Skip Navigation LinksHome > Pháp Bảo > Khai Thị Phật Học > Chung-Sanh-Kho-Nan-Lon-Nhat-La-Gi...?

Chúng Sanh Khổ Nạn Lớn Nhất Là Gì...?
Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Dịch Giả :Cư Sĩ Vọng Tây

Không phải không có tiền tài, không có tiền tài không xem là khổ nạn, không có trí tuệ mới là khổ nạn chân thật. Bạn xem trên thế giới ngày nay, người đầy đủ phú quý rất nhiều, người đầy đủ trí tuệ thì không nhiều. Phú quý mà không có trí tuệ thì luôn luôn tạo nghiệp. Phú quý của họ sau khi hưởng xong thì phải làm sao? Phước báo hưởng hết rồi thì tội báo liền hiện tiền. Phước đó không phải là phước chân thật, vinh hoa phú quý của thế gian là một giấc mộng. Chúng ta phải rất rõ ràng, rất tường tận, đó không phải là phú quý chân thật. Phú quý chân thật thì đời đời kiếp kiếp đều không mất đi, đó mới là thật. Một đời này hưởng xong rồi thì đời sau không còn nữa, đây là giả, không phải là phú quý chân thật. Đàm hoa vừa hiện, chúng ta phải hiểu rõ những chân tướng sự thật này. Thế nên trong mắt của Phật thấy những chúng sanh của sáu cõi gặp phải khổ nạn trên vật chất, còn phải giúp đỡ vật chất cho họ, khiến cho họ có thể được no ấm, có thể tiếp tục sống. 

Người đời trước tu được chút phước báo mà không có trí tuệ, hưởng phước mà không có trí tuệ, những người này càng phải nên độ họ. Cho nên, đối với chúng sanh bần cùng khổ nạn, giáo học của Phật dạy bảo họ đoạn ác tu thiện, bồi phước. Đoạn ác tu thiện là cải thiện đời sống vật chất. Pháp môn không hai, thật có hiệu quả. Đối với người đời sống giàu có mà không có trí tuệ, Phật dạy bảo họ, giúp đỡ họ phá mê khai ngộ, khiến phước báo của họ có thể tiếp nối, không đến nỗi hưởng hết để rồi tội báo hiện tiền. Cho nên, Phật đích thực là phổ độ tất cả chúng sanh.

Phước báo trong đây lớn, bao gồm Thiên Vương, trong Ấn Độ giáo gọi là Đại Phạm Thiên Vương, trong Phật Kinh gọi là Ma Hê Thủ La Thiên Vương. Đây là phú quý cùng tột trong sáu cõi. Họ chưa khai ngộ, không có trí tuệ, Phật muốn giúp đỡ họ, Phật muốn cho họ lợi ích chân thật, giúp đỡ họ khai trí tuệ, cho nên nói là: "do chúng sanh mà khởi tâm đại bi". Tâm đại bi chính là tâm Bồ Đề khởi tác dụng. Nhân tâm Bồ Đề vậy mới có thể thành Chánh Đẳng Chánh Giác. Cho nên, người Thế giới Tây Phương Cực Lạc, không một ai không phát tâm đại bi, không một ai mà không chịu hy sinh chính mình để thành tựu người khác, mỗi người đều là xả mình vì người. Như vậy mới có thể giống như Phật, phổ biến lợi ích tất cả chúng sanh.

Trích từ: Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh Tập 184
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh, Hòa Thượng Thích Đức Niệm Đọc Tiếp
2 Đại Thừa Ngũ Uẩn Luận, Hòa Thượng Thích Như Điển Tải Về
3 Luận Khởi Tín Đại Thừa, Hòa Thượng Thích Giác Qủa Tải Về
4 Phật Thuyết A Di Đà Yếu Giải Giảng Ký, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
5 Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Bà Đề Xá Chú Giải Giảng Nghĩa, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
6 Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Giảng Ký, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
7 Đại Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận, Hòa Thượng Thích Quảng Độ Tải Về
8 Đại Thừa Khởi Tín Luận, Cư Sĩ Chân Hiền Tâm Tải Về
9 Chú Giải Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
10 Phật Thuyết Kinh Phạm Võng Phẩm Bồ Tát Tâm Địa, Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh Tải Về
11 Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Kinh, Cư Sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền Tải Về
12 Phật Thuyết A Di Đà Kinh Yếu Giải Giảng Ký, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
13 Phật Thuyết Kinh Vạn Phật, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
14 Phật Thuyết A Di Đà Kinh Thiển Thích, Hòa Thượng Thích Minh Cảnh Tải Về
15 Đại Thừa Tập Bồ Tát Học Luận, Hòa Thượng Thích Như Điển Tải Về