Học Phật Nhất Định Phải Từ Tam Phước
Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Dịch Giả :Cư Sĩ Diệu Âm

Học Phật nhất định phải từ “Tam phước” (xem chú giải trang 135) của “Quán Kinh” bắt đầu, không từ đây tu hành thì không cách nào được thành tựu. Phật đã nói rất rõ đây là “ cái nhân chính để tu tịnh nghiệp của ba đời chư Phật”. Nói một cách khác là chư Phật quá khứ, Phật hiện tại và Phật vị lai muốn thành Phật, nhất định phải đi con đường này. Nếu chúng ta không đi con đường này, muốn thành Phật thì không thể nào… Trong Phật pháp nói đến hiếu thuận cha mẹ, cho nên, thật hiếu thuận thì phải khuyên cha mẹ niệm Phật. “Phụng sự sư trưởng” cũng không dễ dàng. Phụng sự sư trưởng có phải là chiếu cố tốt cho cuộc sống của sư trưởng? Không chỉ có thế. Quý vị xem “ Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyên Phẩm” có nói đến sự cúng dường. Trong các sự cúng dường, Pháp cúng dường là tối thắng. Trong “ Pháp cúng dường” lại có “Y giáo tu hành” là đệ nhất. Tiêu chuẩn của Phổ Hiền Bồ Tát là những gì thầy chỉ dạy cho chúng ta, chúng ta đều nhận biết, đều tiếp nhận và cũng đều thực hành. Đây mới là phụng sự sư trưởng.

Thế giới ngày nay là loạn thế, từ xưa đến nay chưa có tình thế hỗn loạn như bây giờ. Nếu muốn tìm sự căn nguyên của sự hỗn loạn, đó là chúng ta đã bỏ mất những lời giáo huấn của chư Phật, Bồ Tát và các bậc Thánh hiền nhân… Chúng ta hy vọng Phật, Bồ Tát đến cứu là không thể được. Chúng ta phải biến mình thành Phật, Bồ Tát để cứu vớt xã hội này. Từ đâu mà cứu vớt? Phải từ “Hiếu thân tôn sư” mà làm, khởi xướng lên và làm người dẫn đầu, làm người mô phạm cho người khác xem. Đây là thân giáo, là hoằng pháp lợi sanh, khuyên bảo tất cả mọi người, mang đến cho họ nhiều lợi ích.

Ngày nay chúng ta muốn khai phát tánh đức, minh tâm kiến tánh. Dùng phương pháp gì? Dùng “hiếu kính”. Cho nên, đem tấm lòng cha mẹ trải rộng ra thành hiếu thuận tất cả chúng sanh, đem tấm lòng kính ngưỡng sư trưởng trải rộng ra thành kính ngưỡng tất cả chúng sanh thì sẽ được minh tâm kiến tánh. Từ phân biệt, tu đến khi không còn phân biệt. Tôi “hiếu thân tôn sư” là có phân biệt, sau khi trải rộng thì không còn phân biệt. Đến khi nào không còn phân biệt thì tánh đức sẽ hiển lộ ra, đó là minh tâm kiến tánh. Đây phải cố gắng, chăm chỉ mà làm, cho nên, học theo A Di Đà Phật quyết định không sai.

Trích từ: Niệm Phật Thành Phật
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 48 Pháp Niệm Phật, Sa Môn Thích Tịnh Lạc Tải Về
2 Niệm Phật Thành Phật, Hòa Thượng Thích Phước Nhơn Tải Về
3 Niệm Phật Vô Tướng, Cư Sĩ Hạnh Cơ Tải Về
4 Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ Tải Về
5 Kinh Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật, Hòa Thượng Thích Trung Quán Tải Về
6 Niệm Phật Tam Muội Bửu Vương Luận, Tịnh Sĩ Tải Về
7 Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương Luận, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về
8 Niệm Phật Cảnh, Hòa Thượng Thích Minh Thành Tải Về
9 Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật, Thích Nguyên Anh Tải Về
10 Niệm Phật Nhất Định Được Vãng Sanh, Hòa Thượng Thích Giác Qủa Tải Về
11 Niệm Phật Tứ Đại Yếu Quyết, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
12 Ý Nghĩa Chân Thật Của Bổn Nguyện Niệm Phật, Cư Sĩ Diệu Âm Tải Về

Các Kinh Hướng Về Tịnh Độ
Đại Sư Tông Bổn

Luận Về Bốn Cõi Tịnh Độ
Cư Sĩ Lý Viên Tịnh

Đại Khái Của Pháp Môn Tịnh Độ
Đại Sư Duy Tắc Thiền sư Thiên Như Đời Dao Tần

Pháp Môn Tịnh Độ
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Tông Tịnh Độ
Cư Sĩ Hạnh Cơ

Tịnh Độ Thù Thắng
Cư Sĩ Lý Viên Tịnh