có sanh diệt. Những gì bổn thể được nói ở đây, tức là lý. Lý không phải ý chỉ đạo lý, đạo lý là tri giải, là sản vật tư duy của con người, thì có sanh diệt. Lý đây tức chân lý, thực tướng, cũng là toàn thể pháp giới. Pháp giới tức là bổn thể của tất cả thân tâm chúng sinh.

Những gì ‘‘lục tín’’ trình bày ở trên cốt để hiển phát nên chân tín, đó gọi là chân tín: tín ngã và Di Đà, tính giác không hai, ngã tuy hôn mê, tính giác không mất, nhất niệm hồi quang, liền đồng bổn đắc; tin rằng bổn tính tuy không hai, nhưng vị thứ vẫn có cao thấp, Phật cứu cánh vẫn là Phật, ngã thì theo nghiệp lưu chuyển; ngã là chúng sinh trong tâm Di Đà, Phật là Phật nơi trong tâm ngã. ¬c Phật niệm Phật nhất định thấy Phật, đó là điều căn bản để sanh ‘‘Tín’’.

II. Nguyện

Nguyện là yếu nghĩa thứ hai của tư lương Tịnh Độ. Sự liên hệ giữa Nguyện và Tín, Giải, Hành, Chứng thì tương đối mật thiết, thế gian pháp và xuất thế gian pháp đều đặt trọng ở nơi thực hành. Giá như không thực hành, đơn thuần chỉ là không thuyết, không tưởng, nhất định không đạt được hiệu quả. Thực hành tức là chân thực muốn làm. Chúng ta làm một sự việc gì, nhất định là muốn làm hoàn tất. Nếu như không muốn mà miễn cưỡng đi làm, cũng sẽ không có kết quả, do vậy Hành từ Nguyện mà sinh. Làm thế nào mới có thể phát khởi lên ‘‘Nguyện’’ của sự mong muốn làm thực sự? Đối với sự việc này đầu tiên phải có sự liễu giải, tìm hiểu tha thiết, Muốn liễu giải, tất phải học tập, muốn học tập, trước tiên phải ‘‘Tín’’. Do đó, do. Tín đi đến Giải, do Giải đến Hành, thì là thứ tự nhất định. Trong Giải bao gồm cả học, trong Hành bao gồm luôn Nguyện, con đường giáo lý của Phật pháp, là y theo mỗi mỗi thứ tự mà tiến tu.

Như Lai vì một đại sự nhân duyên, cố nên xuất hiện nơi đời, vì làm chúng sinh khai thị ngộ nhập Phật tri kiến. Bốn mươi chín năm thuyết pháp, không gì ngoài sự việc này. Trong khoảng giữa vì thực thi ‘‘quyền’’, nói Tam thừa giáo, là nói cho người chẳng hiểu Phật trí, chứ không phải là bổn hoài xuất thế của Như Lai. Chính vậy thời kỳ ‘‘Phương Đẳng’’ hưng khởi nên pháp môn đặc biệt này, thuyết Kinh Điển Tịnh Độ, làm cho Tam thừa Ngủ tính cùng chứng chân thường, đồng xuất sanh tử. Đối với thế giới Ta Bà không chút tham luyến, mong muốn xuất ly, điều mà nhất tâm hướng về chỉ là Cực Lạc thế giới, đó chính là ‘‘Nguyện’’. Bậc thượng căn nghe âm thanh, đốn triệt ngọn nguồn các pháp, tự nhiên phát nguyện cầu vãng sanh. Bậc hạ căn không hiểu Phật trí, chỉ cần phát nguyện vãng sanh, cũng năng cứu cánh thành Phật. Trong <<Vô Lượng Thọ Kinh>>, Phật nói với Di Lặc Bồ Tát: ‘‘Nếu có chúng sanh, mang tâm nghi hoặc, tu chư công đức, nguyện sinh bỉ quốc, không hiểu Phật trí, không tư (tư duy) nghĩa trí, không thể xưng (ngợi khen) trí, Đại thừa quảng trí, vô đẳng vô luân Tối Thượng Thừa trí, do nơicác trí nghi hoặc không tin này; nhưng do tin tội phước, tu tập thiện căn, nguyện sanh nước kia. Những chúng sinh này, sanh cung điện đó, sống năm trăm tuổi, thường không gặp Phật, không nghe Kinh Pháp, chẳng thấy Bồ tát, Thanh văn, Thánh chúng, cho nên nơi quốc độ đó, gọi là thai sanh. Nếu có chúng sinh, tin rõ Phật trí, cho đến thắng trí, làm các công đức, tín tâm hồi hướng. Những chúng sinh này, tại thất bảo hoa trung, tự nhiên hóa sanh, xếp bằng mà ngồi, trong khoảnh chớp mắt, thân tướng quang minh, trí huệ công đức, như chư Bồ tát cụ túc thành tựu.’’ Phật lại bảo với Di Lặc Bồ tát: ‘‘Do nghi hoặc Phật trí, nên sanh cung điện thất bảo kia, không có hình phạt, cho đến một niệm việc ác. Trong năm trăm năm, không gặp Tam Bảo, không được cúng dường, tu chư bổn thiện, lấy đó làm khổ. Tuy vui có thừa, xứ ấy vẫn còn không vui. Nếu chúng sinh này, nhận ra tội ấy, tự thâm hối trách, cầu lìa xứ kia, tức đắc như ý, sanh liền xứ Phật Vô Lượng Thọ, cung kính cúng dường, cũng được biến đến vô lượng vô số nơi chư Phật khác, tu chư công đức. Di Lặc nên biết, người sanh nghi hoặc, Bồ tát có ấy, bị mất lợi lớn. Cho nên cần phải tin rõ chư Phật trí huệ vô thượng.’’

Đoạn Kinh văn đây giải thích đến vãng sanh Tịnh Độ có hai hạng người: một là tín Phật trí, liễu Phật trí; hai là không tin Phật trí, nhưng vẫn tin tội phước. Tín được Phật trí, tất liễu Phật trí, phải tin tội phước. Không tin Phật trí, vẫn tin tội phước, phát nguyện cầu sanh, cũng được vãng sanh, nhưng không thể gặp Phật. Đây là một hạng người tu mà không tu trí huệ, nếu không sanh Tịnh Độ, ắt sanh nhân thiên, vẫn sẽ đọa lạc. Vừa sanh Tịnh Độ, tự nhận không được gặp Phật là khổ, sanh tâm giác ngộ, cần cầu Phật trí, tự năng kiến Phật. Vừa thấy Phật xong, bèn cùng tất cả Bồ tát tương đồng.

Làm sao mới có thể tín Phật trí, liễu Phật trí được? Phật trí là Đại Bát Nhã, những Kinh Điển mà Phật sở thuyết là văn tự Bát Nhã, độc thông Đại Thừa Phật Điển, đối với sự tướng đạo lý mà Phật Điển sở thuyết, sanh thật tín tâm, chẳng sanh nhất niệm nghi hoặc tâm, lại càng không dám dùng nghiệp thức tâm phân biệt của phàm phu mà đi vọng đo lường Phật trí, mang tất cả tri kiến phàm tình của mình tung hết ra, dần dần ngấm ngầm thông qua khỏi Phật trí. <<Vô Lượng Thọ Kinh>> đem hạnh nguyện kiếp xưa của Phật A Di Đà để làm thuyết minh rõ ràng, đây là nguồn gốc khải giáo tư tưởng Tịnh Độ. Giáo nghĩa Tịnh Độ, toàn bộ bao hàm trong Bốn mươi tám nguyện của Phật, không liễu giải nguyện của Phật, tức không hiểu rõ pháp môn Tịnh Độ. Y Chánh trang nghiêm của Tịnh Độ, và Hạnh Nguyện vãng sinh, trong <<Kinh Vô Lượng Thọ>> nói lên rất ư tường tận, lấy Nguyện làm chủ, Phật nguyện, chúng sinh nguyện, cảm ứng đạo giao, quyết định vãng sinh.

Trong <<Kinh A Di Đà>>, Phật ba lần khuyến Tín, khuyến Nguyện. Do vì nguyện thiết tha tự nhiên sẽ thành bền bỉ, nhưng muốn nguyện thiết tha còn phải ở nơi thâm tín. Nguyện đó tức lìa Ta bà, hân cầu Tịnh Độ, lấy Ta bà thế giới làm uế độ, tức tự tâm sở tạo chi uế, tự tâm chi uế, lý ưng yểm ly. Cực Lạc Tịnh Độ, tức tự tâm sở cảm chi tịnh, lý ưng hân cầu. Nguyện này tóm tắt, đại khái có năm:

Nguyện thứ nhất, Phật đạo vô thượng nguyện thành, vì tự tính và Phật tính vốn đồng, vạn đức trang nghiêm, nên thề không thối đọa.

Nguyện thứ hai, chúng sinh vô biên thệ nguyện độ, do tự tính chúng sinh, nên tự ưng độ.

Nguyện thứ ba, pháp môn vô biên thệ nguyện học, nhân vì thâm nhập Kinh Tạng, trí huệ như biển, nên có thể làm người khác giác ngộ.

Nguyện thứ tư, phiền não vô biên thệ nguyện đoạn, vì đoạn tận phiền não, nên Phật đạo mới được nguyện thành.

Bốn điều trên là bốn loại thệ nguyện rộng lớn của tất cả Bồ tát khi còn ở vị trí ‘‘Nhân vị’’ sở phát ra, Phật giáo xưng đó là ‘‘tứ hoằng thệ nguyện’’ . Hành giả tu pháp môn Tịnh Độ, nguyện sinh Cực Lạc thế giới. Do vậy, mà có thêm nguyện thứ năm dưới đây.

Nguyện thứ năm, vì nguyện sinh Cực Lạc thế giới A Di Đà Phật, tức do nương nhờ Tha nguyện lực cầu sinh Di Đà thế giới, trước tiên ra khỏi luân hồi, đắc bất thối chuyẻn, cuối cùng đắc thành Phật quả, nên có thể viên mãn độ tận chúng sinh nguyện.

III. Hành

Yếu nghĩa thứ ba của tư lương Tịnh Độ là môn (cửa) ‘‘Hành’’. Hành giả như chư Kinh sở thuyết, quán tượng, quán tưởng, lễ bái, cúng dường v.v… tất cả trở thành ‘‘Hành’’, đều có thể vãng sinh Tịnh Độ, duy một pháp trì danh niệm Phật, thâu nhiếp căn cơ rộng lớn nhất, hạ thủ dễ nhất, thật là phương tiện đệ nhất trong môn phương tiện. Do vậy, pháp môn Tịnh Độ lấy trì danh niệm Phật làm ‘‘chính hành’’, nhưng lại cũng không phải không cần ‘‘trợ hành’’. Chính trợ hợp nhất, mới là chân tu. Làm sao mới có thể hợp nhất được? Trong hai sáu thời, tâm không lìa Phật, Đối cảnh phùng duyên liền có thể khởi sức giác chiếu. Niệm niệm tu thiện chỉ ác, thanh tịnh tam nghiệp thân khẩu ý. Tâm không lìa Phật như vậy, là Định; niệm niệm giác chiếu, là Huệ; ngưng ác làm thiện là Giới. Do đó chân năng niệm Phật, Giới, Định, Huệ tam học ngay lập tức đầy đủ, đây đích thực là phương tiện thù thắng.

Yếu nghĩa Tịnh Độ, nơi tâm không lìa Phật. Pháp tu như vậy tức động mà tĩnh, tức tục mà chân, tức sự mà lý, tức cạn mà sâu, tức sanh tâm nhập Phật tâm, tức phàm cảnh làm thánh cảnh, tức pháp đệ, tức đốn viên, tức tán tâm, tức nhất tâm. Ai biết quý trọng hãy nên thâm tín.

Từ Ngữ Phật Học Trong: Tư Lương Tịnh Độ