Skip Navigation LinksHome > Pháp Bảo > Khai Thị Phật Học > Nguoi-Tai-Gia-De-Thanh-Tuu-Hon-Nguoi-Xuat-Gia

Người Tại Gia Dễ Thành Tựu Hơn Người Xuất Gia
Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Dịch Giả :Cư Sĩ Diệu Âm

Hỏi: Trong đời mạt pháp người tại gia dễ thành tựu hơn người xuất gia, nên nhìn và suy nghĩ như thế nào đối với vấn đề tại gia và xuất gia?

Ðáp: Ðích thật trong đời mạt pháp người tại gia tu hành dễ thành tựu hơn người xuất gia.  Tôi nghĩ quý vị cũng đã nhìn thấy sự thật này, nguyên nhân ở chỗ nào?  Ý nghĩa giống như câu hỏi phía trước.  Vì phạm vi sanh hoạt tiếp xúc của người tại gia chẳng rộng, thân bằng quyến thuộc cũng không nhiều, cho nên tâm của họ dễ thanh tịnh hơn.  Một khi xuất gia rồi, xuất cái nhà nhỏ xong lại đi vào một cái nhà lớn; có gia đình nào của quý vị thường có đông người tụ hợp lại như vầy không?  Xuất gia rồi thường hội họp với mọi người, bàn bạc chuyện tốt của nhà họ Trương, chê bai chuyện của nhà họ Lý, chuyện bận tâm quá nhiều, như vậy làm sao tâm định được!  Cho nên người xuất gia tu hành khó hơn người tại gia.

Ðặc biệt là ngày nay xuất gia rất phiền phức, bị những chuyện thực tế bắt buộc, đạo tràng to lớn thì chi phí nhiều, làm thế nào để có đủ tiền trang trải phí tổn sinh hoạt?  Cho nên chẳng thể không tìm đủ mọi cách để lôi kéo tín đồ, tìm đủ phương pháp để moi tiền trong túi của tín đồ bỏ vào túi của mình, đây gọi là ‘hòa thượng không bày vẽ, cư sĩ chẳng lại cúng kiếng’.  Mỗi ngày đều phải làm những chuyện này, đây là sai lầm, đúng như lời của đức Phật nói trong kinh: ‘quảng doanh chúng vụ’, tạo ra vô lượng tội nghiệp, tự bản thân của họ chẳng hiểu, bị bắt buộc phải làm như vậy.  Cho nên xuất gia tu hành khó hơn tại gia, người tại gia sẽ không tạo ra những tội nghiệp này.  Trong đạo tràng Tịnh Tông của chúng ta, tôi khuyên tứ chúng đồng tu, bất kể tại gia, xuất gia tuyệt đối không được lôi kéo tín đồ, tuyệt đối không thể xin tín đồ một đồng xu nào cả, [được vậy] tâm của bạn mới thanh tịnh; đừng tổ chức pháp hội, đừng làm những chuyện này, hãy ‘thật thà, chắc thật niệm Phật’.  Khi đạo tràng niệm Phật hết tiền rồi, không đủ để chi tiêu thì phải làm thế nào?  Cứ việc tiếp tục niệm Phật đợi vãng sanh, thế gian này không đáng cho chúng ta lưu luyến.  Vậy thì thong dong tự tại biết bao?  Rất đúng như pháp!

Nếu Phật pháp cần bạn ở đây hoằng dương thì chư Phật, Bồ Tát tự nhiên sẽ đến hộ pháp.  Cả đời tôi đều là như vậy, đây là lời của Chương Gia đại sư dạy tôi, tôi đạt được lợi ích từ [lời dạy] của lão nhân gia.  Năm đó tôi mới hai mươi mấy tuổi, theo thầy học Phật, thầy dạy tôi: ‘Phát tâm chân chánh vì Phật pháp, dâng hiến cả đời cho Phật pháp, dâng hiến cho chúng sanh, hết thảy mọi việc của con đều có Phật, Bồ Tát lo lắng, chăm sóc cho’.  Cho nên cả đời tôi chẳng phải bận tâm, cũng đã xây dựng được vài đạo tràng, lấy tiền ở đâu để xây?  Tôi cũng chẳng biết.  Tôi cũng chẳng quyên góp tiền bạc gì hết, đều là tự động [có người] đem cho, cho vừa đủ để xây dựng đạo tràng, không dư đồng nào, thiệt là không thể nghĩ bàn!

Giống như đạo tràng ở Mỹ xây dựng lớn như vậy, là do Phật, Bồ Tát xây chứ đâu phải do tôi xây.  Ở Ðài Loan chúng tôi xây mỗi đạo tràng đều là tự tự nhiên nhiên hình thành, chẳng có quyên góp gì hết.  Hội Phật Ðà Giáo Dục Cơ Kim cũng là do người ta đến tìm và muốn tặng cho tôi, tôi cũng bán tín bán nghi, còn nghĩ họ sẽ thêm điều kiện gì nữa, [tôi] hỏi: ‘Có thiệt là ông tặng luôn phải không, chẳng có ý định đòi lại phải không?’.  Ổng nói: ‘Ðúng vậy’.  Tôi mới tổ chức Tài Ðoàn Pháp Nhân, kiếm luật sư làm giấy tờ, tương lai nếu chúng tôi không dùng tài sản này nữa, hết thảy quyền sở hữu sẽ thuộc về quốc gia, không thuộc bất cứ cá nhân nào, ổng sẽ không thể nào lấy lại được.  Sạch sẽ, gọn gàng!   Chúng ta làm sao phải suy nghĩ, lo lắng về những chuyện này hoài cho được?

Vì vậy nên người xuất gia phải làm gương tốt, có đức hạnh, học vấn, tu trì chân chánh, thì bạn nhất định sẽ được rất nhiều người tôn kính, mọi người sẽ cúng dường cho bạn, vậy thì bạn còn bận tâm gì nữa!  Nếu bạn sợ không có người cúng dường thì bản thân bạn có vấn đề, có khuyết điểm, là vì bạn làm chẳng đúng như pháp!  Nếu làm đúng như lý, như pháp thì Tam Bảo gia trì, long thiên hộ pháp cúng dường thì khỏi phải cầu người ta.  Nếu phát tâm xuất gia bạn phải hiểu sứ mạng của người xuất gia là ‘hoằng pháp độ sanh’.  Trong kinh thường dạy: ‘Thọ trì, đọc tụng, diễn thuyết cho người biết’.  ‘Diễn’ là biểu diễn, phải diễn ra một hình tướng cho xã hội đại chúng thấy, làm một gương tốt.  ‘Thuyết’ là khi người ta có thắc mắc đến hỏi bạn, bạn phải giải thích rõ ràng cho họ, đây là công việc của người xuất gia.  Người tại gia hộ trì, nhất định như vậy; hộ trì đều là phát xuất từ lòng tự nguyện của họ, là họ có khả năng này, tuyệt đối không được miễn cưỡng.  Nếu nói hội viên của Tịnh Tông Học Hội chúng ta mỗi năm phải đóng mười đồng tiền lệ phí thì tôi cũng không tán thành; tại sao vậy?  Mỗi năm bạn tạo ra áp lực cho người ta [bắt họ đóng] mười đồng, chuyện này không tốt.  Vì vậy nên Hoa Tạng Ðồ Thư Quán chúng tôi mãi cho đến bây giờ vẫn chẳng lập ra điều lệ này, nguyên nhân chính là vậy.

Chính phủ có quy định một điều luật nếu bạn muốn thành lập một hội cơ kim thì nhất định phải có hội viên đóng góp, hội viên nhất định phải đóng một số tiền mỗi tháng.  Chuyện này trái ngược với Phật pháp;  bất kể người ta chịu hay không, nếu viết [trên giấy tờ] như vậy thì sẽ tạo nên áp lực cho người, tôi không chịu làm những chuyện này.  Cả đời chúng ta không nên tạo ra áp lực cho người thì họ sẽ không đem quả báo này cho chúng ta -- không tạo áp lực cho chúng ta, vậy thì chúng ta sẽ được tự tại.  Trồng nhân gì thì sẽ được quả báo đó, nhất định phải hiểu chuyện này.  Nếu luận trên việc tu hành và chứng quả thì tại gia và xuất gia chẳng khác gì hết, hoàn toàn giống nhau.
 
Trích từ: Ý Nghĩa Chân Thật Của Bổn Nguyện Niệm Phật
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh, Hòa Thượng Thích Đức Niệm Đọc Tiếp
2 48 Pháp Niệm Phật, Sa Môn Thích Tịnh Lạc Tải Về
3 Phật Pháp Căn Bản, Hòa Thượng Thích Đức Thắng Tải Về
4 Phật Lý Căn Bản, Hòa Thượng Thích Đức Thắng Tải Về
5 Các Tông Phái Đạo Phật, Cư Sĩ Đoàn Trung Còn Tải Về
6 Phật Thuyết A Di Đà Yếu Giải Giảng Ký, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
7 Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Giảng Ký, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
8 Niệm Phật Thành Phật, Hòa Thượng Thích Phước Nhơn Tải Về
9 Đạo Lý Nhà Phật, Cư Sĩ Đoàn Trung Còn Tải Về
10 Triết Lý Nhà Phật, Cư Sĩ Đoàn Trung Còn Tải Về
11 Kinh Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật, Hòa Thượng Thích Trung Quán Tải Về
12 Phật Thuyết Kinh Phạm Võng Phẩm Bồ Tát Tâm Địa, Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh Tải Về
13 Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Kinh, Cư Sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền Tải Về
14 Phật Thuyết A Di Đà Kinh Yếu Giải Giảng Ký, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
15 Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương Luận, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về

Đời Mạt Pháp Tà Sư Nhiều Như Cát Sông Hằng
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Phật Giáo Là Giáo Dục Của Phật Đà
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Phật Thuyết Đương Lai Biến Kinh Giảng Ký
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Bốn Nguyên Tắc Để Phân Biệt Chánh Và Tà
Hòa Thượng Thích Tịnh Không