Chính con người trong “Kinh Kim Cang” nói: là một trong 12 loại chúng sanh, bản chất của nó, do các duyên hòa hợp tạo thành, các duyên một ngày nào đó phân tán, sanh mạng cũng cáo chung kết thúc. “Kinh Lăng Nghiêm” nói: [Nhân duyên hòa hợp, hư vọng có sanh, nhân duyên biệt ly, hư vọng gọi là diệt.] Do đây có thể biết, nhân sanh của người tôi, thân thể bên trong và thế giới bên ngoài, chỗ thấy của con mắt, chỗ nghe của lổ tai, tất cả vạn sự vạn vật, chẳng qua do hư vọng mà sanh, huyễn hóa không thật, như hoa đóm trong hư không, như mặt trăng trong nước, vốn không có thật, đây chỉ duy có Phật giáo triệt để mới hiểu rõ sáng sủa mà thôi.
“Trung Quán Luận” nói: [Các pháp không tự sanh, cũng không từ người khác sanh, không chung nhau sanh mà cũng không có nhân mà sanh, cho nên nói vô sanh. (Bản tánh của các pháp kể cả con người có từ vô thỉ, không có vấn đề tự sanh, mới sanh......cho đến không nhân để sanh).] Lại nói: [Đã sanh không có sanh, chưa sanh cũng không sanh, đã lìa sanh chưa sanh, sanh thời tức vô sanh. (Như đã giải thích ở câu trên, đã có mặt từ vô thỉ, không có vấn đề đã sanh, có sanh, chưa sanh.....cũng không có danh từ sanh và vô sanh).] Do đây chứng minh vững chắc, có thể nói rõ, bản tánh của con người, không sanh không diệt, thường trụ sáng sủa, chân thật trong sạch tròn sáng, không biến đổi. Người thường không biết, nhận cho người tôi, sau khi lọt lòng mẹ, gọi là [sanh]. Hình trạng diện mạo hài nhi mới sanh, gọi là sanh tướng, không biết sau khi lớn lên tướng mạo thay đổi, sanh tướng tức là không còn. Nếu như nhận cho là trước khi chưa ra khỏi thai, gọi là sanh tướng, theo thường thức thì không phù hợp. Người tôi nên biết, tướng mạo của tôi sanh sống, nơi đã sanh và nơi chưa sanh, hai thời gian đó, đều có thể được vậy không.
Phàm sự vật có sanh thì có diệt, thể của nó còn không có sanh, sao lại nói có diệt.
Cho nên luận nói: [Đã lìa sanh và chưa sanh.] cho nên nói vô sanh. Câu thứ tư nói: [sanh thời tức vô sanh.] nơi biểu hiện bề mặt xem thấy dường như tự tướng có mâu thuẩn, trước sau không có phù hợp. Kỳ thật, nơi bản thể pháp tánh mà nói, sanh không sanh tướng, diệt không diệt tướng, mà lại sự việc sanh sanh diệt diệt không ngăn ngại, đâu có phải khi sanh tức là không sanh. Nhân vì các Phật Thánh, do tu mà chứng đắc, thanh tịnh bản nhiên, tánh tịnh minh thể, tánh thể thấy thấu suốt, không sanh không diệt, không nhân không ngã, không nhân không quả, không thiện không ác, vĩnh viễn giải thoát lục đạo, được đại tự tại. Phàm phu thì không như thế, từ vô thỉ đến nay, vô minh che lấp, thời gian lâu dài trầm luân theo âm thanh sắc tướng vật dục, nơi chân thể pháp tánh, chỉ thấy có sanh có diệt, có sống ngàn tuổi, có hiền có ngu, có quý có tiện, có vọng tưởng điên đảo, tất cả đều đầy đủ.
Tổng Quan Kinh Luận Chí Lý, Thánh Phàm phân hai con đường, đều do tâm thiện ác tăng giảm gây ra. Nhân đây chúng ta nếu dùng tâm thiện, tức người thuộc bậc trên; nếu dùng tâm ác, tức người thuộc bậc dưới. Thế Tục Y Bốc Tinh Tướng Chi Thư nói: [Hữu tâm vô tướng, tướng tùy tâm sanh, hữu tướng vô tâm, tướng tùy tâm diệt. (Có tâm mà không có tướng, tướng theo tâm sanh ra, có tướng mà không có tâm, tướng theo tâm tiêu diệt).] Cũng có lý của nó. Do đây mà quán nó, kiết hung họa phước của thế gian, sống lâu bần cùng, chủng tộc quý tiện, vinh nhục đặng mất, nó đã từng không ngoài bản tâm thiện ác tăng giảm mà thôi. Thiện tăng lên là được phước đức trường thọ vinh hiển; ác tăng lên là thiên tai, họa ác, thấp hèn, vinh nhục, mất mát. Đây là do sĩ phu của Phật pháp minh bạch cụ thể, không cần phải cầu hỏi thầy bói họa phước, cũng không cần hỏi thần linh cầu phước, ngược lại chỉ quán tự tâm thiện ác, tâm thiện thì tất cả đều tốt, tâm ác thì tất cả đều hung dữ. Tục ngữ có nói: [ Phước đến thì tâm linh.] Đây chính là thiện niệm thúc đẩy tâm linh cảm sáng suốt phát huy.
Nơi Trung Quốc, Nho, Thích, Đạo, và mỗi đạo có Tông giáo riêng, ai cũng đề xướng con người cần yếu phải hành thiện, xả kỷ để làm người. Chỗ gọi: [Tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh, tích bất thiện chi gia, tất hữu dư ương.(Nhà tích trử điều thiện, nhất định có dư phước, nhà tích trử điều bất thiện, nhất định có tai ương)] Đây là định luật ngàn xưa không thể dời đổi. Trồng dưa đặng dưa, trồng đậu đặng đậu, nhân quả báo ứng, như ảnh theo hình, ai có thể không tin. Nhân đây đến chỗ dựa vào huyền bí [Làm lành rất vui] bốn chữ lớn đây, ý của bốn chữ đây nhầm để thức tỉnh con người, cần tưởng đến an cư lạc nghiệp, đầu tiên cần chánh cái tâm, tâm chánh thì thân tu, thân tu thì tề gia, tề gia thì trị nước, nước được trị thì sau đó thiên hạ thái bình. Người đời đã nói [Làm thiện rất vui], cũng nhất định có [Làm ác rất khổ.] đây là nguyên lý tồn tại, nhân vì không có [Làm ác rất khổ], thì tuyệt đối hiển nhiên không ra đạo lý [Làm thiện rất vui], hai câu đây tất nhiên nhất định lẫn nhau sanh lẫn nhau diệt, tương đối thành lập.
Chỗ gọi: [Đây có nên kia có, đây không nên kia không.] Lý của hai câu đây, tuy nhiên đối chiếu nhau để đánh giá, nhưng hết sức kỳ lạ, đều dựa vào một phương diện huyền bí [làm thiện rất vui], dường như chưa từng thấy nêu lên một phương diện là [Làm ác rất khổ], đương nhiên lý đây không khó thấu hiểu, nhân vì người đời thời nào khắc nào cũng hoan hỷ điều vui, chán ghét điều khổ, không phải chỉ thấy thống khổ như oan gia, chính là một chữ khổ cũng không đề cập, lý do ai ai cũng vui mừng khi nói đến cát lợi, nhưng không thích nghe tiếng nghịch tai, dường như có thể tránh né không chịu nghe các điều thống khổ. Kỳ thật không phải như thế, chính vì người đời không từng đi sâu nghiên cứu căn nguyên của cái khổ, cho nên mới nhận chịu các thứ thống khổ, giả sử đại gia có thể đủ nhìn xa căn nguyên của giải khổ, dùng sức trí huệ đem chém đứt căn nguyên của cái khổ, thử hỏi thống khổ lại phát sanh từ chỗ nào? Nhân đây chúng ta cũng đem [làm thiện rất vui] phản lại phương diện đạo lý [làm ác rất khổ] để thường cảnh giác người đời. Giả sử người đời sợ quả khổ, tức không nên mắc nợ giống nhân khổ, nhân khổ không giống thì quả khổ không thành.
Ở đây đầu tiên giải thích hai chữ thiện ác, thử hỏi đại gia nhận biết sao là thiện, sao là ác? Thật tại thiện ác không có tiêu chuẩn nhất định. Nếu người dùng dao gậy là thuộc nơi đồ hung dữ, nhất định là ác, giả sử lợi dụng dao gậy đi cứu mạng sống, tức biến thành là việc thiện; nếu người dùng tiền của là thuộc nơi thiện tốt, gọi nó là thiện, giả sử lợi dụng tiền tài đi giết mạng sống, tức biến thành việc ác. Do đây chỉ là một việc, thí dụ đề cử tất cả, không có giống nhau là thuộc nơi thiện, hoặc thuộc nơi ác. Thật tại thiện ác do tâm mà phát sanh, tâm muốn thiện thì tất cả đều biến thành thiện, tâm muốn ác thì tất cả đều biến thành ác, thiện ác tại tâm, không tại nơi vật, do đây mà luận, tất cả thiện ác đều do tâm làm chủ, vật ngoài đều theo tâm mà chuyển đấy thôi.
Đối với triết lý của [Làm thiện rất vui], nơi đây xin đề cử thí dụ, giả như người tôi theo thời theo chỗ, thình lình thấy có người gặp tai họa rất nguy hiểm, sát bên cạnh bờ vực thẳm hố sâu, kịp thời tôi chạy đến gấp cứu được một sanh mạng. Chỗ gọi: [Cứu một sanh mạng thù thắng hơn xây bảy cấp chùa chiền.] Thử tưởng tượng, tâm mình nợ phước đức hưng thịnh cao như thế nào, khả năng suốt ngày biểu lộ nét mặt vui mừng rõ ràng, cộng lại hiểu biết tự mình đã làm một việc to lớn bằng trời đã cứu một mạng người bên bờ vực thẳm. Phải biết thân thể do tâm làm chủ, tâm khi khoái lạc thoả thích, tự nhiên ảnh hưởng đến tỳ mạnh khoẻ và vị khai mở, tâm an tịnh, thần yên tĩnh, ngủ nghỉ an ổn, tâm mở rộng, thân thể thoải mái.
Người đây đã có thể tâm lý được bình an, hoan hỷ nơi tâm, tất nhiên [bên trong có những gì thì sẽ hiện hình ra bên ngoài.] Trên mặt khi thường hiện dung hoà hoan hỷ, có thể nói người thấy người vui, thân thuộc xem trọng, bằng hữu kính ngưỡng, ở bậc trên tất nhiên được kẻ dưới kính trọng, ở bậc dưới tất nhiên được cấp trên che chỡ, nhân vì thiện lạc, đức dầy chở phước, cho nên có thể đủ sống thọ, giàu có đầy đủ, không gặp ác vận, gặp hung hóa kiết, gặp nạn thành an lành.
Nguyên lý ngược lại chính là [Làm ác rất khổ.] Mặt đây cùng mặt trước phản nghịch nhau. Giả như người tôi vô cớ giết hại mạng người, tâm của họ có nợ với tôi như thế nào mà tôi phải ưu lo. Không luận người kia hung ác ra sao, hoặc tâm xấu như thế nào, nếu tôi làm những việc trái trời nghịch lý thì tôi nhất định tâm hốt hoảng thịt run, sợ hãi dị thường, khi ăn cơm nhắc đến ruột teo, ngủ luôn nằm ác mộng, ăn không ngon miệng, ngủ không an gối, đi đứng ngồi nằm đều nghi thần nghi quỷ. Nếu như một cá nhân khi thường tâm bị không an lạc, ngày tháng lâu dài, tất nhiên bị ảnh hưởng đến, nào tì bị thương vị bị tổn, tiêu hóa không tốt, tâm hồi họp mất ngủ, như thế tích lủy tháng năm, nhất định thể lực suy yếu, mặt vàng bắp thịt teo nhỏ, người thấy người chán ngấy, thân thuộc ghét không quan tâm, bằng hữu không nhìn lại, bần cùng tài tận, không chỗ kiếm ăn, nghèo bệnh vừa vừa, đói khát bức não, lúc này tuy có từ thân hiếu tử, cũng không thể cứu nhau, nhân vì nhân quả báo ứng, tự làm tự chịu, chính là chư Phật Bồ Tát, cùng thiên địa quỷ thần, đều không thể cứu vãn một phần rất nhỏ, đây chính là hiện làm hiện báo của [làm ác rất khổ] phần mình nên chịu, không thể chuyển dời cho người khác.
Phần phước của con người, giống như đèn dầu, khi đèn thêm dầu, lửa hoa càng sáng, đèn dầu nếu cạn, ánh sáng lửa liền tắt. Nhân đây chúng ta nên phải thời khắc nào cũng phải tu phước, phát huy niệm thiện trong tâm, thật hành tu phước, không ai hơn, kính trọng sư trưởng, cúng dường Tam Bảo, in khắc kinh Phật, tặng y thí thuốc, cứu tế tai ương, trai giới phóng sanh, tu kiều bồi lộ vân vân, tạo những việc lành đây, tức là tu phước, sống lâu như ánh sáng, phước như ngọn lửa, nhất định dài lâu. Ngược lại, sát sanh hại mạng, tổn người lợi mình, tìm cầu vật dục, giả gian xảo, làm loạn to lớn, đầu cơ thủ lợi, sai lầm giả trá, lừa dối phỉnh gạt, ganh tị hiền năng vân vân, tức là làm ác, đây có ác nghiệp, như dầu khô lửa tắt, sống mà bịnh khổ họa đến, chết mà đọa lạc ác đạo.
Có phước mà không huệ, dù cho có khả năng sống trường thọ, cũng là thiếu sót, nếu là giàu có mà bất nhân, khiến người khinh thường, danh xấu ngàn thu, ác thông suốt đầy tràn. Phật nói: [Trí huệ như người có mắt.] Một cá nhân nếu như không có mắt, dù cho có thể đi bộ, đường không rõ, tuy khỏi có rớt xuống hầm hố, ngả vào hào thành nguy hiểm. Tất nhiên phải thấy rõ thiện ác, biện minh thị phi, biết gần xa, lường cao thấp, đọc kinh cầu hiểu, đi du lịch trải nghiệm, học rộng nghe nhiều, làm công phu đây, tức là tu huệ, có phước gồm có huệ, tự mình đã có oai có thể quý, có phong thái có thể kính, nhan sắc sáng bóng, khí lực tràn đầy, áo mặc ăn uống đầy đủ, gia đình hòa thuận, cho dù đến phương nào, thường làm cho mọi người nghiêng thành quý mến, xa thì có thể trông, gần thì không chán, sanh ngày nay thì làm thầy, chuyển đời sau sanh đường lành, đâu không vinh dự sao!
Cần yếu của người tu phước, rất quý trọng tín tâm kiên cố, nổ lực tinh tấn, ngày lâu tháng dài, phước huệ đầy đủ, tuy không cầu đến, tất cả thuận lợi, tự nhiên vận hành. Không cần cầu thần cầu quỷ, vọng tưởng thăng quan phát tài, cát tường như ý, đông thành tây tựu, một vốn vạn lợi vân vân, đây là tập tục mê tín. “Kinh Địa Tạng” nói: [Như quả các người sát hại súc sanh, đem đây cầu phước, không những không lợi ích, lại kết tội duyên, chuyển thêm tội nặng.] Các thiện nhân trên, cần cầu ít già bình an, mạng sống trường thọ phú quý, phước huệ song tăng, chỉ có nhờ cậy Phật đà khai thị, thật tế thực hành, tích lủy ngày tháng, tự có thu hoạch, được thọ dụng rộng lớn.
Một niệm tâm tánh của con người, có lý có sự. Lý đây, thể tánh không biến, tinh vi rộng lớn, độc nhất không hai, như băng tức nước, thiên đường địa ngục, đều như bào ảnh, làm thiện làm ác, đều không phải thật có. Sự đây, không có một sự một pháp, không hiển bày sáng sủa rõ ràng, như nước kết thành băng, Quy y nhị bảo, tất cả giống như thế (chỉ quy y nhị bảo). Chỗ gọi: [Đều từ nơi pháp giới đây lưu chuyển, cũng đều trở về nơi pháp giới này.] Phàm phu chúng sanh không biết giải thích băng tức là tánh nước, chỉ thấy dụng tùy duyên, không thấy thể bất biến, cho nên từ vô thỉ đến nay, thuận theo dòng sanh tử, uốn cong vào thống khổ, làm thiện lên thiên đường, làm ác rớt vào địa ngục, chấp cho là thật có, không hiểu được chân không. Nhân đây Phật đà tạm thời dùng phương tiện, đầu tiên dùng nhân thiên thừa, dạy người tu ngũ giới thập thiện, khiến họ đặng thiện báo nhân thiên. Trong bốn Tất Đàn (Tất Đàn nghĩa là Thành Tựu), gọi đây là thế giới tất đàn, khiến họ sanh tín tâm. Do đây họ dần dần đạt đến làm người tất đàn,gọi là Đối Trị Tất Đàn, cũng gọi là Đệ Nhất Nghĩa Tất Đàn. Trong bốn tất đàn, bao gồm 12 bộ kinh, tám vạn bốn ngàn Pháp Tạng. Phật vốn không pháp có thể nói, vì có bốn nhân duyên tất đàn,nên cũng có thể nói pháp.
Quả như người người đều có thể các điều ác chớ làm, các điều lành nên phụng hành, lập chánh vị thiên hạ, hànhđại đạo thiên hạ, thế giới tự nhiên hòa khítốt lành, chiến tranh tiêu trừ, mưa thuận gió hòa, quốc thới dân an, ngũ trược ác thế tức thời biến thành thanh tịnh lạc độ!
Trích từ: Phật Học Vấn Đáp