Home > Linh Cảm Ứng
Bàn Luận Trống Rỗng Vô Ích Quỷ Thần Tính Nợ
Cư Sĩ Lâm Khán Trị | Sa Môn Thích Hoằng Chí, Việt Dịch


Lại nói về sư tỷ Trương Thẩm ở Vụ Phong là một vị đệ tử Tam Bảo đầy đủ trí huệ, vào tám năm trước mới nghe Phật pháp đã trồng được hạt giống kim cang trong ruộng thức thứ tám, về sau đầy đủ chánh tri chánh kiến. Tin Phật chưa được mấy tháng, lại có một lần ở trong cảnh giới nửa tỉnh nửa mê, tranh biện cùng với quỷ lớn quỷ nhỏ, nguy hiểm chút nữa là bị quỷ đánh chết tươi rồi.

Nguyên là A Thẩm lúc trước khi chưa tin Phật, từng bị bệnh ba năm, không có ngày nào không chích thuốc, uống thuốc. Ở Vụ Phong chín năm trước còn chưa có một ngôi miếu thần nào, hay một ngôi chùa nào, chỉ có một ngôi miếu chung của dân rất nhỏ, thờ cúng là một bài vị thần chủ bằng ván. A Thẩm vì cầu cho bệnh được mau khỏi, không khỏi cầu thần, cầu quỷ phò hộ, tự mình thường hay mang giấy tiền vàng mã đến lễ lạy cầu thần ông phù hộ sức khỏe của bà sớm được bình an vô sự, nhưng cầu liên tiếp mấy năm vẫn cứ như thế.

Đến năm thứ 48 ban hoằng pháp của nữ ở Liên xã đến cơ sở hoằng pháp tại Vụ Phong, A Thẩm được nghe pháp vị như được uống nước cam lồ, như được của báu. Từ đó hai thời khóa sớm tối rất thành khẩn không gián đoạn, đối với ngôi miếu chung của dân kia không còn đi nữa, biết được tự thân họ (thần) còn không cứu được, làm sao có thể cứu người, cho nên sau khi A Thẩm tin Phật, sức khỏe liền dần dần hồi phục mạnh khỏe.

Có một hôm vị Lâm Thái Thái là bạn tri kỷ tốt đến muốn A Thẩm dẫn bà ta cùng đi vái cúng ngôi miếu chung của dân kia. A Thẩm liền cùng đi bái với bà ta, bà Lâm lễ xong nói: “Hôm nay chúng ta quên mua tiền vãng sanh và giấy vàng mã rồi!”. A Thẩm nói “Đốt giấy vàng và tiền vãng sanh làm cái gì? Bạn không nên mê tín, nếu như cần đốt tiền vãng sanh, chi bằng niệm vài biến chú vãng sanh bố thí cho họ còn hay hơn”. A Thẩm gần như nói chơi thôi, rồi cũng không niệm chú vãng sanh, thắp hương lễ xong, ai về nhà nấy.

Đến tối vào lúc nửa đêm nửa hôm, A Thẩm như tỉnh mà không phải tỉnh, như mộng mà không phải mộng, bỗng nhiên nhìn thấy mấy con quỷ đến nói với bà ta “Đại vương của chúng tôi muốn mời bà đi nói chuyện”. A Thẩm hỏi nó: “Đại vương các người là ai? Ta không đi”. Mấy con quỷ đó cũng chả nói lý lẽ gì, không đi thì cưỡng bức lôi đi, lôi đến ngôi miếu chung của dân kia, thấy trước miếu đứng rất nhiều người nam, nữ, lớn, bé, chính giữa ngồi một vị quỷ, thân thể to lớn, mặt mày hung ác, mấy con quỷ nhỏ kêu A Thẩm quỳ xuống, A Thẩm trong lòng linh cơ sáng suốt, liền to tiếng nói rằng: “Ta là đệ tử Tam Bảo, Phật pháp vô biên, các ngươi quỷ đạo chúng sanh, còn phải cần đến Phật pháp cứu giúp cho các ngươi nữa là!”. Lời nói chưa dứt, ông đại vương kia nổi giận xung thiên lớn tiếng quát rằng: “Lôi nó ra đánh chết tươi nó đi, nó dám nói lớn lối, lại không cho chúng ta tiền vàng”. Đang lúc cả một bầy quỷ ra tay sắp đánh bà ta, A Thẩm nói: “Không sợ nhà ngươi đâu! Ta thỉnh Bồ Tát lại!”. Tức thời chắp tay xưng niệm “Nam mô cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ Tát ”. Niệm hết thảy chưa đến mười tiếng, trên hư không hiện ra một hình tượng Bạch y Quán Thế Âm Bồ Tát, tay phải cầm bình cam lồ, tay trái cầm nhành dương liễu, đạp mây mà xuống. A Thẩm xem thấy rất rõ ràng, bầy quỷ lớn nhỏ kia thấy được Quán Thế Âm Bồ Tát đều quỳ xuống hết, đầu mặt dập xuống đất. Khi đó A Thẩm vẫn cứ lớn tiếng niệm “Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát”. Lúc đó chồng của A Thẩm là cư sĩ Trần Thiên Trụ nghe tiếng vợ mình niệm Quán Thế Âm Bồ Tát quá lâu, nghĩ chắc là nằm thấy quái mộng gì rồi, liền kêu A Thẩm thức dậy. A Thẩm thức dậy liền đem cảnh giới trong mộng tranh biện cùng quỷ kể cho cả nhà nghe. Nếu như không biết niệm “Cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ Tát” có lẽ tiêu mạng rồi, âm dương vĩnh viễn cách biệt. Câu chuyện trên đây cũng là tự miệng A Thẩm nói với tôi. Tục ngữ có câu: “Bệnh tùng khẩu nhập, họa tùng khẩu xuất”. Thánh nhơn cũng có nói “Kính quỷ thần mà xa họ ra”. Xin khuyên chư vị là đệ tử của Phật, ngàn vạn lần chớ nên tự khoe mình hay giỏi, nói giỡn chơi với quỷ thần. Nếu lâm vào tình trạng giống như A Thẩm, trong mộng biết niệm Thánh hiệu Bồ Tát thì không sao, còn như công phu chưa đến, thì tự rước lấy phiền toái vào thân rồi.



Kinh Sách Liên Quan

 
1.    48 Pháp Niệm Phật, Cư Sĩ Giang Đô Trịnh Vĩ Am | Sa Môn Thích Tịnh Lạc, Việt Dịch
2.    Cảm Ứng Thiên Vựng Biên, Cư Sĩ Như Hòa, Việt Dịch
3.    Hương Thơm Niệm Phật, Thượng Tọa Thích Phổ Huân
4.    Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật, Pháp Sư Viên Anh | Thích Nguyên Anh, Việt Dịch
5.    Những Truyện Cảm Ửng Về Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm, Lão Cư Sĩ Định Huệ | Diệu Tuyền, Việt Dịch
6.    Những Truyện Tích Triết Lý, Hòa Thượng Thích Hồng Tại (Đoàn Trung Còn), Việt Dịch
7.    Niệm Phật Căn Bản Cho Người Tại Gia, Thiện Phúc
8.    Niệm Phật Cảnh, Sa Môn Đạo Cảnh và Thiện Đạo Đại Sư | Hòa Thượng Thích Minh Thành, Việt Dịch
9.    Niệm Phật Chỉ Nam, Mao Dịch Viên | Hòa Thượng Thích Minh Thành, Việt Dịch
10.    Niệm Phật Chuyển Hóa Tế Bào Ung Thư, Pháp Sư Đạo Chứng | Thích Minh Quang, Việt Dịch
11.    Niệm Phật Dẫn Đi Khỏi Luân Hồi, Lý Lâm Qúy | Mạt Nhân Đạo Quang, Việt Dịch
12.    Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ
13.    Niệm Phật Kiếm, Đời Dao Tần, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập | Cư Sĩ Nguyễn Xuân Chiến, Việt Dịch
14.    Niệm Phật Kính, Đại Sư Thiện Đạo Đời Đường | Hòa Thượng Thích Hồng Nhơn, Việt Dịch
15.    Niệm Phật Luận, Pháp Sư Đàm Hư | Cư Sĩ Như Hòa, Việt Dịch
16.    Niệm Phật Nhất Định Được Vãng Sanh, Pháp Sư Huệ Tịnh | Hòa Thượng Thích Giác Qủa, Việt Dịch
17.    Niệm Phật Pháp Yếu, Cư Sĩ Mao Lăng Vân cung kính kết tập | Cư Sĩ Như Hòa, Việt Dịch
18.    Niệm Phật Sám Pháp, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm
19.    Niệm Phật Sinh Tịnh Độ, Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm | Thượng Tọa Thích Chân Tính, Việt Dịch
20.    Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương Luận, Đại Sư Phi Tích | Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, Việt Dịch