Kinh Vô Lượng Thọ đầu tiên là khẩu nghiệp, thứ hai là thân nghiệp, thứ ba là ý nghiệp. Quí vị nghĩ thử xem Phật vì sao dùng cách nói như vậy, dụng ý là ở đâu? Chúng sanh ở thế giới Ta bà đặc biệt là hiện tại dễ dàng phạm nhất là khẩu nghiệp.
Khẩu tạo nghiệp gì? Thích phê bình người khác, không biết bản thân đang tạo khẩu nghiệp. Khẩu nghiệp là vọng ngữ, lưỡng thiệt, ỷ ngữ, ác khẩu. Phê bình người khác, có lúc bốn loại này đều phạm mà bản thân họ lại không biết. Cho nên thiện hộ tam nghiệp đầu tiên là khẩu nghiệp, “thiện hộ khẩu nghiệp, bất cơ tha quá”. Người khác phạm lỗi tí ti liền ác ý phê phán, quá đáng lắm. Không có lỗi lầm liền đặt ra lời đồn, đó là tội càng nặng hơn nữa. Cổ nhân nói rất hay: “oan gia nên giải không nên kết”, trong đời này không kết oán với người khác. Bất luận họ phạm tội lỗi gì thì đó đều là việc rất bình thường thôi. Cho nên chúng ta nhất định phải đầy đủ điều kiện Phật A Di Đà cho chúng ta. Điều kiện này là tin thật nguyện thiết, chân niệm Phật!
Niệm Phật không thể coi là nghiệp phụ, xem là việc đại sự trọng đại trong đời mình. Chúng ta đến làm gì? Chúng ta đến là để niệm Phật. Trong đời này chúng ta chỉ có một mục tiêu là thế giới tây phương Cực Lạc. Chỉ có một nguyện vọng là thân cận Phật A Di Đà.
Điều đầu tiên của quả báo khẩu nghiệp, điều đầu tiên là gì? Hôi miệng là chứng thường gặp, nói lên điều gì? Nói lên người đó nói dối, có thể nói thế này, nói dối, hai lưỡi, thêu dệt, ác khẩu, vấn đề rất dễ phạm. Thông thường, mọi người hay cho rằng hôi miệng là do dạ dày có bệnh, mới đưa đến chứng hôi miệng. Không ngờ thật sự là do nghiệp không nên trách dạ dày, do bản thân ta tạo khẩu nghiệp.
Thông thường nhất, phổ thông nhất, bản thân chúng ta có hay không? Có, nhưng bản thân chúng ta đã quen, không nhận ra. Cùng ở với mọi người, chúng ta hắt hơi, nói chuyện, mọi người đều nghe thấy, nhưng khi nghe không ai tiện nói, song có thể nhìn thấy, họ tránh xa quý vị, không có điều gì thật sự cần thiết họ sẽ không gần gũi quý vị. Hôi miệng chứng tỏ khẩu nghiệp của quý vị rất nặng, đây là một loại tội.
Họ đến báo thù, họ không để quý vị thoải mái, thân tâm đều chịu khổ. Thân thể mang bệnh hoạn, tâm lý chịu phiền não, lo nghĩ, bức bối, thân tâm không an. Tất cả là oán thân trái chủ tìm đến, không có oán thân trái chủ, làm gì có chuyện đó?
Những chuyện nhỏ này thường xảy ra trong đời thường, tựa hồ không ngày nào thoát khỏi. Chúng ta không tìm ra nguyên nhân, cho rằng thân thể không tốt, tìm thầy thuốc kiểm tra, không vấn đề, rất bình thường, tìm bác sĩ tâm lý cũng không vấn đề gì. Không học Phật không hiểu được, khi học Phật rồi mới hiểu.
Chúng ta ở trong đạo tràng, trong giảng đường, trong Niệm Phật đường, thấy được bao nhiêu người niệm Phật, đang nghe kinh, tinh thần ủ rũ không phấn chấn, thấy họ thế nào? Mệt mỏi, cho thấy họ rất đau khổ, họ không thoải mái, tinh thần không phấn chấn, đều là oán thân trái chủ. Chúng ta hiểu được chân tướng sự thực, quan sát trong đời sống hàng ngày, quý vị sẽ tìm ra câu trả lời, những ai có nhiều oán thân trái chủ, họ sống rất mệt, sống rất khổ sở; Những người nào oán thân trái chủ ít hơn, họ sẽ rất nhẹ nhàng, rất hoạt bát, không thể nhìn nhầm.
Hãy nghi nhớ bài kệ sau đây mà tu tiến:
Nói ít một câu chuyện Niệm nhiều một câu Phật
Đánh chết được vọng niệm Hiển pháp thân chân thật.
Hai câu nói của cổ nhân mà tôi tin và giữ rất cẩn thận, đó là: Biết được nhiều chuyện thì phiền não nhiều. Những điều không cần biết thì cần gì phải cất công tìm tòi, lại còn chạy vạy nghe ngóng, đó không phải tự mình trói mình sao? Tôi dứt khoát không giây vào những chuyện đó. Cổ nhân nói hai câu rất hay: “Thức nhân đa xứ thị phi đa; tri sự đa thời phiền não đa”Càng biết nhiều người càng lắm chuyện, càng biết nhiều chuyện càng phiền não. Nếu không biết rất nhiều chuyện, không cần phải đi khắp nơi tìm nghe. Người ta đưa tin đến, bảo cho mình chuyện gì, chuyện nào không liên can đến mình ta không thèm nghe. Biết càng ít chuyện càng tốt, quen càng ít người càng hay, không cần thiết! Vĩnh viễn giữ được cái tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm chánh giác, tâm từ bi của chính mình. Đức Phật thường dạy chúng ta: “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”.
Người đời niệm Phật phần nhiều lười biếng, không chỉ hằng ngày chẳng thường lễ bái, thậm chí gặp Phật cũng không lạy, còn như tất cả sự cúng dường phần nhiều thiếu sót.
Lý do chẳng qua là vì miệng niệm thì dễ, thân lễ thì khó; nói suông thì dễ, ra sức thực hành thì khó. Chẳng biết rằng, việc khó làm mà có thể làm được, điều đó mới đáng quý.
Tuy nói tu hành ở bên trong, chẳng phải ở bên ngoài nhưng đáng vẻ cung kính ở bên ngoài cũng không thể thiếu. Vả lại, ở ngay nơi bên ngoài có thể chứng tỏ bên trong, cho nên người xưa nói: “Người tu hành chân thật xem hình vẽ tượng gỗ đồng với Phật thật, thương như cha mẹ, kính như quân vương, sớm chiều yết kiến, hết lòng thành kính, lạy xuống như núi đổ, đứng lên tợ mây thăng, ra thì chấp tay vái chào. Người mà chấp tay vái chào thì dù xa trăm ngàn dặm nhưng cũng như thường ở trước mặt.