Home > Kinh Sách Tịnh Độ > Phap-Mon-Tinh-Do

Lời Nói Đầu


Giáo pháp của đức Bổn Sư hiện được lưu truyền khắp thế giới gồm có nhiều pháp môn. Ở nước Việt Nam ta pháp môn phổ biến nhất, duy có pháp môn Tịnh Ðộ. pháp môn nầy cơ hồ như lấn át luôn cả pháp môn Thiền Tông là pháp môn chính truyền từ phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi cho đến Tổ Thiệt Diệu Liễu Quán.

Hiện nay trong từ các Đại đức Tăng Ni, ngoài đến Tín đồ Hội viên các hội Phật giáo Cư sĩ, không ai là không thực hành pháp môn nầy. Thậm chí đến các đơn vị Phật giáo ở cấp xã, thôn tại Trung Việt đều lấy hai chữ Tịnh Ðộ gọi tên chung cho đơn vị.

Nhận thấy nơi nơi đều thật hành pháp môn Tịnh Ðộ, để cho ý nghĩa và phương pháp hành trì pháp môn nầy được thêm sâu rộng và để góp phần công đức thêm cao dày, tôi phỏng theo quyển Tịnh Pháp Khái Thuật soạn ra sách nầy hầu mong giúp quý Phật tử sơ cơ hiểu rõ thêm cái pháp môn vi diệu mà mình đang thực hành.

Sách nầy gồm tóm yếu nghĩa ba bộ kinh: Thập Lục Quán, Quán Vô Lượng Thọ, Phật Thuyết A Di Đà do chính kim ngôn Đức Thích Tôn dạy ra, và một bộ luận là Luận Vãng Sanh do Ngài Bồ Tát Vô Trước soạn. Về đời nhà Tùy, có Ngài Lô Sơn tức Tổ Sư Huệ Viễn dựa vào ba kinh và một luận nói trên mà sáng lập tông Tịnh Độ. Từ đó tông nầy không ngớt bành trướng và lan khắp các nước Phật giáo ở miền Đông Á.

Vậy, trong tòa nhà Tịnh Ðộ mà quý Phật tử hiện đang kiến tạo, họa đồ là của Đức Bổn Sư, gạch ngói và công xây là của quý Phật tử, tôi chỉ xin nguyện góp thêm vào đó một chút ít đường mật cho vôi gạch chóng ăn nhau hầu mong tòa nhà sớm thành tựu.

Có đạt được sở nguyện cỏn con ấy không là tùy lượng quý Phật tử hưởng ứng nhiều hay ít. Riêng soạn giả tự cho là đã làm xong một việc đáng làm.

Soạn giả cẩn chí


Lời Giới Thiệu

Căn bản của pháp môn Tịnh Độ là thanh khiết thân tâm để phục hồi bản tánh chân tịnh cố hữu.

pháp môn Tịnh Ðộ, sau khi được Phật chỉ dạy, sự phát huy được liên tục và đầy đủ. Cuốn sách sau đây là do Pháp Sư Trí Thủ hiện là Giám Viện Phật Học Viện, phỏng thuật theo cuốn"Tịnh Pháp Khái Thuật", tóm tắt tất cả hệ thống tư tưởng của pháp môn Tịnh Ðộ qua sự chỉ dạy của Phật và sự phát huy của các bậc cao đức. Tín, Hạnh, Nguyện, 3 yếu tố tâm thiết và đặc trường của Tịnh Ðộ, được trình bày đầy đủ và giản dị trong sách nầy.

Thời buổi pháp nhược ma cường, pháp môn Tịnh Ðộ quả là pháp môn đem lại sự thực hành thâm thiết và sự phấn khởi vô bờ cho tất cả tầng lớp con Phật, nên Tổng Trị Sự chúng tôi cho xuất bản sách nầy và với sự ước nguyện mọi người đồng học đồng tu để đồng được thân cận với Phật.

Phật Lịch 2505, ngày 26 4 1961

Trị Sự Trưởng

Giáo Hội Tăng Già Trung Phần

Thích Mật Nguyện

Kinh Sách Liên Quan

 
1.    Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Như Hòa, Việt Dịch
2.    Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ
3.    Khuyên Người niệm Phật cầu sinh tịnh độ, Chu An Sĩ | Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến, Việt Dịch
4.    Lá Thư Tịnh Độ, Đại Lão Hòa Thượng Thích Ấn Quang | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch
5.    Tịnh Độ Thập Nghi Luận, Đại Sư Đời Tùy, Thiên Thai Trí Giả | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch
6.    Tịnh Độ Hoặc Vấn, Đại Sư Duy Tắc Thiền sư Thiên Như Đời Dao Tần | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch
7.    Tịnh Độ Sanh Vô Sanh Luận, Sa Môn U Khê Truyền Đăng, ở núi Thiên Thai | Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, Việt Dịch
8.    Tịnh Độ Cảnh Ngữ, Bồ Tát Bật Sô Hành Sách Triệt Lưu | Cư Sĩ Như Hòa, Việt Dịch
9.    Tịnh Độ Nhập Môn, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Diệu Âm, Việt Dịch
10.    Tịnh Độ Pháp Ngữ, Nhiều Dịch Giả, Việt Dịch
11.    Tịnh Độ Tập Yếu, Thích Nữ Minh Tâm
12.    Tịnh Độ Vấn Đáp, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Thích Nhuận Nghi, Việt Dịch
13.    Tịnh Độ Vựng Ngữ, Đại Sư Liên Trì | Hòa Thượng Thích Minh Thành, Việt Dịch
14.    Pháp Môn Hạnh Phúc, Đại Lão Hòa Thượng Thích Tinh Vân | Nguyên Phố, Việt Dịch
15.    Long Thư Tịnh Độ, Vương Nhựt Hưu | Đại Lão Hòa Thượng Thích Hành Trụ, Việt Dịch
16.    Tuyển Tập Khuyến Tu Tịnh Độ, Nguyễn Long