Home > Khai Thị Phật Học > Phat-Phap-Va-Khoa-Hoc
Phật Pháp Và Khoa Học
Cư Sĩ Huỳnh Lão | Sa Môn Thích Viên Giáo, Việt Dịch


Khoa học hiện đại rất là thích hợp với nhân loại; vì nó có thể đem cái học vấn trên sách vở, thực dụng vào việc hưởng thụ vật chất được cải tiến trên cuộc sống nhân loại. Trong quan niệm ở nơi con người, cho rằng khoa học là một điều mới mẻ, tiến bộ, thiết thực. Cho nên lời nói về khoa học của các nhà khoa học, và những lời khác ở trong các sách là không có giống nhau. Điểm cần yếu của nhà khoa học có ba:

Một là luật NHÂN QUẢ, là kết luận từ lý luận đến thực tại, sự tương truyền cùng giống nòi – trồng đậu được đậu.

Hai là KINH NGHIỆM THỰC TẾ, là sau khi thu nhập tài liệu, nghiên cứu chín chắn, mới viết ra lý luận để giải thích, chẳng thêm bất kỳ “không tưởng” nào.

Ba là PHÂN TÍCH, là dùng thực tế kinh nghiệm qua nhiều ngày tháng để phân tích và quan sát sự biến hóa từng cái cá thể; hoặc mổ xẻ từng cái cá thể mà xem xét cái tổ hợp đó.

Khoa học dùng ba phương pháp này để nghiên cứu vạn vật, nhiên hậu biết được sự tồn tại của vật, vì hai món: sự liên tục của thời gian và sự hòa hợp của không gian, giả tướng cấu thành, đây cùng với Phật học rất giống nhau.

Sự tổ chức của Kinh Phật chia làm ba phần lớn: Phần tựa phần chánh tông phần lưu thông; mỗi đại đoạn lại phân ra làm bao nhiêu tiểu đoạn, thứ lớp, sự phân chia nghiêm cẩn này cũng hợp với tinh thần khoa học.

Mỗi một bộ Kinh Phật bắt đầu đều có sáu món chứng tín đầu mối: TÍN, VĂN, THỜI, CHỦ, XỨ, CHÚNG, lại nói rõ điểm trọng yếu về thời gian, địa điểm, thính chúng... mà Phật nói kinh đó, đây họp với “lục hà” (sáu việc được hỏi) trên tân văn học ngày nay: - hà nhơn (người nào?) - hà sự (việc gì?) - hà thời (lúc nào?) - hà địa (chỗ nào?) - vi hà (làm gì?) - như hà tương tự (giống cái gì?). Lại tương đồng với người làm công tác khoa học viết về báo cáo thực nghiệm. Báo cáo thực nghiệm bắt đầu cần phải viết: Người chủ trì, những người cộng đồng thực nghiệm, thời gian, địa điểm, mục tiêu thực nghiệm, phương tiện sử dụng (đồ vật sử dụng).

Quá trình của con người học Phật, có bốn phương pháp hợp với khoa học: 1. - tin, 2. - hiểu, 3. - thực hành, 4. - chứng.

TIN, là tin phương pháp Đức Phật dạy cho con người là CHƠN CHÁNH. Đức Phật nói con người có Phật tánh, nhưng bị phiền não ngăn che, cho nên ở nơi cảnh mê. Con người nếu dọn trừ mê vọng, thì sanh khởi giác ngộ, tương lai cũng được thành Phật. Nếu anh đối với những lời nói của Đức Phật mà không hoài nghi, thì anh tức là có chánh tín đối với Phật giáo rồi.

HIỂU, là anh tuy tin những lời nói của Đức Phật đúng, nhưng anh cần xác định thực tế có thể hiểu rõ ý nghĩa bao hàm trong một câu nói đó hay không. Không có được hồ đồ không có chỗ rõ ràng, không có thể hiểu một nửa hoặc không hiểu, hoặc là có chỗ hiểu lầm.

THỰC HÀNH, là đối với câu nói của Phật “ngươi sẽ thành Phật” này, anh đã tin sâu sắc rồi; anh lại hiểu được làm thế nào mới có thể thành Phật; như thế hiện tại là anh cần phải đem phương pháp thành Phật của Đức Phật dạy, từng bước từng bước luyện tập một cách thiết tha và chắc thật. Nhưng có nhiều đệ tử là tri thức cửa Phật, tin pháp của Phật giảng, lại có thể hiểu rõ chân nghĩa của nó, song vì Phật pháp không dễ không theo việc làm thế tục hoặc gấp rút công sức để mau gần cái lợi, thực hành được một thời gian thấy không công hiệu thì chẳng làm nữa; kiểu này tuy là có tin có hiểu, nhưng rốt cục là ngang bằng với sự chẳng tin chẳng hiểu; bởi vì học Phật đối với TIN và HIỂU, thì HÀNH càng trọng yếu hơn.

CHỨNG, là phương pháp lúc Đức Phật còn tại thế dạy người thành Phật có tám vạn bốn nghìn pháp môn, bất kỳ một pháp nào, hễ có hằng tâm mà chí thành tu trì, có như vậy tức thân có thể thành A La Hán, thành Bồ tát, thành Phật. Chỉ riêng đem nước Trung Quốc ra nói, caÙc bậc cao tăng, đại đức, nhiều đời thành đạo (đắc đạo thành Bồ tát hoặc thành Phật), như ở trong “Cao tăng truyện” hay “Hiền thánh lục” đã nói đến, trải qua rất nhiều trong đây không nói lại.

Nói một điểm thực tế hơn, ngày nay bao nhiêu sự phát hiện trên khoa học, kinh Phật hơn hai nghìn năm trăm năm trước đã sớm có ghi chép rồi.

Quá khứ, thế giới trong quan niệm của người đời, chẳng ra khỏi phạm vi địa cầu, như bình thường được gọi là “đi vòng quanh thế giới”, chẳng qua là nhiễu một vòng xung quanh địa cầu; gọi là “đại chiến của thế giới”, cũng chẳng qua là chiến tranh quốc tế đại quy mô trên địa cầu. Mà Đức Phật đã từng nói trong kinh: “tam thiên đại thiên thế giới”. Tam thiên đại thiên thế giới, thật chẳng phải là ba nghìn cái thế giới, mà là tập hợp một nghìn thế giới làm một tiểu thế giới, tập hợp một nghìn tiểu thế giới làm một trung thế giới, tập hợp một nghìn trung thế giới làm một đại thế giới. Do trong đó bao hàm bội số có ba cái nghìn, cho nên gọi là tam thiên đại thiên thế giới”. Trong kinh nói rằng: “Hư không vô tận, thế giới vô lượng, quốc độ chúng sanh vô lượng”, cho nên tam thiên đại thiên thế giới cũng rất vô lượng. Địa cầu chỗ ở của chúng ta, chẳng qua là một hạt bụi trong không gian to lớn. Lời nói của pháp này ở lúc trước khi khoa học chưa phát đạt, thật khó được con người tiếp nhận. Nhưng do nơi sự phát triển của thiên văn học, đã chứng minh tinh cầu trong hệ ngân hà nhiều đến nỗi không thể đếm hết, cự ly rộng của khoảng cách tinh cầu cũng tính không hết. Ví dụ như địa cầu khoảng cách với thái dương là tám phút rưỡi năm ánh sáng (cự ly của một năm ánh sáng, mỗi giây là ba mươi vạn dặm, nhân lên số giây của một năm). Mà cự ly giữa sao Ngưu Lang và Chức nữ đến mười hai ngàn năm ánh sáng. Lại có những tinh cầu cách địa cầu tới khoảng vài chục năm ánh sáng... Do đây có thể biết so với khoa học, Phật pháp càng khoa học.