Skip Navigation LinksHome > Pháp Bảo > Khai Thị Phật Học > Giao-Duc-La-Duong-Loi-Can-Ban-De-Giai-Quyet-Tai-Nan

Giáo Dục Là Đường Lối Căn Bản Để Giải Quyết Tai Nạn
Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Dịch Giả :Cư Sĩ Diệu Âm

Hiện nay xã hội chẳng an định, nguyên nhân ở tại chỗ nào?  Tư tưởng kiến giải sai lầm, đây là nguyên nhân chính của sự động loạn bất an.  Nếu mọi người chẳng có chánh tri chánh kiến thì hiện tượng này chắc chắn sẽ xảy ra.  Chánh tri chánh kiến phải nhờ giáo dục mới có.   Ngàn vạn người khó kiếm được một người vừa sanh ra liền có chánh tri chánh kiến, họ đều là chư Phật, Bồ Tát ứng hóa tại thế gian, chẳng phải phàm phu.  Phàm phu từ vô lượng kiếp đến nay chịu phiền não tập khí huân tập nên sanh khởi tri giác sai lầm, đây là hiện tượng tự nhiên sẽ xảy ra, cho nên nhất định phải nhờ giáo học.  Trung Quốc thời xưa có giáo dục gia đình, có giáo dục nhà trường – gọi là giáo dục tư thục.  Trong Lễ Ký, thiên Khúc Lễ, thiên Nội Tắc nói rất tường tận.  Nhất định phải bắt đầu xây dựng cơ sở giáo dục từ nhỏ, vun bồi khả năng phân biệt chân và vọng, tà và chánh, thị và phi, họa và phước; khi có khả năng này thì cả đời có thể kiến công lập nghiệp, lập ở chỗ chẳng bại.

Trung Quốc từ xưa đến nay rất coi trọng giáo dục.  Giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường, giáo dục xã hội dung hòa thành một hệ thống giáo dục hoàn chỉnh; nhờ vậy xã hội đương nhiên an định, phồn vinh, hưng vượng, quốc gia nhất định cường thạnh, thế giới hòa bình.  Chỉ có tâm thương yêu chân thành, giáo dục hoàn hảo mới có thể tự cứu mình, gia đình, xã hội, thế giới.  Xã hội ngày nay động loạn là tai họa do kinh tế đem lại, mọi người ai cũng nóng lòng kiếm chác, kiếm lợi, ai cũng bị sức hút của đồng tiền lôi kéo.  Nhà Thanh trước kia, chính giữa đồng tiền có một lỗ hổng gọi là ‘mắt đồng tiền’ (tiền nhãn), cái lỗ này có hình vuông giống như cái gông, gông là một dụng cụ để cùm đầu tội nhân.  [Người xưa] làm đồng tiền giống như vậy là muốn nhắc nhở chúng ta đồng tiền chẳng phải là một vật tốt, bị lôi cuốn vào trong đó thì sẽ mang gông cùm, sẽ phạm tội.  Người Trung Quốc cổ đại làm ra những thứ này đều có ẩn chứa ý nghĩa giáo dục trong ấy.  Ngày nay sử dụng tiền giấy, tờ giấy bạc này là một vật rất dơ, có bao nhiêu người cầm đến tờ giấy tiền này, có bao nhiêu vi khuẩn được truyền trên ấy.  [Người ta] chẳng hiểu những chuyện này, cắm cúi liều mạng chui vào cái ‘mắt đồng tiền’!

Cả vợ lẫn chồng đều đi làm kiếm tiền, con cái chẳng được cha mẹ thương yêu, [lo lắng, chăm sóc], trong tâm sẽ bất bình thường, đây là hậu quả của sự thiếu thốn giáo dục gia đình.  Giáo dục gia đình đã bị máy truyền hình (TV) thay thế, hơn nữa nội dung của [những chương trình] truyền hình có lợi cho sức khỏe, tinh thần, và thể chất của trẻ em rất ít, hầu hết đều là bắn giết, trộm cắp, tà dâm, nói dối, dạy con người trở nên tự tư tự lợi, tổn hại người để làm lợi cho mình.  Trẻ em hằng ngày coi TV, có ấn tượng vô cùng sâu đậm, chúng nó đều cho rằng những thứ này là bình thường, cứ tưởng làm người đương nhiên phải như vậy.  Giáo dục nhà trường chẳng dạy luân lý đạo đức, hầu hết những gì xã hội nhìn thấy đều giống như chương trình chiếu trên TV.  Con người sinh sống trong hoàn cảnh như vậy cho dù có thiện căn thì cũng sẽ biến thành hư hỏng, như câu nói: ‘Gần son thì đỏ, gần mực thì đen’, bao nhiêu người có thể chẳng bị hoàn cảnh dụ dỗ và ảnh hưởng?  Ðây là nguyên nhân của sự động loạn trong xã hội.  Phương pháp đối trị là phải bắt đầu từ căn bản, đó là giáo dục gia đình, giáo dục trường học và giáo dục xã hội phải dung hợp thành một hệ thống hoàn chỉnh mới có thể cứu vãn xã hội, giúp đỡ hết thảy chúng sanh tỉnh giác, quay đầu là bến bờ, mới giải quyết được vấn đề này.

Ngày nay cả thế giới đều động loạn, võ lực không thể giải quyết, võ lực chỉ tăng thêm hận thù giữa các tộc đoàn, hận thù này rất khó tiêu trừ.  Dùng kỹ thuật tối tân hiện đại để tận diệt một tộc đoàn, tiêu diệt một quốc gia rất dễ dàng.  Nhưng thật sự có thể tiêu diệt được hay chăng?  Chẳng được.  Những oan hồn này sau khi chết sẽ đến quốc gia của bạn đầu thai, làm con cháu của bạn, tương lai sẽ báo thù này.  Trong lịch sử Trung Quốc đời nhà Thanh có ghi rõ một câu chuyện.  Lúc triều nhà Thanh vừa mới bắt đầu, họ dựa vào võ lực của mình để tiêu diệt giòng họ Diệp Hách.  Lúc gần chết người thủ lãnh của dòng họ Diệp Hách thề: “Tương lai dù trong dòng họ chỉ còn một người đàn bà [duy nhất] thì [người này] cũng sẽ báo thù, cũng sẽ tiêu diệt các ngươi”.  Những năm cuối triều đại, nhà Thanh diệt vong trong tay Từ Hi thái hậu, họ của bà chính là Diệp Hách!  Trong cung đình nhà Thanh, quy ước của tổ tông có ghi ‘Con gái nhà Diệp Hách tuyệt chẳng thể vào cung’.  Trải qua nhiều năm mọi người đều lơ là và quên mất.  Lúc Từ Hi thái hậu vào cung có người nhắc lại chuyện này nhưng vua Hàm Phong chẳng màng, đến sau cùng nhà Thanh diệt vong trong tay của bà, bà đến là để báo thù đấy.  Thế nên võ lực chẳng thể giải quyết vấn đề, oan oan tương báo dây dưa chẳng dứt.  Chẳng thể sỉ nhục, hiếp đáp bất cứ một chúng sanh nào, kinh Lăng Nghiêm nói: ‘Người chết sanh làm dê, dê chết sanh làm người’, hôm nay bạn làm người, thế lực mạnh giết dê làm thịt ăn; đời sau bạn sanh làm dê, dê lại sanh làm người, rồi lại giết bạn, oan oan tương báo dây dưa chẳng bao giờ dứt.

Muốn giải quyết vấn đề phải dùng lòng thương yêu chân thật, lòng chăm sóc chân thành, giúp đỡ vô tư, cảm hóa nhân tâm.  Hết thảy chúng sanh hữu tình đều có lương tâm, trong nhà Phật có rất nhiều công án cao tăng đại đức chế phục sư tử, hổ, báo, mãnh thú; ngay cả mãnh thú cũng có thể cảm hóa thì đâu có lý do chẳng thể cảm hóa con người được.  Chẳng thể cảm hóa là vì chẳng đạt đến mức tinh thành, có câu nói: ‘Tinh thuần chí thành đến mức cùng cực, đá vàng cũng phải bể’ [79].  Chúng ta chẳng hiểu lý ấy, chẳng biết hướng về trong phản tỉnh, chẳng đem lòng thương yêu cho người, bởi vậy nên chỉ làm cho vấn đề ngày càng tệ, càng chẳng thể thâu tóm.  Ðây là sai lầm đã chẳng coi trọng giáo dục, quả báo đã coi thường giáo dục.  Chúng ta quán sát lịch sử, tai nạn, diễn biến của thiên tai nhân họa, ngày càng khốc liệt, ngày càng khủng khiếp, sức phá hoại mỗi lần đều tăng thêm, đây chính là oan oan tương báo; những chuyện tàn sát tập thể đến sau cùng thế giới cùng nhau tận diệt, đây là kết quả do trí huệ nhân loại kết hợp với khoa học tân tiến tạo thành!

Cổ thánh tiền hiền Trung Quốc đích thật có trí huệ, nhìn được sâu, được rộng, được xa cho nên cực lực đề xướng giáo dục, xếp giáo dục vào vị trí quan trọng hàng đầu trong đời người.  Người ta có thể không ăn, không mặc, nhưng không thể không có giáo học.  Câu đầu tiên trong Luận Ngữ nói: ‘Học rồi thực hành theo cũng chẳng vui sướng sao’ [80].  ‘Học’ là việc lớn nhất trong đời sống con người, như câu nói: ‘Sống đến già thì học đến già, học hoài chẳng hết’ [81].  Sanh mạng nằm trong sự học tập, cả đời học chẳng hết, đời đời kiếp kiếp cũng học chẳng hết.  Phật pháp nói càng viên mãn hơn, nói càng hay hơn: ‘Từ lúc mới phát tâm đến quả vị Như Lai, sự học trong vô lượng kiếp mới đạt đến cứu cánh viên mãn’.  Sau khi viên mãn thì mới có thể phục vụ, giúp đỡ hết thảy chúng sanh.  Từ đó mới biết mục đích của sự ‘học’ là để phục vụ xã hội đại chúng.  Từ nhỏ mở rộng ra đến phục vụ gia đình, phục vụ tông tộc, phục vụ làng xóm, phục vụ đất nước, phục vụ hết thảy chúng sanh, nếu như chẳng có học dưỡng tốt đẹp thì phục vụ sẽ chẳng được viên mãn; thậm chí phục vụ lại tạo nghiệp thêm, đem lại tai nạn cho xã hội, quốc gia, thế giới.  Người thực sự có đạo đức, có học vấn, có lương tâm nhất định sẽ chẳng phát triển võ khí mới.  Trong Bồ Tát Giới, những người tạo nên những công cụ giết hại chúng sanh này đều phạm giới sát.  Tạo công cụ dùng để săn bắn cũng phạm tội sát sanh, huống chi là tạo võ khí có thể giết hại rất nhiều người, tội này lớn lắm!  Bạn tuy chẳng [đích thân] giết người, nhưng bạn chế tạo những võ khí này, tương lai giết hại rất nhiều người, bạn phải chịu trách nhiệm, quả báo này chẳng thể nào tưởng tượng nổi.

Ngày nay nếu muốn xã hội an định, phồn vinh, hưng vượng, hết thảy chúng sanh có thể sống cuộc đời hạnh phúc mỹ mãn thì vẫn phải nhờ giáo dục.  Mục tiêu của giáo dục gồm có: thứ nhất là hiểu rõ quan hệ giữa người và người, thứ hai là hiểu rõ quan hệ giữa người và hoàn cảnh tự nhiên, thứ ba là hiểu rõ quan hệ giữa người và thiên địa quỷ thần.  Giáo dục Phật pháp cũng có ba mục tiêu, thứ nhất là ‘Ðoạn ác tu thiện’, thứ hai là ‘Chuyển mê thành ngộ’, sau cùng là ‘Chuyển phàm thành thánh’.  Bởi vậy nên giáo dục gia đình, trường học, xã hội chẳng thể xa lìa quan niệm này, kiếp nạn của tất cả chúng sanh mới được hóa giải, xã hội mới có thể khôi phục lại an định, hòa bình.  Ngày nay chúng ta nhận thức, hiểu rõ rồi thì phải nỗ lực bắt đầu làm từ chính mình, dốc hết tâm lực để giúp đỡ những chúng sanh có duyên.  Có duyên là như thế nào?  Có thể nghe được, có thể tiếp nhận, chúng ta dốc hết tâm lực giúp đỡ họ.  Chẳng nghe được, chẳng chịu tiếp nhận thì cũng chịu thua thôi, đây là như Phật pháp thường nói: ‘Phật không thể độ người chẳng có duyên’, ý nghĩa là như vậy.
 
Trích từ: Ý Nghĩa Chân Thật Của Bổn Nguyện Niệm Phật
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh, Hòa Thượng Thích Đức Niệm Đọc Tiếp
2 48 Pháp Niệm Phật, Sa Môn Thích Tịnh Lạc Tải Về
3 Phật Pháp Căn Bản, Hòa Thượng Thích Đức Thắng Tải Về
4 Phật Lý Căn Bản, Hòa Thượng Thích Đức Thắng Tải Về
5 Các Tông Phái Đạo Phật, Cư Sĩ Đoàn Trung Còn Tải Về
6 Phật Thuyết A Di Đà Yếu Giải Giảng Ký, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
7 Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Giảng Ký, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
8 Niệm Phật Thành Phật, Hòa Thượng Thích Phước Nhơn Tải Về
9 Đạo Lý Nhà Phật, Cư Sĩ Đoàn Trung Còn Tải Về
10 Triết Lý Nhà Phật, Cư Sĩ Đoàn Trung Còn Tải Về
11 Kinh Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật, Hòa Thượng Thích Trung Quán Tải Về
12 Phật Thuyết Kinh Phạm Võng Phẩm Bồ Tát Tâm Địa, Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh Tải Về
13 Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Kinh, Cư Sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền Tải Về
14 Phật Thuyết A Di Đà Kinh Yếu Giải Giảng Ký, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
15 Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương Luận, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về

Mục Đích Của Giáo Dục Phật Đà
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Phật Giáo Là Giáo Dục Của Phật Đà
Hòa Thượng Thích Tịnh Không