Phật Học Vấn Đáp


Kinh Lăng Nghiêm là ngụy tạo có đúng không?
Viên Mai[i] đời Thanh nói: Kinh Lăng Nghiêm áng chừng là do người đời Lục Triều[ii] ngụy tạo, “Tây Vực chẳng hề có kinh ấy” (coi trong thư gởi Trình Miên Trang trong phần Xích Độc (thư từ) của bộ Tiểu Thương Sơn Phòng). Làm thế nào để bác bỏ thuyết của họ Viên? (Trầm Chung Ngũ hỏi)
Lão Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam | Dịch Giả :Cư Sĩ Như Hòa | Xem: 53

5/11/2024 12:13:21 PM
Viên Tử Tài chỉ là một nhà văn học mà thôi! Đối với Phật học và khảo cứ (khảo sát, đưa ra chứng cứ) đều là kẻ lơ mơ, lời ông ta nói chẳng đáng bận tâm. Nhưng biện định kinh ấy là chân hay ngụy, trong Phật môn đã có lắm người, đến nay vẫn tranh cãi chẳng ngớt, há có nên coi thường bệnh tật trong tạng phủ để chuyên hỏi đến những thứ ghẻ chốc [ngoài da] ư?
 
[i] Viên Mai (1716 1797), tự Tử Tài, hiệu Giản Trai, biệt hiệu Tùy Viên Lão Nhân, là một thi nhân và văn sĩ đời Thanh, người xứ Tiền Đường, tỉnh Chiết Giang, từng làm tri huyện Giang Ninh, và là một trong tám đại gia về thể loại Biền Văn đời Thanh. Trước tác có Tiểu Thương Sơn Phòng Văn Tập, Tùy Viên Thi Thoại, Tử Bất Ngữ, Thái Muội Văn. Viên Mai thích sưu tập những câu chuyện cũ, kỳ dị, viết thành bộ Tử Bất Ngữ, nổi tiếng không kém bộ Duyệt Vy Thảo Đường Bút Ký của Kỷ Hiểu Lam. Ông ta thích luận bàn về đạo Phật, nhưng không hiểu đến nơi đến chốn nên có những dị thuyết rất lạ lùng, chẳng hạn bảo Lăng Nghiêm do người đời Lục Triều bịa ra, nhưng chẳng nêu được một chứng cứ khả tín nào. Ông cũng rất thích ăn uống, nên đã sưu tập mọi công thức chế biến món ngon vật lạ thời ấy, viết thành cuốn Tùy Viên Thực Đơn. Cuốn Thực Đơn ấy cũng được dịch sang tiếng Nhật.
[ii] Lục Triều là sáu triều đại liên tiếp trong lịch sử Trung Hoa, có hai cách hiểu:
1. Đông Ngô (do Tôn Quyền sáng lập), Đông Tấn (hậu duệ của nhà Tây Tấn, được kể từ lúc Tư Mã Duệ làm vua), Tống (do Lưu Dụ sáng lập, khác với nhà Đại Tống hoặc Triệu Tống sau này của Triệu Khuông Dẫn), Tề (do Tiêu Đạo Thành sáng lập), Lương (do Tiêu Diễn sáng lập), Trần (do Trần Bá Tiên sáng lập). Sáu triều đại này lần lượt đóng đô tại Kiến Khang (Nam Kinh). Đây là cách hiểu của Hứa Tung trong bộ Kiến Khang Thực Lục.
2. Đông Ngụy (do Tào Phi sáng lập), Tấn (do Tư Mã Viêm sáng lập), Tống, Tề, Lương, Trần. Đây là cách hiểu của sách Tư Trị Thông Giám (do Tư Mã Quang soạn).

Trích từ:  Phật Học Vấn Đáp Loại Biên.

Câu Hỏi Ngẫu Nhiên


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật