Học hành phải y theo minh sư chứ chẳng phải danh sư.  Minh sư có thể chỉ dẫn bạn đi trên đường bằng phẳng, đi về đường hướng sáng sủa.  Minh sư là người chỉ đường, chỉ điểm phương hướng cho mình, phòng ngừa cho mình chẳng đi lạc đường.  Ðồng tu là người khuyến khích lẫn nhau, dùi mài, trao giồi lẫn nhau, có ‘thầy tốt bạn tốt’ mới có thể thành tựu.

Người sơ học chưa đủ năng lực phân biệt tà - chánh, thị - phi; khi nghe người này rồi nói người này tốt, đi theo họ; nghe người kia xong thì nói người kia tốt, bị họ chuyển dời.  Cũng như trẻ em, cha mẹ phải chăm nom kỹ càng vì nó chẳng biết tà - chánh, thị - phi, chẳng biết được - mất, lợi - hại, cần phải có thầy dạy dỗ.  Ðợi đến lúc bạn có thể phân biệt tà chánh, thị phi, chẳng bị người ta xỏ mũi dẫn đi, có năng lực này rồi, lão sư có thể cho bạn đi ra ngoài tham học.  Thầy thật là đại từ đại bi!  Bảo đảm dạy dỗ, tận tâm tận lực.

Ðạo lý thầy trò thiệt chỉ có thể gặp mà chẳng thể cầu, vô cùng hiếm có!  Ðây là cơ duyên, tự mình phải trồng thiện căn, vun bồi thiện duyên.  Nếu thực sự chẳng gặp được thì cũng còn phương pháp, đó tức là học người xưa.  Lúc trước thầy Lý Bỉnh Nam dạy tôi (tôi ở đây chỉ lão hòa thượng Tịnh Không), thầy rất khiêm nhường mà nói: ‘Khả năng của tôi chỉ có thể dạy cho ông năm năm’.  Thầy dạy tôi học theo Ấn Quang pháp sư.  Ấn Quang pháp sư là thầy của thầy Lý, thầy khuyến khích tôi tôn Ấn Quang pháp sư làm thầy.  Lúc đó tôi mới bắt đầu học, còn chưa xuất gia.  Thầy nói với tôi: ‘Người xưa đừng học theo Tô Ðông Pha, người thời nay đừng học theo Lương Khải Siêu.’  Hai người này đều là học giả Phật học lỗi lạc, trên ‘Phật học’ họ là học giả uyên thâm, nhưng trên ‘học Phật’ họ chẳng có thành tựu, chẳng thể học theo hai người này.’

Lúc chúng ta chẳng tìm được thiện tri thức thì có thể tìm người xưa, làm học trò tư thục của người xưa.  Những người dùng phương pháp này được thành tựu rất nhiều, ở Trung Quốc người đầu tiên tôn người xưa làm thầy là Mạnh Tử.  Mạnh Tử học theo Khổng Tử, lúc bấy giờ Khổng Tử chẳng còn nhưng sách vở của ngài còn lưu lại trong thế gian nên Mạnh Tử chuyên đọc và học theo sách của Khổng Tử, tiếp nhận lời dạy của Khổng Tử trong sách, một lòng một dạ học theo Khổng Tử.  Mạnh Tử học theo vị thầy này, chuyên học một vị thầy, học rất thành công, vì vậy nên trong lịch sử Trung Quốc người ta tôn Khổng Tử làm Ðại Thánh, Chí Thánh, Mạnh Tử làm Á Thánh.

Sau này trong lịch sử Trung Quốc có rất nhiều người dùng phương pháp này được thành công, lừng danh nhất là Tư Mã Thiên triều Hán, ông viết quyển lịch sử Trung Quốc đầu tiên ‘Sử Ký’.  Tư Mã Thiên học Tả Khưu Minh, ông chỉ học một người, chuyên đọc tụng ‘Tả Truyện’, chuyên học văn chương, tu dưỡng của ‘Tả Truyện’, ông học thành công và trở thành một văn hào thời đó.  Còn Hàn Dũ đời Ðường, ông là một trong tám văn hào nổi tiếng đời Ðường, Tống, còn có hiệu là Hàn Xương Lê, người chuyển đổi nền văn học sau tám đời suy thoái; thầy của Hàn Xương Lê là ai?  Tức là Sử Ký.  Ông học Tư Mã Thiên, chuyên học Sử Ký, học văn chương, giáo huấn của Sử Ký và trở thành lãnh tụ của tám nhà [văn hào] đời Ðường, Tống.

Trong nhà Phật, Ngẫu Ích đại sư triều Minh là một Tổ sư Tịnh Tông.  Thầy của Ngài là ai?  Là Liên Trì đại sư.  Lúc bấy giờ Liên Trì đại sư đã vãng sanh rồi, sách vở của Liên Trì đại sư còn lưu lại trong đời, Ngẫu Ích đại sư bèn chuyên học sách vở của Liên Trì đại sư.

Sự giáo học từ đời xưa của Trung Quốc đều hy vọng đời sau vượt trội hơn đời này, nếu chẳng thể vượt trội thì giáo dục [kể như] hoàn toàn thất bại.  Chẳng giống người ngày nay có tâm đố kỵ, chướng ngại luôn sợ người ta hơn mình, khi dạy người khác thì luôn giữ lại một ít, chẳng chịu tận tâm dạy học, đây gọi là keo pháp.

Chú thích: tài liệu trong phần này được trích từ bài giảng ‘Nhận thức Phật giáo’ của lão hòa thượng Tịnh Không tại Miami.
 
Trích từ: Ý Nghĩa Chân Thật Của Bổn Nguyện Niệm Phật
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh, Hòa Thượng Thích Đức Niệm Đọc Tiếp
2 48 Pháp Niệm Phật, Sa Môn Thích Tịnh Lạc Tải Về
3 Phật Pháp Căn Bản, Hòa Thượng Thích Đức Thắng Tải Về
4 Phật Lý Căn Bản, Hòa Thượng Thích Đức Thắng Tải Về
5 Các Tông Phái Đạo Phật, Cư Sĩ Đoàn Trung Còn Tải Về
6 Phật Thuyết A Di Đà Yếu Giải Giảng Ký, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
7 Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Giảng Ký, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
8 Niệm Phật Thành Phật, Hòa Thượng Thích Phước Nhơn Tải Về
9 Đạo Lý Nhà Phật, Cư Sĩ Đoàn Trung Còn Tải Về
10 Triết Lý Nhà Phật, Cư Sĩ Đoàn Trung Còn Tải Về
11 Kinh Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật, Hòa Thượng Thích Trung Quán Tải Về
12 Phật Thuyết Kinh Phạm Võng Phẩm Bồ Tát Tâm Địa, Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh Tải Về
13 Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Kinh, Cư Sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền Tải Về
14 Phật Thuyết A Di Đà Kinh Yếu Giải Giảng Ký, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
15 Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương Luận, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về