Home > Khai Thị Phật Học > Phat-Khuyen-Chung-Ta-Phai-Phat-Tam-Bo-De
Phật Khuyên Chúng Ta Phải Phát Tâm Bồ Đề
Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Vọng Tây, Việt Dịch


Thế nào gọi là tâm Bồ Đề? Chúng ta cần phải nhận biết rõ ràng, tâm Bồ Đề là chân tâm. Ai có tâm Bồ Đề? Bồ Tát mới có tâm Bồ Đề. Ở trong nhà Phật chúng ta, A La Hán vẫn chưa phát tâm Bồ Đề; Bích Chi Phật, Quyền Giáo Bồ Tát đều chưa phát tâm Bồ Đề. Nếu tâm Bồ Đề vừa phát thì rất tuyệt! Trên “Kinh Hoa Nghiêm” nói “Pháp Thân Đại Sĩ”. Phía trước đã nói qua với các vị, sáu cõi mười pháp giới là từ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước mà ra. Chấp trước không còn thì sáu cõi cũng không còn. Phân biệt không còn thì mười pháp giới cũng không còn. Mười pháp giới không còn thì bạn đến được Pháp Giới Nhất Chân, chính là Thế giới Hoa Tạng của Tỳ Lô Giá Na Phật, Thế giới Cực Lạc của A Di Đà Phật, bạn đi đến nơi đó liền siêu việt mười pháp giới. Tâm Bồ Đề vừa phát bạn liền siêu việt mười pháp giới, hay nói cách khác, tâm Bồ Đề chính là đem phân biệt, chấp trước thảy đều đoạn dứt, chân tâm của bạn hiện tiền. Thể của tâm Bồ Đề là tâm chí thành, chân thành đến tột đỉnh. Các vị phải nên biết, bạn còn có chút phân biệt, còn có chút nhỏ chấp trước thì tâm của bạn không thành. Phải đem phân biệt, chấp trước đoạn được sạch sẽ. Không những không phân biệt, không chấp trước đối với pháp thế gian, mà đối với Phật pháp cũng không phân biệt, không chấp trước.

Nếu như bạn nói “tôi không phân biệt, không chấp trước đối với thế gian pháp, nhưng tôi còn phân biệt còn chấp trước đối với Phật pháp” thì không được, vẫn không thể ra khỏi sáu cõi. Việc này phải nên hiểu, tuyệt đối không bảo bạn đổi đối tượng. Lòng tham của tôi, hiện tại tôi không tham danh vọng lợi dưỡng của thế gian, không tham năm dục sáu trần, tôi tham Phật pháp có được không? Không được! Phật bảo bạn đoạn tâm tham, không phải bảo bạn đổi đối tượng. Tâm tham nhất định biến thành ngạ quỷ, bạn tham Phật pháp vẫn là biến thành ngạ quỷ, bạn tham năm dục sáu trần của thế gian thì đi làm ngạ quỷ, tham Phật pháp vẫn là biến thành ngạ quỷ. Tuy biến thành ngạ quỷ nhưng hưởng phước không giống nhau. Ham muốn danh vọng lợi dưỡng thế gian thì đọa vào đường ngạ quỷ, chân thật là ngạ quỷ, ngạ quỷ rất nghèo khổ. Bạn ham muốn Phật pháp có thể làm quan ở đường ngạ quỷ, bởi vì đối tượng đó không giống nhau, thế nhưng vẫn phải làm ngạ quỷ, vẫn không cách gì thoát khỏi cõi quỷ, việc này các vị nhất định phải hiểu.

Phật dạy chúng ta phải đoạn tâm tham, không phải dạy chúng ta đổi đối tượng. Ý nghĩa này nhất định phải làm cho rõ ràng, không phải là đổi đối tượng. Nhất định phải đoạn tham sân si, nhất định phải đoạn phân biệt chấp trước. Thế xuất thế pháp thảy đều không phân biệt, không chấp trước thì bạn mới có thể siêu việt mười pháp giới. Đó là thể của tâm Bồ Đề, tâm chí thành, chân thành đến tột đỉnh. Phật dạy chúng ta phát tâm Bồ Đề cũng chính là nói chúng ta từ nay về sau đối nhân xử thế tiếp vật chỉ một mực chân thành, nhất định không có chút gì hư dối, lợi ích cho chính mình. Người khác dùng tâm hư vọng đối với ta, người khác lừa dối ta, ta dùng chân thành đối với họ. Có lẽ bạn sẽ nói, như vậy chẳng phải chúng ta bị thiệt thòi lớn hay sao? Không sai! Trước mắt chịu thiệt một chút, tương lai không hề bị thiệt chút nào. Họ dùng tâm hư vọng đối với ta thì họ đến ba đường ác, ta dùng tâm chân thành đối với họ thì ta đến Thế giới Cực Lạc, vậy thì làm sao như nhau được? Ta và họ đi hai con đường, không phải một con đường. Cho nên, chúng ta phải chịu thiệt thòi, phải chịu thua thiệt; không sợ thiệt thòi, không sợ thua thiệt thì chúng ta mới có thể tham gia câu lạc bộ của A Di Đà Phật. Nếu như bạn không chịu thiệt thòi, thua thiệt, vẫn muốn tranh hơn như họ thì xong rồi, họ phải đến ba đường ác, bạn cũng đi theo, vậy thì sai rồi, đặc biệt sai lầm! Người thông minh làm sao có thể làm việc như vậy?

Nhất định phải dùng tâm chân thành đối nhân xử thế tiếp vật. Chúng ta là chân thật tu pháp môn Tịnh Độ, chân thật là muốn thân cận A Di Đà Phật, thân cận mười phương tất cả chư Phật Như Lai. Mỗi niệm của chúng ta là hy vọng gia nhập pháp hội của các Ngài. Sự chọn lựa của chúng ta là tối thượng thừa, trong mười pháp giới là thừa cao nhất. Chúng ta sâu sắc tin tưởng chính mình quyết định làm đến được. Tương lai ở nơi đây sẽ giảng “Kinh Hoa Nghiêm”. Sau khi nghe xong “Kinh Hoa Nghiêm”, tín tâm của các vị nhất định sẽ được xây dựng, biết được ngay trong một đời này nhất định có thể tham gia câu lạc bộ của A Di Đà Phật, Tỳ Lô Giá Na Phật và tất cả chư Phật, một chút cũng không giả.

Tâm Bồ Đề khởi tác dụng, Phật ở trên Kinh nói với chúng ta có tự thọ dụng, có tha thọ dụng, cho nên khi giảng khởi dụng liền giảng hai loại là tự thọ dụng và tha thọ dụng.

Tự thọ dụng là tâm thanh tịnh, hiếu đức hiếu thiện. Như hôm nay chúng ta giảng sám trừ nghiệp chướng, đoạn tất cả ác, tu tất cả thiện, đó chính là thâm tâm, chính là tự thọ dụng. Sau khi tâm Bồ Đề phát rồi thì trong tự nhiên sẽ là như vậy, một chút miễn cưỡng cũng không có, cũng không cần phải người khác đốc thúc, mà tự động tự phát, họ thật làm.

Tha thọ dụng của tâm Bồ Đề chính là đối nhân xử thế tiếp vật với lòng đại từ đại bi. Từ bi này dùng lời hiện tại mà nói chính là đối với tất cả chúng sanh quan tâm chân thành, thương yêu chân thành, giúp đỡ nhiệt tâm, đó là tha thọ dụng.

Ý nghĩa của tâm Bồ Đề rất sâu, rất rộng. Khi Phật pháp chưa truyền đến Trung Quốc, cổ thánh tiên hiền của chúng ta cũng đã phát ra tâm này, chẳng qua không gọi nó là tâm Bồ Đề, trên thực tế cùng với tâm Bồ Đề mà Phật nói không hề khác nhau. Vào thời xưa, Vua Hán Võ chế định chính sách giáo dục của quốc gia. Sau khi ông chế định chính sách này thì kéo dài mãi đến triều Mãn Thanh, hơn hai ngàn năm. Mỗi một triều đại đều tuân thủ, đều không hề cải biến nó, có thể thấy được tông chỉ phương châm của chính sách giáo dục này là chính xác, cho nên đế vương nhiều đời đều khẳng định tiếp nhận, đều hoan nghênh chấp hành. Đó chính là thực hành tư tưởng giáo dục của Khổng Mạnh, ngày nay chúng ta gọi là nhà Nho.

Nhà Nho dạy người ở trên cương lĩnh giảng Tam Cương Bát Mục. Trong phương pháp giáo học cũng nói đến tâm Bồ Đề, nhưng không có danh từ này, mà có “thành ý, chánh tâm”. “Thành ý” chẳng phải là tâm chân thành hay sao? “Chánh tâm” chính là thâm tâm, đại bi tâm mà trong Phật pháp chúng ta đã nói. Hai thứ này hợp lại, họ dùng một chữ “Chánh”, chánh tâm! Phật pháp chúng ta giảng tỉ mỉ, bạn dùng tâm gì đối với chính mình, dùng tâm gì đối với người khác. Nhà Nho giảng nói tác dụng của thành ý này, họ chỉ nói chánh tâm, dùng chánh tâm đối với chính mình, dùng chánh tâm đối với người khác; chỉ có Phật giảng mới tường tận, thế nhưng thành ý này là chân thành.

Chúng ta cũng rất muốn dùng tâm chân thành, thế nhưng vẫn là không phải. Bồ Tát Mã Minh có một trước tác gọi là “Đại Thừa Khởi Tín Luận”. Khởi tín là vào cửa, là bước đầu, không phải rất sâu, cũng giống như trường học vậy, bạn vừa vào lớp một, vừa mới đi học. Điều kiện khởi tín chính là phát tâm Bồ Đề. Cho nên, tâm Bồ Đề vừa phát thì bạn chính là Bồ Tát Đại thừa khởi tín, ở trong Kinh Đại thừa gọi là phát tâm trụ Bồ Tát. Đây là Bồ Tát vị thứ nào? Là vừa phát tâm. Khi bạn vừa phát tâm chính là địa vị Viên Giáo Sơ Trụ Bồ Tát. Công đức của Bồ Tát Sơ Trụ tất cả chư Phật đều tán thán không cùng. Tương lai các vị sẽ xem thấy ở trong “Kinh Hoa Nghiêm”, đoạn Kinh văn “Thập Trụ”, tổng cộng có sáu phẩm Kinh, bên trong đặc biệt có một phẩm là “Sơ Phát Tâm Công Đức Phẩm”, đều là tán thán công đức của Bồ Tát Sơ Trụ.

Tâm Bồ Đề của chúng ta vì sao không thể phát khởi? Chúng ta rất muốn phát nhưng không cách nào phát được. Phật biết được, những bậc thánh hiền vào thời xưa cũng biết được, cho nên nói với chúng ta, bạn muốn phát tâm thì bạn cần phải đem chướng ngại trong tâm bỏ đi, như vậy chân tâm của bạn mới có thể phát ra được. Trong tâm chân thành có những chướng ngại nào? Có phiền não chướng, có sở tri chướng, hai loại chướng ngại này thật là phiền não lớn. Chỉ cần có hai loại chướng ngại này thì tâm chí thành của bạn, chân tâm của bạn sẽ không cách gì hiển lộ. Cho nên, Thanh Văn, A La Hán, Bích Chi Phật, Quyền Giáo Bồ Tát chưa đoạn hai loại chướng này, tâm Bồ Đề không thể hiện tiền, vẫn cứ dùng là vọng tâm, không phải chân tâm.

Nhà Nho dạy người như thế nào vậy? Bạn xem, phía trước “thành ý, chánh tâm” có hai câu là “cách vật, trí tri”, sau đó mới “thành ý, chánh tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Có thể thấy được hai câu “cách vật, trí tri” ở phía trước là quan trọng. Thế nào gọi là “cách vật”? Sau này, như nhà Nho của Tống Minh đem hai chữ “cách vật” này giải thích là cái lý tột cùng của các vật, nghiên cứu đạo lý của tất cả vật. Giải thích như vậy là trên căn bản, trên phương hướng đã sai lầm. Cho nên, người đời sau của Phu Tử là Chư Tử đi nghiên cứu lý, đại khái đầu óc đều hỗn loạn mà lý cũng chưa nghiên cứu ra được, vẫn là Tư Mã Quang thông minh hơn. Tư Mã Quang là tín đồ Phật giáo thuần thành. Ông nói rất có đạo lý. Ông nói, “cách vật”, vật chính là vật dục. Giải thích của ông không giống như giải thích của người trước. “Vật” là vật dục, chính là thị phi nhân ngã, danh vọng lợi dưỡng, năm dục sáu trần. Cách giải thích này của ông cùng giải thích của Phật pháp là như nhau. “Cách” là gì vậy? “Cách” là cách đấu, cũng chính là nói chúng ta chính mình phải đấu tranh với năm dục sáu trần, chúng ta phải chiến thắng nó, không nên để nó chiến thắng chúng ta. Bạn phải khắc phục năm dục sáu trần, chính là nhà Phật nói đoạn phiền não. Cách đoạn phiền não thế nào vậy? Nhà Nho gọi là “khắc chế”, đó chính là phương pháp đoạn phiền não. Cách này tốt, bạn có thể khắc phục năm dục sáu trần. Cho nên, Phật dạy cho đệ tử đời sau “lấy giới làm thầy, lấy khổ làm thầy”. Thầy chính là ý nghĩa của sự mô phạm, làm gương. Phật tuy không đề xướng tu khổ hạnh, thế nhưng Phật lại tán thành tu khổ hạnh, vì sao vậy?

Con người có thể trải qua đời sống thanh đạm thì ý niệm của vật dục này sẽ rất tan nhạt, hay nói cách khác, rất dễ đoạn phiền não. Nếu như bạn ở trong đời sống ham thích hưởng thụ thì bạn không có năng lực hàng phục năm dục sáu trần, phiền não của bạn rất khó đoạn. Phiền não của bạn chưa dứt thì tâm Bồ Đề không thể sanh khởi. Điểm này các vị đồng tu phải đặc biệt chú ý, vì sao vậy? Bởi vì điều kiện vãng sanh Thế giới Tây Phương Cực Lạc, trên Kinh Vô Lượng Thọ nói là “Phát tâm Bồ Đề, một lòng chuyên niệm A Di Đà Phật”. Nếu tôi không đem sự việc này giảng rõ ràng, giảng tường tận cho mọi người nghe, tương lai mọi người không thể vãng sanh thì mọi người sẽ không trách tôi:“Lời nói quan trọng này vì sao ông không nói với tôi?”. Hiện tại tôi nói với các vị rồi, các vị không chịu đi làm thì không phải trách nhiệm của tôi. Nếu bạn đến hỏi tôi thì tôi đã nói với bạn từ sớm rồi, bạn không tin tưởng thì không còn cách nào. Cho nên phát tâm Bồ Đề vô cùng quan trọng, nhất định phải dùng tâm chân thành đối đãi người, thì chân tâm của bạn liền hiện tiền. Bạn nhất định phải khắc phục dục niệm của bạn. Nhất định không bị năm dục sáu trần (hiện tại gọi là thế giới muôn màu) dụ hoặc, bạn chính mình có thể khắc phục được mình, đó chính là công phu “cách vật”. Cho nên “cách vật” là phá phiền não chướng, “trí tri” là phá sở tri chướng. Chúng ta phải cầu học vấn chân thật, trí tuệ chân thật.

Học vấn và trí tuệ chân thật đều ở trên Kinh Đại thừa. Ở bộ Kinh nào vậy? Kinh Vô Lượng Thọ là tốt nhất. Thế nhưng “Kinh Hoa Nghiêm” thì nói được càng rõ ràng, càng thấu triệt hơn. Tương lai, hai bộ Kinh này đều được giảng ở đạo tràng này của chúng ta. Hiện tại chúng ta đang làm công tác trù bị, trước tiên in quyển Kinh. Quyển Kinh chúng ta biên tập mới lại để mọi người xem. Câu đoạn, thứ lớp, chương pháp, kết cấu, nghĩa lý trong Kinh điển này rõ ràng, tường tận, khi bạn vừa xem liền có thể hiểu ngay, khi học thì sẽ dễ dàng. Hiện tại quyển “Kinh Hoa Nghiêm” là bổn xưa, được in bằng bản gỗ, một mặt mười hàng, một hàng hai mươi chữ, không có thứ lớp, cũng không có chấm phẩy, xem thế nào cũng không thể hiểu, khi xem thì trong lòng không thoải mái, cho nên không thể không đem Kinh này phân câu, đoạn, biên tập mới lại. Công tác này, phần thứ nhất chúng ta đã làm. Cho nên chúng ta dự định ngày 18 tháng này bắt đầu giảng. Từ ngày 18, tôi ở nơi đây một tuần lễ giảng năm ngày, bốn ngày giảng “Hoa Nghiêm”, một ngày giảng “Kinh Vô Lượng Thọ”. “Kinh Vô Lượng Thọ” ngắn, Kinh ngắn thì chúng ta giảng dài; “Kinh Hoa Nghiêm” rất dài, Kinh dài thì chúng ta giảng ngắn, như vậy rất tự tại, không bị hạn chế thời gian. Chúng ta dự định giảng ba năm, hy vọng trong ba năm có thể hoàn thành tốt công trình này. Vì vậy, phương pháp trong hai bộ Kinh này là “trí tri” tốt nhất, học tập có hiệu quả nhất. “Cách vật” nhất định phải ở ngay trong cuộc sống chính mình.

Trong cuộc sống chúng ta nhất định phải tiết kiệm, không nên lãng phí. Chính mình có phước báo thì cũng phải tiết phước. Phước báo dư ra phân cho chúng sanh cùng hưởng, thì phước báo của bạn càng ngày càng lớn, phước báo của bạn vĩnh viễn hưởng không hết. Chính mình có phước, không nên chỉ một mình hưởng hết, đó là sai lầm. Cho dù chính mình có rất nhiều phước báo, chúng ta chỉ hưởng thụ chút thôi, tất cả còn lại thảy đều chia cho chúng sanh cùng hưởng. Bạn có thể bố thí phước càng nhiều thì phước của bạn càng lớn. Phía trước đã nói với các vị, các vị bố thí tài thì được tiền tài, bố thí pháp được thông minh, bố thí vô uý được khỏe mạnh sống lâu. Bạn bố thí phước báo thì bạn đương nhiên được phước báo lớn, đây là đạo lý nhất định. Cho nên chúng ta phải bố thí phước báo lớn, đời sống tạm đủ thì được rồi. Tích thiện, tích phước là quan trọng, mỗi niệm vì chúng sanh, mỗi niệm vì xã hội. Chúng sanh đều có phước thì xã hội này tốt, đời sống của chúng ta đương nhiên cũng sẽ tốt. Chúng ta không hề rời khỏi xã hội, không hề rời khỏi chúng sanh. Không nên mỗi niệm chỉ nghĩ cho chính mình. Mỗi niệm chỉ nghĩ cho chính mình thì tâm Bồ Đề không còn. Mỗi niệm vì chúng sanh, mỗi niệm vì xã hội thì tâm Bồ Đề liền hiện tiền. Cho nên nhất định phải phát tâm Bồ Đề. Chúng ta sẽ không nói nhiều về tâm Bồ Đề ở đây, tương lai giảng đến trên Kinh còn phải nói tỉ mỉ.
 
Trích từ: Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh Giảng Giải Quyển 1

Kinh Sách Liên Quan

 
1.    Chú Giải Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác, Kim Cang thừa tam muội da giới đệ tử Hoàng Niệm Tổ | Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa, Việt Dịch
2.    Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Huyền Luận, Đại Sư Thái Hư | Hòa Thượng Thích Pháp Chánh, Việt Dịch
3.    Đại Thừa Khởi Tín Luận, Mã Minh Bồ Tát | Cố Giáo Sư Cao Hữu Đính, Việt Dịch
4.    Đại Thừa Ngũ Uẩn Luận, Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang | Hòa Thượng Thích Như Điển, Việt Dịch
5.    Đại Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận, Hòa Thượng Thích Quảng Độ
6.    Đại Thừa Tập Bồ Tát Học Luận, Hòa Thượng Thích Như Điển, Việt Dịch
7.    Địa Tạng Bồ Tát Linh Cảm Ký Tuyển, Đại Lão Hòa Thượng Thích Mộng Tham | Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa, Việt Dịch
8.    Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác, Bồ Tát Giới Vận Thành Hạ Liên Cư | Tâm Tịnh, Việt Dịch
9.    Kinh Thần Chú Bát Cát Tường, Khuyết Danh | Thích Nguyên Lộc, Việt Dịch
10.    Luận Khởi Tín Đại Thừa, Mã Minh Bồ Tát | Hòa Thượng Thích Giác Qủa, Việt Dịch
11.    Phật Thuyết A Di Đà Kinh Thiển Thích, Hòa Thượng Thích Tuyên Hóa | Hòa Thượng Thích Minh Cảnh, Việt Dịch
12.    Phật Thuyết A Di Đà Kinh Yếu Giải Giảng Ký, Cư Sĩ Lưu Thừa Phù | Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa, Việt Dịch
13.    Phật Thuyết Đại Thừa Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh, Bồ Tát Giới Vận Thành Hạ Liên Cư | Hòa Thượng Thích Minh Cảnh, Việt Dịch
14.    Phật Thuyết Đại Thừa Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh Tinh Hoa, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa, Việt Dịch
15.    Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh, Bồ Tát Giới Vận Thành Hạ Liên Cư | Hòa Thượng Thích Đức Niệm, Việt Dịch
16.    Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh Giảng Giải Lần Thứ 10, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Vọng Tây, Việt Dịch
17.    Phật Thuyết Đương Lai Biến Kinh Giảng Ký, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa, Việt Dịch
18.    Phật Thuyết Kinh Phạm Võng Phẩm Bồ Tát Tâm Địa, Đời Dao Tần, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập | Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, Việt Dịch
19.    Phật Thuyết Kinh Vạn Phật, Nguyên Ngụy Thiên Trúc Tam Tạng Bồ Đề Lưu Chi | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch
20.    Phật Thuyết Nhân Vương Hộ Quốc Bát Nhã Ba La Mật Kinh Giảng Nghĩa, Pháp Sư Viên Anh | Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa, Việt Dịch