Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từng nói với Phổ Quảng Bồ Tát rằng: “Nên biết địa Tạng Bồ Tát có thể nói là vị Bồ Tát có trăm ngàn vạn ức đại uy thần lực và những việc lợi ích, chúng sinh ở cõi Diêm Phù đối với vị đại Sĩ này có nhiều nhân duyên, những chúng sanh này nghe danh Bồ Tát, thấy tượng Bồ Tát, cho đến nghe dăm ba chữ trong Kinh hoặc một câu kinh kệ đều được ân huệ thù thắng an lạc, đời sau này hay trăm ngàn vạn đời sau đều được đoan chính sanh nơi phú quý tôn nghiêm.“ đức Phật từng nói với Quán Thế Âm Bồ Tát rằng : “địa Tạng Bồ Tát ở cõi Diêm Phù đề cũng có nhiều nhân duyên. Nếu nói đến những việc thấy nghe lợi ích của chúng sinh thì nói trăm ngàn kiếp cũng không hết được.“Cho nên chúng ta được thấy địa Tạng Bồ Tát với những người trên thế giới này, quả là có nhân duyên rất lớn, sự nghiệp độ sinh của địa Tạng Bồ Tát thực không kém gì Quán Thế Âm Bồ Tát. đức Phật Thích Ca ở đao Lợi thiên cung tuyên dương và khen thưởng công đức của địa Tạng Bồ Tát. Khiến cho Quán Âm công bố cho mọi người biết. Bởi vậy, chúng ta được biết nhị vị Bồ Tát có mối nhân duyên rất sâu với chúng sanh ở quốc độ nầy. Trên đời phần lớn đều biết đến sự độ sinh của Quán Âm Bồ Tát, nhưng đối với sự giáo hóa của Ngài địa Tạng Bồ Tát thì rất ít hiểu biết, mà đối với địa Tạng Bồ Tát hóa độ chúng sinh ở địa ngục thì ít người nói đến. đó thật là một sự lầm lẫn vậy. Nếu chúng ta đọc xong cuốn sách này thì mới hiểu rằng: Chúng sinh muốn cầu phúc các Bồ Tát rất có thể cầu ngay được, không cần đợi đến kiếp sau, huống hồ trong Kinh nói rằng: “Bồ Tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả.“cứu quả cố nhiên là cần nhưng cứu nhân càng gấp. Người trên đời tạo nhân thập ác thì đời sau chết xuống địa ngục, đó là quả. địa Tạng Bồ Tát đối với những kẻ đã xuống địa ngục vẫn còn cứu giúp huống hồ những người chưa xuống địa ngục, chẳng lẽ lại bỏ không nghĩ đến.
Vị đại Bồ Tát này giáo hóa ở địa phương nào khác thì mắt thịt chúng ta không nhìn thấy, cho nên không hiểu, nhưng ở địa phận Trung Quốc thì có ngàn vạn chính xác, có những sự tích ứng hóa của Bồ Tát địa Tạng. Ngay ở địa hạt tỉnh An Huy Cửu Hoa Sơn, ở Trung Quốc có bốn đạo tràng tại bốn đại danh sơn. Ở núi Phổ đà Nam Hải có Quán Thế Âm Bồ Tát đạo Tràng, Ngũ đài Sơn tại Sơn Tây, có đạo Tràng của Ngài Văn Thù Bồ Tát. Núi Nga Mi ở Tứ Xuyên có đạo Tràng của Ngài Phổ Hiền Bồ Tát. Cửu Hoa Sơn ở An Huy có đạo Tràng của địa Tạng Bồ Tát. Cứ đến tháng bảy những người thiện tín hành hương đến cúng bái núi Hoa Sơn đông vô kể. Vì ngày 30 tháng bảy là ngày đắc đạo của Bồ Tát địa Tạng. Nhân dịp này tôi xin kể lại nguyện thành lập đạo Tràng của Bồ Tát địa Tạng. Mong rằng chúng ta hãy nhớ kỹ chuyện này, ta có thể xưng địa Tạng Bồ Tát hay địa Tạng Vương Bồ Tát cũng đều được cả.
Khi Phật diệt độ 1500 năm, giữa lúc năm thứ 4 Vĩnh Huy nhà đường, miền đông có một nước gọi là Tân La tức là nước Cao Ly bây giờ (đại Hàn) tại miền đông Bắc có vị thái tử gọi là Kim Kiều Giác, năm 24 tuổi xuất gia tu hành, mang theo một con chó trắng, gọi là Thiện Thinh, vượt biển đến Trung Quốc, ở tỉnh An Huy, phủ Trì Châu huyện Thanh Dương trên núi Cửu Hoa. Ở mãi trên núi Cửu Tử, tịnh tọa 75 năm, có Sơn Thần cúng dường đồ ăn thức uống, cho đến đời đường Huyền Tôn Khai Nguyên đêm 30 tháng 7, năm thứ 16 mới thành đạo.
Lúc bấy giờ ở chân núi Cửu Hoa Sơn có một ông già, người thường gọi ông là Mãn Công. Ngày thường ông làm những việc thiện, thường cúng cấp đồ chay cho 99 vị Tăng nhân, nhưng còn thiếu một vị mới đủ con số 100. Nay có Thầy trên núi là địa Tạng Tăng nên bèn muốn mời xuống núi cho đủ số 100. điều này đã mong mỏi trong nhiều năm rồi. Giữa đêm thành đạo được Sơn Thần dẫn Ngài xuống núi đến xin gặp Mãn Công, hỏi xin Mãn Công một miếng đất bằng chiếc áo cà sa. Mãn Công nói: “đất đai núi Cửu Hoa đều là của tôi. Vậy Bồ Tát tùy ý lựa chọn bao nhiêu cũng được”. Lúc bấy giờ Bồ Tát lấy áo cà sa tung ra bao trùm cả núi Cửu Hoa, Mãn Công thấy vậy mừng lắm, bèn cúng dường Bồ Tát cả ngọn núi Cửu Hoa. Lại bảo con ông xuất gia tu hành, tức là Hòa Thượng Minh đạo. Về sau Mãn Công cũng xuất gia tu hành. Vì lý do xuất gia tu hành sau nên phải bái lạy con mình là Sư Phụ. Trong bức tượng của Bồ Tát địa Tạng bên trái, một Tăng nhân trẻ tức là Minh đạo Hòa Thượng, bên phải một người già là Mãn Công. Còn chó trắng là Thiện Thinh, sau ngày Bồ Tát nhập định 20 năm, đến năm Chính đức năm thứ 2, ngày 30 tháng 7 hiển thánh, xây tháp. Từ đó Cửu Hoa Sơn tại tỉnh An Huy thành đạo Tràng lớn của Bồ Tát địa Tạng. Nếu nói đến sự việc của Bồ Tát cứu độ chúng sinh thì như đức Phật đã nói cả trăm ngàn kiếp cũng kể không hết. Cho đến như đoạn trên đã nói sự tích đất nước ở phía đông là sự thật. Trong các cuốn như Thần Tăng truyện, Cao tăng truyện, Cư Sĩ truyện, Cửu Hoa Sơn Nhân Vật Chí, v.v. đều có ghi chép những việc nầy.
Hiệu đính toàn văn Quyển Sách: HT Thích Như Điển
Trích từ: Địa Tạng Bồ Tát Bản Tích Linh Cảm Lục